Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số biện pháp nâng cao chất lượng Bưởi Thanh Trà ở Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 17/07/2017

Thanh Trà là cây ăn quả đặc sản, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tại Thừa Thiên Huế. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội riêng có của địa phương, cây thanh trà đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Hiện nay có những nhà vườn hàng năm thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng từ trồng thanh trà. Tuy nhiên, do tập quán canh tác và các yếu khách quan khác, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của người nông dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất và chất lượng chưa cao. Đặc biệt là về mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trái thanh trà có mẫu mã không được đẹp, vỏ quả thường bị nám, sần sùi không bóng, độ đồng đều không cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh. Chúng tôi xin nêu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã trái thanh trà

1. Bao trái: biện pháp này đã được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng cho nhiều loại trái cây khác nhau, nhưng tại Thừa Thiên Huế hiện nay việc bao trái thanh trà chỉ mới thực hiện mang tính thử nghiệm, đã có những thành công nhưng chưa được áp dụng rộng rãi.

Trái thanh trà thường bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và các yếu tố sâu bệnh làm cho hư hỏng lớp vỏ trái, trái không lớn lên được, làm giảm phẩm chất. Việc bao trái giúp cho hình thức bên ngoài trái bóng đẹp, đồng đều, nhờ bao trái mà trái cây ít bị nám nắng, ít bị trầy xước do gió bão hay một số nguyên nhân khác. Bên cạnh đó bao trái còn giúp chống sâu đục trái, ruồi đục trái, ngài chích trái, nhện và một số bệnh phá hoại trái. Nhờ không có vết sâu bệnh hại làm cho mẫu mã trái đẹp hơn và cũng góp phần tăng năng suất. Để bao trái thanh trà nên dùng bao chuyên dụng có kích thước khoảng: 30 cm x 40cm. Trước khi bao trái phải tỉa bỏ những trái đeo bên cạnh, những cành lá cản trở quanh cuống trái, phun thuốc trừ sâu bệnh trên trái. Một ngày sau, tiến hành bao trái, cột chặt miệng bao nếu không sâu rầy vào trong bao hay còn sót lại sẽ phá trái nhiều hơn. Chú ý bao trái vào thời điểm sau khi trái đã rụng sinh lý, thường là khoảng 45 ngày sau khi trái đậu, lúc đó đường kính trái Thanh Trà  khoảng 4-5 cm.

2. Tưới nước:

Cây Thanh Trà rất mẫn cảm với chế độ nước. Nếu ẩm độ thay đổi đột ngột sẽ gây ra hiện tượng rụng hoa, quả, nứt quả...Ở Thừa Thiên Huế lượng mưa phân bổ không đều trong năm, lúc thì khô hạn, lúc thì quá ẩm ướt, nắng mưa bất thường. Cho nên cần có biện pháp quản lý nước tốt để cây đủ nước trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa.Tưới nước không chỉ cung cấp nước cho cây mà còn làm thay đổi độ ẩm không khí, độ ẩm đất, làm thay đổi tiểu khí hậu của vùng trồng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, chất lượng quả thanh trà. Từ cuối thời kỳ rụng trái sinh lý. Những trái còn lại trên cây bắt đầu phát triển mạnh và lá của những chồi mới cũng thuần thục. Đây cũng là thời kỳ khô hạn và nhiệt độ cao ở Thừa Thiên Huế làm cho cây thoát nước nhiều. Đặc biệt là trong giai đoạn quả thanh trà đang phát triển ở Thừa Thiên Huế thường trùng với mùa nắng nóng, hạn hán gây gắt (tháng 5 – tháng 8 dương lịch), nếu giai đoạn này không được tưới nước đầy đủ quả sẽ chậm lớn, vỏ quả dày, khi có mưa, độ ẩm thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng nứt quả, quả rụng hàng loạt, chất lượng thấp, mẫu mã không được đẹp. Vì thế, thời kỳ này cây Thanh Trà yêu cầu nước rất cao. Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và quả phát triển kém.

Để tưới cho cây thanh trà có thể có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng:

+ Tưới bề mặt:

Tưới tràn hoặc tưới theo rãnh. Phương pháp này là đưa nước vào đầy rãnh rồi thoát. Phương pháp này có ưu điểm là đầu tư chi phí thấp nhưng chỉ áp dụng được ở nơi địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào. Với cách tưới này chỉ cung cấp được nước cho rễ cây và thay đổi độ ẩm đất, không có tác dụng đối với độ ẩm không khí và tiểu khí hậu trong vườn cây. Lượng nước tiêu tốn nhiều.

+ Tưới phun mưa

Phương pháp này là lắp đặt hệ thống cố định hoặc di động để tưới cho vườn cây thanh trà cả trên tán cây và dưới đất. Phương pháp này có ưu điểm là cung cấp đầy đủ lượng nước cho vườn cây thanh trà cả trong đất và trong không khí, cải thiện được môi trường xung quanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thanh trà.  Phương pháp này không bị ảnh hưởng của địa hình hay đất dốc.Việc tưới phun mưa với áp lực lớn lên tán cây còn có tác dụng phòng trừ nhện đỏ gây hại trên vườn thanh trà. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn, với những vườn tạo hình, tỉa cành không đảm bảo kỹ thuật, quá rậm rạp ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát sinh phát triển.

+Tưới nhỏ giọt: với phương pháp này lượng nước được phân bố đều và thấm sâu xuống hệ thống rễ, tiết kiệm được lượng nước tưới, tiết kiệm công lao độngNhứng có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, một số trường hợp lượng nước nhỏ giọt không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây, với hệ thống này thực tế ở Thừa Thiên Huế chỉ phù hợp trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

3. Phòng trừ sâu bệnh: phòng trừ tốt các đối tượng như ruồi đục trái, sâu đục trái, nhện bằng các biện pháp tổng hợp, hạn chế sự gây hại của các đối tượng này nhằm giữ cho trái phát triển tốt, có mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.  

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 11.415