Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số điều cần biết trong chăn nuôi lợn nái
Ngày cập nhật 20/12/2012


Chăn nuôi lợn nái là một nghề giúp tăng trưởng kinh tế trang trại và gia trại đồng thời góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, có một số điều các chủ cơ sở cần phải biết trong chăn nuôi lớn nái nhằm đạt hiệu quả cao:


1. Thời điểm phối giống:

Là thời điểm rất quan trọng xảy ra trong giai đoạn ngắn, sự đậu thai nhiều hay ít, bào thai phát triển, lợn con sau khi sinh ra có tốt hay không, sau này phát triển như thế nào nó ảnh hưởng đến thời điểm khi phối giống đặc biệt là tỷ lệ đậu thai. Chính vì vậy chúng ta phải quan tâm đến con nái trong thời điểm phối giống, trong thời điểm này lợn nái chịu một sự thay đổi sinh lý rất lớn. Khi phối giống xong phải nuôi riêng ra cùng với lô nái đã phối, vì các con nái đã phối có trạng thái giống nhau cho nên nó không quậy phá lẫn nhau. Không nuôi chung với nái chờ phối sẽ không  tốt đối với lợn nái đã phối.

Nái mới phối không nên tắm rửa nái ngay lập tức hay một cách tuỳ tiện sẽ không tốt cho lợn nái mới phối, sau khi phối từ 1- 3 ngày trong giai đoạn này không nên tắm cho lợn nái bởi vì bộ máy sinh dục lúc này thay đổi trạng thái sinh lý hoặc trong khi tắm lợn nái vận động, chạy nhảy nhiệt độ cơ thể xuống nhanh thì nó ảnh hưởng đến mức độ đậu thai.

2. Khẩu phần ăn:

Khẩu phần ăn cho lợn nái cần cung cấp đầy đủ các Vitamin và chất khoáng. Thiếu khoáng lợn con chậm lớn, lợn nái dễ bị bại liệt sau khi sinh. Khẩu phần thức ăn cho lợn nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản.

Giảm thức ăn khoảng 2/3 lượng thức ăn hàng ngày, không nên cho lợn nái ăn tự do sau khi phối giống là để tránh tăng nhiệt lượng cho cơ thể, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai.

3. Chăm sóc nái trong giai đoạn đẻ:

- Chuồng đẻ phải được dọn sạch và sát trùng cẩn thận, 5-7 ngày trước khi chuyển nái đẻ đến.

- Trước khi đưa nái vào chuồng đẻ nên rửa sạch vùng bụng và bầu vú bằng nước ấm.

-Trong suốt thời gian trước khi đẻ nên cho lợn nái ăn giống như trong kỳ mang thai. Thức ăn có tính nhuận trường và giàu chất xơ.

- Khi thấy vú có sữa, nghĩa là nái sẽ đẻ trong vòng 24 giờ sau đó, chăm sóc nái trong lúc đẻ giúp giảm tỷ lệ heo con chết trong và sau khi đẻ. Thời gian đẻ kéo dài từ 30 phút đến 5 giờ đồng hồ. Có thể tiêm Oxytocin để hỗ trợ lợn nái trong quá trình sinh sản trong các trường hợp sau: Lợn rặn đẻ yếu; sau 30 phút lợn rặn nhưng chưa đẻ lợn con kế tiếp, hoặc lợn con đã ra hết nhưng nhau chưa ra. Chú ý không nên dùng Oxytocin nếu lợn chưa đẻ ra con nào, hoặc có dấu hiệu rặn đẻ dữ dội nhưng thai không ra, cần phải kiểm tra trước khi dùng thuốc (điều này có thể do thai bị ngược, lệch hay kẹt trong cơ quan sinh sản).

- Hỗ trợ bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp lợn nái có dấu hiệu không thể đẻ được nếu không có sự trợ giúp. Người xử lý nên đeo găng tay dài được bôi trơn bằng dầu thực vật, hay Vaselin trộn với kháng sinh, nái phải được tiêm kháng sinh ngay sau khi xử lý.

- Sau khi sinh xong, nái được tiêm kháng sinh, đồng thời bơm kháng sinh vào đường âm đạo.

- Nên cho lợn con bú sữa đầu (sữa có chứa kháng thể) ngay sau khi sinh. Lợn nái chỉ có khả năng cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh. Lợn con cũng chỉ có khả năng hấp thu trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh đến 18-24 giờ sau đó. Khi cho lợn con vừa đẻ ra bú ngay cũng tác dụng kích thích lợn nái rặn đẻ nhanh hơn, ít sót nhau hơn, mỗi con lợn đẻ cách nhau 15 phút, nhưng có trường hợp đến vài giờ sau.

- Nếu nuôi nái ở chuồng chung, phải chuyển sang chuồng đẻ trước ngày mang thai thứ 110.

4. Phòng bệnh

-Phòng bệnh cho lợn nái mang thai thông thường chúng ta không tiêm phòng trong giai đoạn này, trừ trường hợp bấc khả kháng. 

Trước khi phối giống chúng ta cần thực hiện tẩy giun, tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho heo nái, nếu do nguyên do nào đó chúng ta không bố trí lịch tiêm phòng cho đầy đủ mà giai đoạn mang thai chúng ta tiêm phòng vắc xin cho lợn nái thì chúng ta phải chọn lựa giai đoạn mang thai thích hợp để tiêm phòng, lợn nái mang thai trong khoảng từ 114 - 115 ngày. Trong khoảng từ 0 - 35 ngày tuổi là giai đoạn đóng kén làm tổ cho nên còn rất yếu ( giai đoạn phôi), từ 35 ngày tuổi chuyển qua giai đoạn thai, giai đoạn này tương đối ổn định cho nên chúng ta tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn từ 35 - 85 ngày tuổi. Tức là chúng ta không nên tiêm phòng vắc xin 1 tháng đầu và 1 tháng cuối của chu kỳ chữa. Ở giai đoạn từ 35-85 ngày tuổi thì có thể có các loại vắc xin mà nhà sản xuất người ta khuyến cáo có thể tiêm phòng cho nái nên chúng ta mới sử dụng.

5. Điều trị:

Trong quá trình chăn nuôi không may lợn nái mắc bệnh thì chúng ta phải dùng kháng sinh để điều trị bệnh, giai đoạn mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với thuốc kháng sinh. Cho nên dùng thuốc kháng sinh trong giai đoạn này là phải thận trọng nếu không dễ xảy ra những tai biến. Khi điều trị bệnh cho lợn nái chúng ta nên chọn lựa kháng sinh đơn hay kháng sinh thế hệ mới hơn kháng sinh phối hợp, bởi vì trong kháng sinh phối hợp thì do nâng cao khả năng trị liệu của thuốc cho nên có nhiều hãng sản xuất đưa trong một công thức thuốc nó có phối hợp nhiều thành phần trong đó có những thành phần hạn chế sử dụng để điều trị đối với lợn nái mang thai như chất kháng viêm, Corticoid.... trường hợp lợn nái mắc bệnh nặng mà bắt buộc đưa chất kháng viêm vào cơ thể thì chúng ta chọn kháng sinh không có thành phần Corticoid, không nên kéo dài thời gian điều trị đồng thời phải dùng đúng liều.

Có nhiều loại kháng sinh đi qua nhau thai nó có thể làm hư thai trong giai đoạn còn nhỏ, làm biến chất bào thai dẫn đến bào thai phát triển không tốt hoặc có những thành phần sau khi đưa vào cơ thể nó chuyển hoá thành những chất kích thích bào thai không lưu giữ thai hay thúc đẩy quá trình đẻ dẫn đến gây sẩy thai. Chúng ta cần nên tránh như một số kháng sinh Mytomycin, Streptomycin, Tetracylin, Erythromycin, nhóm Sunfamid... những loại kháng sinh này tác động nặng đến bào thai nó để lại hậu quả cho bào thai, để tránh hậu quả này chúng ta có thể dùng các loại kháng sinh thế hệ mới, kháng sinh đơn nó ít tác động đến bào thai hơn như Tobramycin, Erofloxacin, penicilin....

 

BSTY Lê Minh Tuấn - Trưởng Trạm xá Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 1.806