Tham dự buổi họp có đại diện Lãnh đạo phòng Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng và Thanh tra Sở; các Chi cục: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, Kiểm lâm, Thủy sản và Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
Sau khi nghe báo cáo của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm và nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2017; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và các ý kiến tham gia thảo luận của các thành viên dự họp; đồng chí Hồ Vang - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết luận:
1. Trong 06 tháng đầu năm thực hiện kế hoạch năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017; kế hoạch năm cao điểm thanh, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của UBND tỉnh; các đơn vị đã có nhiều nổ lực trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, đạt được kết quả khá tốt, nhất là các nội dung: truyền thông, tập huấn, phổ biến pháp luật; hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm; xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP.
Tuy nhiên, mẫu giám sát có tỷ lệ mẫu không đạt, số cơ sở thanh tra, kiểm tra vi phạm chiếm tỷ lệ cao và cao hơn so với cùng kỳ năm 2016; tỷ lệ cơ sở đã kiểm tra xếp loại còn thấp; chưa hình thành được chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn có xác nhận; công tác tổng hợp số liệu, báo cáo còn chậm là những vấn đề tồn tại và hạn chế cần phải quan tâm giải quyết.
2. Về nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm, thống nhất theo đề xuất của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, trong đó các đơn vị cần nổ lực hơn nữa để giải quyết các tồn tại, hạn chế nêu trên. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra đột xuất, rà soát lại số lượng cơ sở đã thống kê và lập danh sách đầy đủ các cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Giải thích cụ thể về số lượng thống kê thay đổi (nếu có) và số cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (đặc biệt là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản là hai đơn vị có số cơ sở kiểm tra, phân loại tỷ lệ thấp).
3. Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản Thủy sản chủ trì và phối hợp với các chi cục có liên quan thuộc Sở để hỗ trợ doanh nghiệp và thực hiện thí điểm cấp Giấy xác nhận sản phẩm an toàn đối với các chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
4. Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với cơ sở chăn nuôi kết hợp sơ chế bao gồm cơ sở vừa nuôi ong vừa sơ chế, đóng chai mật ong; vừa nuôi yến vừa sơ chế tổ yến; vừa chăn nuôi gà vừa đóng gói trứng gà,..
5. Giao Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với cơ sở sơ chế độc lập (là cơ sở tách biệt với cơ sở chăn nuôi, giết mổ) như sơ chế thịt, mật ong, trứng gà, tổ yến … (các cơ sở này chỉ thu mua sản phẩm từ các trang trại, lò mổ hoặc nhập khẩu để sơ chế, đóng gói hoặc chuyên doanh).
6. Các đơn vị có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của đơn vị (bằng Công văn và Email) gửi về Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Sở và cấp trên theo yêu cầu (báo cáo định kỳ Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT theo mẫu tại Công văn số 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017). Thời gian báo cáo trước ngày 15 hàng tháng (đối với báo cáo tháng), trước ngày 10/6 hàng năm (đối với báo cáo 06 tháng), trước ngày 05/12 hàng năm (đối với báo cáo năm). Mỗi đơn vị cử 01 cán bộ chuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo.
7. Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổng hợp các kiến nghị đề xuất của các đơn vị, tham mưu Sở văn bản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Cục liên quan hướng dẫn, giải quyết.