+ Cơ cấu giống: Diện tích gieo cấy các giống dài và trung ngày như 13/2, NN4B, X21, Xi23... là 3.425,85 ha, chiếm tỷ lệ 11,99%; các giống ngắn ngày và cực ngắn như giống Khang dân, TH5, HT1, XT27... 25.148,25 ha, chiếm tỷ lệ 88,01%, trong đó Khang dân 11.754,4 ha, chiếm tỷ lệ 41,14% tổng diện tích gieo cấy. Các giống lúa thuộc nhóm chất lượng cao như HT1, IRi35, HN6, JO2, HT6... có diện tích gieo cấy 9.008,6 ha, chiếm 31,53% diện tích
- Số liệu tổng hợp cơ giới hóa nông nghiệp toàn tỉnh năm 2018 có: máy làm đất 3.883 cái (trong đó máy cày nhỏ: 3.166 cái; máy cày lớn: 717 cái); máy thu hoạch 1.383 cái (trong đó máy tuốt, thổi: 502 cái; máy gặt rải hàng: 374 cái; máy gặt đập liên hợp: 507 cái).
2. Cây trồng khác
- Cây Khoai lang:1.575,2 ha (giảm 612,6 ha)–NS ước 51,2 tạ/ha (tăng 2,4 tạ/ha)
- Cây Cao su: Diện tích cao su hiện có là 8.955 ha, trong đó diện tích khai thác 6.706 ha.
3. Công tác chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác
STT
|
Loại cây trồng/thủy sản chuyển đổi
|
Diện tích (ha)
|
Trên loại đất trồng lúa
|
Tổng
|
02 vụ lúa
|
01 vụ lúa
|
I. Kết quả chuyển đổi vụ
Đông Xuân 2017-2018
|
219.15
|
11.30
|
230.45
|
1
|
Trồng cây hàng năm
|
207.25
|
11.30
|
218.55
|
1.1
|
Ngô
|
34.40
|
|
34.40
|
1.2
|
Lạc
|
34.70
|
|
34.70
|
1.3
|
Rau
|
51.90
|
|
51.90
|
1.4
|
Hoa
|
69.25
|
11.30
|
80.55
|
1.5
|
Trồng cỏ
|
2.50
|
|
2.50
|
1.6
|
Khác
|
14.50
|
|
14.50
|
2
|
Trồng cây lâu năm
|
3.40
|
|
3.40
|
3
|
Nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa
|
8.50
|
|
8.50
|
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã thực hiện theo hướng tăng giá trị, hiệu quả kinh tế tại một số địa phương có điều kiện đặc thù. Đã thực hiện các mô hình chuyển đổi canh tác hợp lý như chuyển đổi đất 1 vụ lúa lúa sang trồng dưa hấu, trồng sen – cá ... Các công thức trồng xen phát huy được hiệu quả kinh tế như: lạc xen sắn, lạc xen ngô, sắn xen keo tiếp tục được mở rộng trên một số vùng của Tỉnh.
4. Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
- Diện tích lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn toàn tỉnh là 3.017,7 ha, giảm 71,26 ha. Trong đó: Diện tích cánh đồng mẫu có liên kết 938,9 ha (44 cánh đồng; cánh đồng mẫu chưa có sự liên kết 2.078,8 ha (80 cánh đồng).
- Mô hình ứng dụng theo VietGAP trên cây lúa 975,5 ha, cây rau 75,36 ha (đã cấp giấy chứng nhận); Mô hình ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới, hệ thống tưới): Có 23 nhà lưới (trong đó: trồng hoa: 10 nhà với diện tích 8.650 m2 và rau: 13 nhà với diện tích 10.428 m2).
- Mô hình ứng dụng kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm chua phèn với diện tích 30 ha. Mô hình 3 giảm, 3 tăng với diện tích 138ha (Chi cục 50ha; Khuyến nông 88 ha).
5. Theo dõi, đánh giá công tác khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm giống lúa
- Khảo nghiệm cơ bản 20 giống lúa. Kết quả đã xác định tiếp tục khảo nghiệm cơ bản 09 giống lúa gồm: HG19, HG102, HG106, HG126, HG130, HG59, HG25, HG93, HG42.
- Khảo nghiệm sản xuất giống lúa mới với diện tích 112 ha (giống KH1: 87 ha, J02: 25 ha). Kết quả cho thấy các giống đều cho năng suất khá cao đạt từ 68-75tạ/ha, chất lượng khá tốt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh,...
II. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng
1. Cây lúa
- Sâu cuốn lá nhỏ nhiễm 570 ha (tăng 25 ha). Rầy các loại nhiễm 380,5 ha (giảm 1.854,1 ha). Chuột gây hại 173 ha (tăng 135 ha). Ốc bươu vàng nhiễm 1.715 ha (tăng 838 ha).
- Bệnh đạo ôn lá nhiễm 324,5 ha (giảm 101,5 ha). Bệnh đạo ôn cổ bông nhiễm 944,85 ha (tăng 868,25 ha). Bệnh khô vằn nhiễm 5.617ha(tăng 1.015 ha). Bệnh lem lép hạt nhiễm 1.974 ha (tăng 799 ha) .Bệnh bạc lá nhiễm 65,1 ha (tăng 17,1 ha).
2. Cây lạc: Sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang,...) gây hại 200 ha (tăng 100 ha). Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bệnh héo rũ, bệnh gỉ sắt, đóm lá,...gây hại rải rác, mật độ thấp.
3. Cây cao su: Bệnh phấn trắng nhiễm 175 ha (giảm 75 ha). Bệnh xì mủ nhiễm 560 ha (tăng 365 ha). Bệnh đốm lá mắt chim nhiễm 145 ha (tăng 30 ha). Bệnh héo đen đầu lá nhiễm 60 ha (tăng 60 ha).
4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm nhiễm 172,5 ha (giảm 115,5 ha). Bệnh muội đen nhiễm 125 ha (giảm 185 ha). Sâu vẽ bùa nhiễm 40 ha (giảm 60 ha). Sâu đục thân, cành nhiễm 10 ha (giảm 190 ha).
5. Cây rau: Dòi đục cọng hành nhiễm 20 ha (tăng 20 ha), mật độ 5-10 con/m2, 20 con/m2. Các đối tượng như sâu ăn lá, bệnh khô đầu lá hành,... gây hại giảm hơn so với cùng kỳ năm trước.
6. Cây tiêu: Bệnh thán thư nhiễm 23 ha (giảm 16 ha). Bệnh chết nhanh nhiễm 25,65 ha (tăng 3,65 ha). Bệnh chết chậm nhiễm 5,5 ha (giảm 6,5 ha). Bệnh đốm rong nhiễm 23,5 ha (tăng 23,5 ha).
III. Công tác quản lý giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa
1. Quản lý giống, phân bón
- Phân bón: Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành lấy 08 mẫu phân bón (03 hữu cơ + 05 vô cơ) để kiểm định chất lượng. Kết quả 02 mẫu không đạt tiêu chuẩn.
- Giống cây trồng: Kiểm tra theo dõi các giống lúa mới đưa vào sản xuất thử các giống lúa ( Hà Phát 3, Đài Thơm 8, DT66, LTH31, OM7347...)
2. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật: Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành lấy 18 mẫu thuốc để kiểm định chất lượng. Kết quả phân tích có 01 mẫu không đạt chất lượng. Tổ chức kiểm tra 40 cơ sở buôn bán thuốc, giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, lấy 08 mẫu thuốc BVTV, 03 mẫu phân bón kiểm tra chất lượng đang gửi phân tích chờ kết quả.
3. Công tác kiểm dịch thực vật nội địa: Điều tra kho lần 1/2018 trên 43 điểm kho, diện tích 25.880m2 , tổng lượng hàng hóa 9.707 tấn gồm malt bia, thóc, thức ăn chăn nuôi, đậu đỗ, bông, gỗ, mây, sắn,… kết quả chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam, có 12 loại sâu mọt thông thường