Sơ kết tình hình thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW
Ngày cập nhật 16/08/2019

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (gọi tắt là Chỉ thị 13-CT/TW), Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017 về thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và Chương trình 27-CTr/TU (gọi tắt là Kế hoạch 216/KH-UBND). Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch số 1897/KH-SNNPTNT ngày 15/12/2017 để triển khai thực hiện Kế hoạch 216/KH-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và có văn bản chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW.

Các sở, ban, ngành và các địa phương được giao nhiệm vụ tổ chức, thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, trách nhiệm trong nội bộ cán bộ, đảng viên cũng như cộng đồng dân cư, chủ rừng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR); tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể xã hội; xây dựng các phong trào toàn dân tham gia công tác QLBV&PTR bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt thông qua việc thành lập các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng hoạt động hiệu quả tại cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về QLBV&PTR.

Tập trung rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng; tăng cường sức chiến đấu của toàn bộ hệ thống chính trị, sự tham gia mạnh mẽ của các cộng đồng dân cư  và thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của chính quyền các địa phương, ban ngành, đoàn thể và lực lượng chuyên trách như: Kiểm lâm, Công an, Quân đội để quản lý chặt chẽ rừng và đất rừng, bảo vệ hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có, không để tồn tại các điểm nóng phá rừng, kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm luật lâm nghiệp.

Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác QLBV&PTR, nâng cao giá trị của rừng, chất lượng, năng suất rừng trồng; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn…

Thực hiện mô hình quản lý rừng bền vững gắn với việc cấp chứng chỉ rừng góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng, ổn định đầu ra cho các sản phẩm từ rừng, tăng tỷ trọng gỗ gia dụng, giải quyết nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng hóa xuất khẩu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Công tác PCCCR được triển khai đồng bộ và có hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ và 5 sẵn sàng. Sau các vụ cháy đã tổ chức rút kinh nghiệm từng vụ việc, điều chỉnh, hoàn thiện các phương án, kế hoạch để nâng cao hiệu quả công tác.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 65 về tăng cường các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp; công tác quản lý rừng chặt chẽ với nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp được triển khai, góp phần quản lý chặt chẽ tình hình rừng và tham mưu kịp thời cho công tác lãnh chỉ đạo của tỉnh, huyện; Khai thác rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng rừngtheo quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực QLBVR&PTR thông qua các hoạt động như: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục Thanh tra Lâm nghiệp tỉnh Salavan, tỉnh Sê Kông đã ký biên bản ghi nhớ giữa về phối hợp QLBVR, bảo vệ động vật hoang dã tuyến biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2017-2020 để tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới, đẩy mạnh phối hợp tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng giáp ranh, xử lý không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái phép trong vùng giáp ranh giữa hai nước; kiểm soát gỗ xuất nhập khẩu qua biên giới, không để lợi dụng trà trộn gỗ không nguồn gốc để hợp thức hóa qua nhập khẩu; tăng cường trao đổi thông tin về hợp tác quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp, tiếp nhận và thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án trong và ngoài nước đã được phê duyệt: Dự án Trường Sơn Xanh, Dự án tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự án Dự trữ Các bon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng (Dự án CARBI) giai đoạn 2, Dự án Đầu tư phát triển rừng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2020

Qua triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW đã nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác QLBV&PTR. Đã khắc phục những tồn tại, yếu kém trong lãnh, chỉ đạo; cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể đã thật sự quan tâm, thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về QLBV&PTR; đã phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương, trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn, của chủ rừng. Đặc biệt cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm hơn trong công tác QLBVR-PCCCR, chú trọng đến tuyên truyền giáo dục đến cộng đồng dân cư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT, sự phối hợp tích cực, đồng bộ của các ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, các đơn vị chủ rừng và người dân gần rừng đã nâng cao hiệu quả công tác QLBV&PTR. Trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các tổ chức ban ngành được xác định rõ ràng và được thể hiện rõ trong công tác lãnh, chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng./.( kèm theo Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW)

Tập tin đính kèm:
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày