|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất bị nhiễm chua phèn Ngày cập nhật 01/11/2018
Vụ Hè Thu 2018, thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với HTXNN Thủy Tân, Thủy Phù – Hương Thủy, HTXNN Phú Dương, Phú Mậu 2 – Phú Vang, HTXNN Song Thủy- Phú Lộc, HTXNN La Chữ – Hương Trà triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất bị nhiễm chua phèn” diện tích 30ha (trong đó có 25ha sử dụng giống lúa Khang Dân 18, 05 ha giống lúa HN6) với 235 hộ nông dân tham gia.
Trước khi tiến hành thực hiện mô hình cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp Hội đồng quản trị các HTX NN khảo sát thực tế, chọn vùng xây dựng mô hình đạt tiêu chí đề ra như bố trí tập trung trên cùng một xứ đồng, liền vùng, liền thửa hệ thống giao thông thủy lợi đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất cũng như công tác chăm sóc, quản lý được dễ dàng .... Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình. Ngoài ra, trong thời gian triển khai thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Chi cục kết hợp cùng cán bộ HTX thường xuyên thăm đồng theo dõi, kiểm tra tình hình sinh trưởng phát triển và sinh vật gây hại trên cây lúa.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống lúa, 30% phân bón, thuốc BVTV. Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cung ứng giống lúa, vật tư phân bón, thuốc BVTV đầy đủ, kịp thời theo định mức hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân thực hiện tốt mô hình; tổ chức 6 hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Kết quả đánh giá tại các hội nghị cho thấy: bón lót vôi và phân lân nung chảy Ninh Bình giúp phân hủy nhanh gốc rạ trong quá trình chuyển vụ, giúp cải tạo đất, hạn chế ngộ độc trên cây lúa trong vùng thực hiện mô hình; bổ sung phân bón lá Siêu Kali vào giai đoạn trước trổ và sau khi trổ xong đã góp phần tăng khả năng tích luỹ chất khô nên hạt lúa sáng, tăng tỷ lệ vào chắc và bón phân NPK 14:5:30 vào giai đoạn thúc đòng thay cho việc bón phân Ure và Kaly giúp người dân thuận tiện hơn, hiệu quả sử dụng phân cao hơn, cân đối được dinh dưỡng giúp lá đòng và 2 lá kế lá đòng xanh lâu hơn (tăng khả năng quang hợp) và hạn chế sự tấn công của mầm bệnh (như bệnh lép hạt,...). Giảm khả năng bốc hơi và ít bị rửa trôi khi bón vào đất.. Do đó, ruộng lúa mô hình sử dụng giống HN6 và Khang Dân có năng suất tương đương và cao hơn so với ruộng đối chứng (khoảng 1- 3tạ/ha). Về hiệu quả kinh tế, việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất trong mô hình đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho bà con nông dân tham gia thực hiện.
Qua kết quả đạt được, tại hội nghị đầu bờ ông Hà Út- Giám đốc hợp tác xã Phú Mậu 2 khẳng định : “ Sẽ nhân rộng quy trình trên những vùng chua phèn khác và hy vọng trong thời gian tới mô hình sẽ tiếp tục được triển khai ở nhiều địa điểm để bà con nông dân có thể tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lúa”./.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Các tin khác
|
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.352.932 Truy câp hiện tại 10.088
|
|