Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số giải pháp cấp bách ổn định phát triển chăn nuôi
Ngày cập nhật 07/06/2017

Theo nội dung Công văn số 654/CN-KHTC ngày 09/5/2017 của Cục Chăn nuôi, nhờ triển khai thực hiện một số giải pháp, giá đầu vào của chăn nuôi đã giảm đáng kể, thức ăn chăn nuôi lợn giảm bình quân 200 đồng/kg, giá lợn hơi tăng trung bình từ 5.000 – 7.000 đồng/kg, giá lợn thịt giảm từ 10 – 30%. Tuy vậy, tình hình chăn nuôi lợn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Để giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển có hiệu quả và bền vững, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế thực hiện nội dung Công văn số 597/TTg-NN ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các Công văn hỏa tốc của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 3511/BNN-CN ngày 27/4/2017 về việc giải pháp cấp bách nhằm ổn định chăn nuôi và số 3609/BNN-CN ngày 28/4/2017 về việc chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn;tiếp tục triển khai Công văn số 11205/BNN-CN ngày 29/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Công văn số 251/UBND-NN ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hỗ trợ ổn định phát triển chăn nuôi lợn; nhằm giảm thiểu áp lực khó khăn cho người chăn nuôi lợn; khẩn trương thực hiện thêm một số nội dung sau:

- Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng,… để hạ giá thành.

- Khuyến cáo cơ sở kinh doanh giống , thức ăn chăn nuôi hạ giá bán.

- Quản lý dịch bệnh, tăng công suất giết mổ, chế biến dự trữ, giảm các khâu trung gian.

- Hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ xử lý môi trường.

- Vận động các trại chăn nuôi đăng ký thực hiện chăn nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y,…. để cung cấp sản phẩm cho các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… nâng cao giá bán. Thực hiện chăn nuôi đảm bảo bền vững như liên kết theo chuỗi từ trang trại - giết mổ - thị trường - bàn ăn; chăn nuôi gia công; …

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

- Về lâu dài, nếu chăn nuôi theo hướng công nghiệp mà không chủ động được đầu ra, chăn nuôi không nằm trong vị trí quy hoạch của địa phương; các trại không có hệ thông xử lý ô nhiễm môi trường đúng quy định, không đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm thì vận động giảm. Các trại chăn nuôi liên kết theo chuỗi thì khuyến cáo giữ ổn định, đặc biệt nếu có liên kết bền vững thì có thể mở rộng, phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong tỉnh. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng nên nuôi lợn “sạch và chất lượng”. Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi để hạ giá thành. Các hộ nuôi lợn nhỏ lẻ trong khu dân cư, sử dụng con giống kém phẩm chất, chuồng trại tạm bợ, gây ô nhiễm môi trường,… thì vận động dừng nuôi.

- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Bảo đảm con giống nhập về phải rõ nguồn gốc. Giống nhập từ ngoại tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ. Sản phẩm thịt lợn bán ra thị trường phải có dấu Kiểm soát giết mổ của ngành thú y. Kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chặt chẽ công tác tiêm phòng, giám sát dịch bệnh để chủ động xử lý, nhanh chóng bao vây dập tắt khi có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các đơn vị liên quan triển khai chỉ đạo./.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.362.473
Truy câp hiện tại 14.648