Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2017, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp năm 2018
Ngày cập nhật 19/01/2018

.I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KT-XH NĂM 2017

.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017

Sản xuất nông nghiệp năm 2017 có nhiều bất lợi: Vụ Đông Xuân 2016-2017 ảnh hưởng nhiều đợt không khí lạnh, gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng làm ngập úng hơn 7.000 ha lúa, diện tích lúa bị thiệt hại trên 70%  hơn 2.300 ha; đầu vụ Hè Thu 2017 xuất hiện mưa lớn gây ngập úng diện tích hơn 5.615 ha lúa, trong đó diện tích lúa không có khả năng phục hồi phải gieo sạ lại là 661 ha. Đầu Tháng 11 bị ảnh hưởng bởi bão số 12 làm thiệt hại lớn cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi lợn gặp khó khăn do giá thịt lợn hơi giảm 44,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, với sự nổ lực của toàn ngành, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả trong năm 2017 như sau:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 7,76% trong đó ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2,74 % tăng 0,74% so với kế hoạch; ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 11,62% trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Stt

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 2016

KH 2017

TH 2017

TH 2017 /KH 2017

(%)

2017/2016

(%)

1

Giá trị sản xuất

Tỷ đồng

6.722

7.110

6.929

97,4

103,1

 

- Nông nghiệp

Tỷ đồng

4.357

4.370

4.363

100,2

100,2

 

- Lâm nghiệp

Tỷ đồng

583

590

602

102,2

103,4

 

- Thuỷ sản

Tỷ đồng

1.782

2.150

1.962

91,3

110,1

2

Sản lượng lương thực có hạt

1.000 Tấn

330

320

334

104,4

101,0

3

Sản lượng sắn công nghiệp

1.000 Tấn

132

135

127

94,3

96,2

4

Sản lượng lạc vỏ

1.000 Tấn

7,2

8

7,3

91,3

102,0

5

Sản lượng thuỷ sản

1.000 Tấn

45,4

60

51

85,0

112,2

 

- Sản lượng khai thác

1.000 Tấn

31,4

40

36,3

90,6

115,4

 

- Sản lượng nuôi trồng

1.000 Tấn

14,0

20

14,7

73,4

104,8

6

Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh[1]

%

96

97

97

 

 

 

Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch

%

76

78

78

 

 

7

Tỷ lệ che phủ rừng

%

57

57

57

 

 

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 đạt 137,5 triệu USD tăng 34,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu thủy sản 56,7 triệu USD tăng 20,8%; lâm sản  74,5 triệu USD tăng 1%; nông sản  6,3 triệu USD.
a) Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 77.237 ha, giảm 0,5% so với năm 2016 .
- Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 54.815 ha , tăng 0,6% so với năm 2016. Năng suất lúa cả năm 2017 ước đạt 59,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha, tăng 0,4% so năm 2016. Sản lượng lúa đạt 327,4 nghìn tấn, tăng 1% so với năm 2016. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cả năm đạt 90,8%, giảm 2,87% so với năm trước . 
Diện tích lúa chất lượng cao  năm 2017: 14.500 ha chiếm 26,5% diện tích lúa toàn tỉnh, tăng 3.327 ha so với năm 2016. Năng suất đạt: 56,5 tạ/ha. Sản lượng đạt 82 nghìn tấn, tăng 19 nghìn tấn so với năm 2016. Đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn: 3.900 ha giảm 1.164 ha  so với năm 2016, trong đó diện tích cánh đồng lớn có liên kết, hợp đồng của các doanh nghiệp  trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm 1.077 ha (45 cánh đồng); cánh đồng lớn chưa có sự liên kết 2.825 ha (109 cánh đồng).
Các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn được tiếp tục phát triển mở rộng ở các địa phương: Lúa 1.204 ha (huyện Phong Điền: 1.122 ha, huyện Phú Vang: 82 ha); rau các loại 88 ha  tăng 5 ha so với 2016; sản xuất lúa hữu cơ 301 ha tăng 155 ha so với năm 2016.
- Diện tích một số cây hàng năm khác năm 2017 so với năm 2016 giảm : Cây khoai lang 2.675 ha, giảm 9,6%; cây sắn 6.683 ha, giảm 5,6%; cây lạc 3.383 ha, giảm 2,5%; rau các loại 4.310 ha, giảm 0,7%; cây đậu các loại 1.749 ha, giảm 0,1%; hoa và cây cảnh 350 ha,  giảm 8,9%; Cây ngô đạt 1.710 ha, tăng 0,5%; … Song, năng suất và sản lượng tăng .
Cây lâu năm: Diện tích đạt 12.866 ha giảm 0,5% so với cùng kỳ, trong đó cây Cao su: 8.907 ha (giảm 45,2 ha); cây Hồ tiêu: 278,9 ha (trồng mới 4,4 ha); nhóm cây ăn quả có diện tích 3.283 ha giảm 0,9% (cây bưởi, thanh trà 1.062 ha, giảm 0,4%).
b) Chăn nuôi
Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, công tác kiểm tra, tiêm phòng, kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật nội tỉnh và xuất ngoại tỉnh. Các loại dịch bệnh gia súc nguy hiểm như Tai xanh lợn và Lở mồm long móng không xảy ra. Dịch cúm gia cầm xảy ra ở 2 hộ thuộc xã Lộc Hòa và Lộc An (Phú Lộc) đã được xử lý khống chế kịp thời, tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 6.500 con .
Tính đến thời điểm 01/10/2017 so với cùng kỳ, tổng đàn trâu có 22.592 con, tăng 0,7%; đàn bò 35.978 con, tăng 7,1% đàn bò lai chiếm 63,8% tăng 40% so với cùng kỳ; đàn lợn 179.291 con, giảm 12,8% , đàn lợn nạc chiếm 87,4% tăng 9,5%; đàn gia cầm có 2.778 nghìn con, giảm 0,5% . 
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh đang phát triển ổn định, hiện có 63 trang trại chăn nuôi đạt doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, trong đó có 14 trang trại  có hợp tác, liên kết với Công ty CP Việt Nam, Thái Việt Swine Line,.... 
Môi trường chăn nuôi được bảo đảm hơn, toàn tỉnh đã có 4.768 cơ sở chăn nuôi được lý chất thải bằng hầm khí sinh học; 570 hộ sử dụng đệm lót sinh học (với diện tích 26.000 m²).
c) Lâm nghiệp
Lực lượng Kiểm lâm toàn tỉnh đã nỗ lực trong công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, và đã đạt được một số thành quả nhất định, diện tích rừng trồng tập trung 5.668 ha, giảm 3,2 % so với cùng kỳ năm trước, rừng chăm sóc 13.126 ha, tăng 2,4%, rừng được giao khoán bảo vệ 32.817 ha, tăng 2,4%, rừng được khoanh nuôi tái sinh 600 ha, trồng 1.830 nghìn cây phân tán giảm 0,8%. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt 524.477 m3 gỗ, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Ươm giống cây lâm nghiệp đạt 13.574 nghìn cây, tăng 1,4%. Các chủ rừng đã sử dụng giống keo nuôi cấy mô, giống keo thân thiện với môi trường để trồng rừng.
Chỉ đạo đẩy mạnh sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, làm tốt công tác PCCCR đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ cháy rừng gây thiệt hại 25,8 ha.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 535 vụ vi phạm lâm luật, tăng 22 vụ so với cùng kỳ, tịch thu là 672 m3 gỗ tròn. Tổng các khoản thu nộp ngân sách là 4,25 tỷ đồng.
Thực hiện Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh về phát triển trồng rừng gỗ lớn, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 643 hộ và 01 Công ty LN tham gia, với diện tích hơn 6.000 ha rừng được tổ chức đánh giá quốc tế GFA công nhận và cấp chứng chỉ rừng FSC. Kế hoạch đến 2020 tổng diện tích trồng rừng gỗ lớn của tỉnh đạt 13.000 ha.
Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR): Ước tổng thu DVMTR năm 2017: 32,72 tỷ đồng , tổng chi trả trong năm ước đạt 32,46 tỷ đồng đạt 99,2% tổng thu, diện tích rừng được chi trả là 127.285 ha . Kế hoạch thu năm 2018: 44,6 tỷ đồng.
d) Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 7.167 ha, giảm 0,1% so với cùng kỳ, trong đó nuôi nước lợ: 5.157 ha tăng 1%, diện tích nuôi nước ngọt 2.010 ha giảm 2,7%. Riêng diện tích nuôi tôm sú 2.397 ha, tăng 0,4%; tôm  thẻ chân trắng 470 ha tăng 5,7% so với cùng kỳ.
Nuôi thủy sản lồng, bè: Số hộ nuôi lồng, bè 3.037 hộ, tăng 9% so năm trước; số lồng, bè thả nuôi 5.967 lồng, tăng 10,6%; thể tích lồng, bè nuôi 129.780 m3, tăng 11,3%.
Sản lượng thủy sản năm 2017  đạt 51.000 tấn, tăng 12,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khai thác thủy sản tiếp tục phục hồi và tăng trở lại sau sự cố môi trường biển, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 36.300 tấn  tăng 15,4% so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 14.700 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Tổng số tàu xa bờ trên 90 CV: 410 chiếc, tăng 52 chiếc ( tăng 14,5%) so với cuối năm 2016, trong đó tàu 400CV trở lên 213 chiếc (có 4 tàu võ thép đang hoạt động).
Thực hiện chính sách theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Đến nay toàn tỉnh đã có 40 chiếc tàu đóng mới/45 chiếc chỉ tiêu giao, đã hoàn thành 39 chiếc trong đó có 35 đang hoạt động. Hiện nay, ngư dân vẫn đang tiếp tục đóng mới tàu; 
Tổng kinh phí phê duyệt bồi thường thiệt hại 966,5 tỷ đồng và 46.311 đối tượng. Đến nay tổng kinh phí đã chi trả là 964,1 tỷ đồng cho 46.284 đối tượng (Đạt tỷ lệ 99,7% so với kinh phí phê duyệt). Trung ương đã cấp tạm ứng 1.010 tỷ đồng, kinh phí còn lại chưa chi trả 45,9 tỷ đồng, UBND tỉnh đã kiến nghị Chính phủ để lại địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát, phê duyệt chi trả bổ sung các đối tượng theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 và 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Thủy lợi, xây dựng cơ bản
Thường xuyên theo dõi tình hình thủy văn và nguồn nước trên các sông hói, hồ đập để chủ động điều tiết nguồn nước phòng chống hạn, mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2016-2017, vụ Hè Thu 2017 và các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
Hiện nay, mực nước các hồ chứa thủy lợi đều đạt chỉ tiêu ấn định và cao hơn trung bình hàng năm. Các hồ chứa thủy điện Hương Điền, Bình Điền và Tả Trạch đã vận hành đúng theo quy định, duy trì lưu lượng ổn định về hạ du, đảm bảo mực nước ở các sông, hói cho các trạm bơm hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mưa lớn đầu tháng 2 và cuối tháng 5 năm 2017 đã làm thiệt hại cho nông nghiệp, Ngành cùng các địa phương đã huy động các lực lượng, phương tiện vật tư khắc phục gia cố các tuyến đê kịp thời phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017 và vụ Hè Thu 2017; tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ cho các địa phương hơn 37,3 tỷ đồng từ nguồn bổ sung có mục tiêu của Trung ương để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. 
Thực hiện tốt công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 97%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch theo QCVN 02 là 78%, ước đạt 100% kế hoạch của tỉnh.
Xây dựng cơ bản: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng chuyên ngành, trong năm đã tiến hành thẩm định 5 dự án đầu tư; 25 báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán thuộc lĩnh vực nông nghiệp; đầu tư, kiểm tra nghiệm thu 24 công trình . Thực hiện tốt trách nhiệm chủ đầu tư các dự án đầu tư thuộc ngành.
f) Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản
Thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngành nông nghiệp đã tăng cường công tác tuyên truyền trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; 9/9 huyện, thị xã và thành phố Huế đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch triển khai Tháng Hành động cao điểm từ 15/4 đến 15/5,…Phối hợp UBMTTQVN giám sát đảm bảo ATTP giai đoạn 2016-2017 ở các địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Trà,... do vậy công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã đạt được một số kết quả tích cực, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sản xuất.
Tiếp tục mở rộng các mô hình ứng dụng theo VietGAP trên lúa, rau và mô hình sản xuất lúa hữu cơ; Đã hình thành 13 cửa hàng bán sản phẩm nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Huế.
Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, đã triển khai các đợt thanh tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế.
g) Về triển khai các chương trình, đề án
- Chương trình nông thôn mới
Triển khai Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 16/3/2017 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017; Kế hoạch chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020; Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn; kế hoạch tuyên truyền và kế hoạch giám sát đánh giá chương trình Xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo các xã triển khai thực hiện tốt các tiêu chí đã đăng ký hoàn thành trong năm 2017, nhất là các xã đăng ký “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm 2017. Toàn tỉnh đã có 31 xã  đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 29,8%.
Tổng nguồn vốn hỗ trợ từ TW năm 2017 (bao gồm vốn được bổ sung) được thông báo là 102,3 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp: 25,8 tỷ đồng, Vốn ĐTPT : 76,5 tỷ đồng).
- Các chương trình, dự án, quy hoạch: Căn cứ Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức triển khai, phân công thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra.
- Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh; đã tiếp nhận và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân 7/7 hồ sơ, với tổng kinh phí đề xuất hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng.
3. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức hợp tác, liên kết với hợp tác xã, nông dân trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nên đàn gia súc, gia cầm, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, sản phẩm rau an toàn tăng cả về chất lượng và số lượng.
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (tiêu chuẩn VietGAP, 3 giảm-3 tăng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chế phẩm sinh học, …) được quan tâm; giống cây trồng có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất với quy mô lớn hơn các năm trước.
Cơ cấu giống cây trồng đang dần được cải thiện theo hướng chất lượng cao, năng suất bình quân gia tăng, có thị trường tiêu thụ. Các mô hình cánh đồng lớn, chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn ... đang được các địa phương quan tâm mở rộng. Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, phương tiện máy móc, thiết bị, vật tư nông nghệp ngày càng phong phú, hiện đại. Trình độ, năng lực sản xuất của bà con nông dân ngày được nâng lên.
b) Khó khăn, hạn chế
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino tiếp tục kéo dài gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, vụ Đông Xuân 2016-2017 ảnh hưởng nhiều đợt không khí lạnh, gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng; đầu vụ Hè Thu 2017 xuất hiện mưa lớn gây ngập úng; bão số 12 gây thiệt hại lớn; giá thịt lợn giảm mạnh đã ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của tỉnh.
- Lĩnh vực thủy sản dần ổn định trở lại, tuy nhiên đời sống của ngư dân ven biển, đầm phá vẫn còn bị ảnh hưởng.
- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, phá rừng và cháy rừng.
- Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; cơ sở hạ tầng chư¬a đáp ứng đ¬ược yêu cầu, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhất là đối với lĩnh vực thủy sản.
- Công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, chưa tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế.
- Chưa có chính sách hỗ trợ đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp, người dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 
- Công tác quản lý nhà nước về chất lượng nông lâm thủy sản, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy có cải thiện, nhưng vẫn còn một số địa phương chưa quan tâm; chưa kịp thời kiểm tra phát hiện cơ sở sử dụng các chất cấm trong chế biến thực phẩm; một số đơn vị chưa chấp hành tốt điều kiện vệ sinh trong sản xuất, kinh doanh,…
- Hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư trước đây theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, qua thời gian sử dụng do tác động của lũ lụt, nhiều tuyến đã xuống cấp, hư hỏng nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. Nhiều trạm bơm, nhất là các trạm bơm tiêu úng ở vùng thấp trũng chưa đáp ứng được công suất tiêu úng khi có lũ lụt.
- Trong xây dựng nông thôn mới
+ Chương trình xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu chững lại; công tác quy hoạch, xây dựng đề án ở một số địa phương về nông thôn mới chưa phù hợp, nguồn lực đầu tư có hạn, khó đạt theo kế hoạch đã đề ra.  
+ Việc lồng ghép các Chương trình dự án để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, bất cập.
+ Bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp còn thiếu và yếu, nhất là cấp huyện và xã, trong khi nhiệm vụ thực hiện Chương trình nhiều hơn. 
 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 1.646