I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ: TB: 28,20C; Cao nhất: 37,00C; Thấp nhất: 24,0 0C
- Độ ẩm: TB: 87,9%; Thấp nhất: 62%
- Ngày mưa: 03 ngày. Lượng mưa: 175,2 mm.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Lúa chét, cỏ dại:
- Diện tích kế hoạch vụ Đông Xuân 2016-2017: 28.638 ha
- Diện tích đang ngập úng khoảng: 10.000 ha.
- Diện tích cày lật đất: 1.800 ha (Phú Vang 1.300 ha, Phú Lộc: 200 ha, Hương Thủy: 300 ha).
b) Cây trồng khác:
- Cây rau (rau cải, rau má, hành,…): Diện tích sản xuất: 2.989 ha, diện tích đã thu hoạch 2.389, diện tích trồng mới 600 ha, giai đoạn phát triển thân lá.
- Cây hoa các loại (hoa cúc, huệ, lây ơn,…): Diện tích sản xuất: 256,2 ha, hiện đang giai đoạn phát triển thân lá.
- Cây sắn: Diện tích sản xuất: 6.922,7 ha, đã thu hoạch 5.566 ha
- Cây ném: Diện tích đã trồng 112ha/150 ha, hiện nay đang giai đoạn cây con, phát triển thân lá.
- Cây ăn quả: Diện tích sản xuất: 3.459 ha, đang chăm sóc bón phân sau thu hoạch quả.
- Cây cao su: Diện tích sản xuất: 8.955,6 ha. Trong đó, diện tích kiến thiết cơ bản 2.249,2 ha đang giai đoạn phát triển thân, cành, lá; diện tích kinh doanh 6.706,4 ha đang giai đoạn khai thác mủ.
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Trên lúa chét, cỏ dại
- Các vùng ruộng cao không bị ngập nước, cỏ dại và lúa chét tiếp tục phát triển, các đối tượng sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 5-10 con/m2, giai đoạn tuổi1-3; rầy các loại mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, giai đoạn trưởng thành, trứng, rải rác tuổi 1; ốc bươu vàng mật độ 3-5 con/m2, giai đoạn trưởng thành-ốc con; bệnh khô vằn tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-40%, bệnh đạo ôn lá tỷ lệ 1-5%.
- Ngoài ra sâu cuốn lá lớn, nhện gié, … mật độ và tỷ lệ thấp. Tiếp tục theo dõi và dự tính dự báo.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 10 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 110 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (xã Hương Nguyên, Hồng Hạ - A Lưới).
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 50 ha (tăng 17 ha tại Nam Đông so với tuần trước, giảm 265 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10%. Diện tích nhiễm trung bình 4 ha, tỷ lệ 10% (xã Thượng Long, Hương Phú, Thượng Quảng - Nam Đông).
- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 25 ha (tăng 25 ha tại Nam Đông so với tuần trước, tăng 25 so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%. Diện tích nhiễm trung bình 0,5 ha, tỷ lệ 40-50% (xã Thượng Long, Hương Phú, Thượng Quảng - Nam Đông).
Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, nấm hồng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
b) Cây bưởi Thanh trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 304 ha (tăng 10 ha tai Huế so với tuần trước, tăng 124 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-10%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha, tỷ lệ 10-20%. Phân bố: Huế 30 ha; Hương Trà 200 ha; Phong Điền 50 ha; Hương Thủy 20 ha; Nam Đông 4 ha.
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 321 ha (tăng 5 ha tại Huế so với tuần trước, tăng 321 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 103 ha, tỷ lệ 60-80%. Phân bố: Huế: 10 ha, Hương Trà 300 ha, Nam Đông 11 ha.
- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện hại quả, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây Sắn
- Bệnh đốm lá, thán thư, chảy mủ, thối củ,… gây hại rải rác, tỷ lệ và chỉ số bệnh thấp.
d) Cây Rau
- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 10 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ hại 3-10% (Hương An, La Chữ, Đông Xuân-Hương Trà; Vinh Xuân, Vinh Thanh-Phú Vang,…).
- Bệnh khô đầu lá hành: Diện tích nhiễm 40 ha (tăng 40 ha tại Hương Trà so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 50-60% (Hương An, La Chữ, Đông Xuân-Hương Trà).
- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 30 ha (tăng 30 ha so với tuần trước), mật độ 5-15 con/m2 (Hương An, La Chữ, Đông Xuân-Hương Trà; Vinh Xuân, Vinh Thanh-Phú Vang,…).
- Các đối tượng như bệnh đốm lá, bệnh héo rũ,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
e) Cây hoa
- Các đối tượng sinh vật gây hại trên cây hoa cúc như bệnh héo vàng (Fusarirm Sp.), héo rũ tái xanh, gỉ sắt, đốm lá, thối gốc, rầy, rệp, bọ trĩ… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Trên lúa chét, cỏ dại
Các đối tượng sinh vật gây hại tiếp tục phát sinh, phát triển trên đồng ruộng như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, ốc bươu vàng,… nhất là các vùng không bị ngập úng, chưa cày lật đất.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, rụng lá Corynespora, bệnh héo đen đầu lá,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẻ bùa, sâu đục thân, đục cành,... gây hại trên cây ăn quả.
- Bệnh đốm lá, bệnh thán thư, chảy mủ, thối củ,... tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên diện tích sắn chưa thu hoạch.
- Sâu ăn tạp, dòi đục cọng hành, bệnh khô đầu lá, bệnh héo rũ, bệnh thán thư,… tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên cây rau.
- Bệnh héo vàng (Fusarirm Sp.), héo rũ tái xanh, gỉ sắt,… phát triển gây hại trên cây hoa.
IV. Đề nghị
1. Trên lúa chét, cỏ dại
- Rà soát chuẩn bị vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật),... để cân đối và đăng ký mua thêm các đơn vị cung ứng, kiểm tra hệ thông thủy lợi, giao thông nội đồng để tu sửa, nâng cấp và sức kéo, dịch vụ làm đất phục vụ sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ làm đất để có thời gian gốc rạ, lúa chét, cỏ dại phân hủy tạo chất hữu cơ, độ mùn cho đất và hạn chế sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng, hạn chế ngộ độc hữu cơ sau khi gieo cây lúa.
- Tổ chức phát động diệt chuột bằng mọi biện pháp hạn chế mật độ, thu gom trứng, ốc bươu vàng tiêu hủy để hạn chế ốc phát tán trên đồng ruộng.
- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa chét, cỏ dại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân, làm cỏ để cây sinh trưởng phát triển, hạn chế sinh vật phát sinh gây hại. Vệ sinh mặt cạo và phòng trừ bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, bệnh đốm lá,... hạn chế bệnh lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.
b) Cây ăn quả: Vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, quét vôi vào gốc, thân cây để phòng bệnh chảy gôm trong mùa mưa. Kiểm tra và xử lý bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh muội đen, sâu vẻ bùa để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng. Hướng dẫn kỹ thuật trồng mới và chăm sóc sau trồng để cây sinh trưởng phát triển.
c) Cây sắn: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý nhất là trên diện tích sắn chưa thu hoạch ở vùng cao, vùng không bị ngập úng, sắn lưu gốc để làm giống. Hướng dẫn kỹ thuật làm đất, chuẩn bị vật tư để gieo trồng mới theo lịch thời vụ.
d) Cây rau: Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời, đảm bảo an toàn thực phẩm.
e) Cây hoa cây cảnh: Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp. Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và ra hoa.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế