I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ: TB: 31,40C; Cao nhất: 39,50C; Thấp nhất: 25,60C
- Độ ẩm: TB: 71,0%; Thấp nhất: 41%
- Ngày mưa: 02 ngày. Lượng mưa: 1,53 mm.
2. Côn trùng trưởng thành vào bẫy đèn
Tên sinh vật hại/ sinh vật có ích
|
Số lượng bình quân trưởng thành/bẫy
|
Đêm 30/8
|
Đêm 31/8
|
Đêm 01/9
|
Đêm 02/9
|
Đêm 03/9
|
Đêm 04/9
|
Đêm 05/9
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
0
|
0
|
1
|
1
|
1
|
0
|
1
|
Sâu cuốn lá lớn
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
Sâu đục thân
|
0
|
0
|
1
|
1
|
1
|
2
|
1
|
Rầy nâu
|
0
|
1
|
2
|
2
|
1
|
1
|
0
|
Rầy lưng trắng
|
0
|
0
|
1
|
1
|
0
|
1
|
0
|
Rầy xanh đuôi đen
|
1
|
0
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
Bọ xít mù xanh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa:
- Diện tích sản xuất 25.493 ha. Diện tích thu hoạch 21.864 ha. Diện tích còn lại chưa thu hoạch đang trổ-chín: 3.629 ha (Phú Lộc: 1.034 ha; A Lưới: 756 ha; Phú Vang: 554 ha; Hương Trà: 500 ha; Phong Điền: 317 ha; Quảng Điền: 205 ha; Nam Đông: 183 ha; Huế 75 ha; Hương Thủy: 5 ha)
b) Cây trồng khác
Cây trồng
|
Diện tích (ha)
|
GĐST
|
Rau
|
50,0
2.489,0
450,0
|
Phát triển thân lá
Thu hoạch
Trồng mới
|
Lạc: Hè Thu
|
264,0
|
Phát triển quả
|
Khoai lang
|
170,0
|
Phát triển lá-củ
|
Cây sắn
|
6.873,0
50,0
|
Phát triển củ
Thu hoạch
|
Ngô: Hè Thu
|
350,0
|
Phát triển thân lá, trổ cờ
|
Cây ăn quả
|
3.459,0
|
Phát triển thân cành, phát triển quả
|
Cây cà phê
|
37,0
|
Phát triển thân cành, phát triển quả
|
Cây cao su
+ Kinh doanh
+ KTCB
|
7.409,0
1687,0
|
Khai thác mủ
Phát triển cành lá
|
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Trên cây lúa
Các đối tượng sinh vật gây hại giảm về diện tích và mức độ gây hại do thu hoạch. Cục bộ một số đối tượng sinh vật gây hại như rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép hạt, khô vằn tiếp tục gây hại trên diện tích chưa thu hoạch (trổ-chín) đã chỉ đạo phun trừ nên mật độ và tỷ lệ hại thấp.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su
Do thời tiết co mưa cây cao su phát triển khá tốt, khai thác mủ hợp lý nên các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
b) Cây bưởi Thanh trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 445 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 285 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 3 ha (Huế) tỷ lệ bệnh 10- 20%, diện tích nhiễm nặng 2 ha tỷ lệ bệnh >20%. Phân bố: Huế 25 ha; Hương Trà 350 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 50 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).
- Các đối tượng gây hại khác như: Nhện hại quả, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bọ xít chích quả, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây Sắn
- Nhện đỏ: Gây hại giảm do có nhiều đợt mưa giông, mật độ gây hại giảm. Diện tích nhiễm 530 ha (giảm 300 ha so với tuần trước tại Hương Trà, tăng 285 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-20%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 5 ha, diện tích nhiễm nặng 5 ha tỷ lệ hại 40-50%. Phân bố: Hương Trà: 500 ha, Phú Vang 30 ha.
- Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
d) Cây Rau
- Các đối tượng như sâu xanh da láng, bọ nhảy, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Cây lúa
Các đối tượng sinh vật gây hại như rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh lem lép,… tiếp tục gây hại trên diện tích lúa chưa thu hoạch, nhất là trên diện tích lúa đang trổ tại Hương Long-Huế, Tây Xuân-Hương Trà, Quảng Phú-Quảng Điền.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá Corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, bọt xít chích quả... gây hại trên cây ăn quả.
- Nhện đỏ, bọ phấn, đốm lá,... tiếp tục phát sinh phát triển gây hại cây sắn.
- Sâu ăn tạp, bệnh héo rũ, bệnh thán thư,… tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên cây rau
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch đối với diện tích lúa đã chín "xanh nhà hơn già đồng" để hạn chế thiệt hại do mưa gió.
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên diện tích lúa trà muộn chưa thu hoạch để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời, trên diện hẹp và dự tính dự báo theo quy định.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan
b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn chăm sóc, bón phân sau thu hoạch quả để cây sinh trưởng phát triển. Vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, quét vôi vào gốc, thân cây để phòng bệnh chảy gôm trong mùa mưa. Kiểm tra và xử lý bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
c) Cây sắn: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời.
Hướng dẫn và đôn đốc nông dân thu hoạch sớm đối với các diện tích vùng thấp trũng, dễ bị ngập úng và tù đọng nước do mưa, lũ.
e) Cây rau: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế