I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 290C; Thấp nhất: 180C.
- Độ ẩm: TB: 87 %; Thấp nhất: 63%.
- Ngày mưa: 05 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Cây sắn
|
6.335,6
|
5885
|
Thu hoạch: 5.534 ha, phát triển củ: 351 ha
|
Cây rau (vụ Đông)
|
1.067
|
44
|
Phát triển thân lá
|
Cây ném
|
188
|
15
|
Phát triển thân lá
|
Cây hoa
|
59,95
|
3,2
|
Phát triển thân lá
|
Cây ăn quả
|
3.367
|
3.213,6
|
Phát triển thân, cành, lá
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5 ha
KTCB: 31,9 ha
|
Cây cao su
|
7.795
|
7.795
|
Kinh doanh: 6.392,6 ha
Kiến thiết cơ bản: 1.402,4 ha
|
II. Kết quả giám sát sinh vật gây hại chủ yếu và thiên địch
1. Số liệu điều tra phát dục của SVGH:
TÊN SVGH
|
Cây trồng và GĐST
|
Mật độ sâu, chỉ số bệnh
|
Tuổi, pha phát dục sâu/cấp bệnh
|
Tổng số mẫu
|
TB
|
Cao
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
N
|
TT
|
0
|
1
|
3
|
5
|
7
|
9
|
|
|
Chảy gôm
|
Cây Thanh trà - PTTL
|
5
|
30
|
|
25
|
18
|
|
|
|
|
|
43
|
Vàng lá
|
Cây Thanh trà - PTTL
|
10
|
20
|
|
20
|
11
|
|
|
|
|
|
31
|
2. Số liệu điều tra ký sinh của SVGH: Đồng ruộng ngập nước
III. Tình hình sinh vật gây hại chủ yếu
1. Mật độ, tỷ lệ sinh vật gây hại chủ yếu
TT
|
Tên SVGH
|
Mật độ sâu (con/m2),
tỷ lệ bệnh (%)
|
Tuổi sâu, cấp bệnh phổ biến
|
Phân bố
|
Phổ biến
|
cao
|
Cục bộ
|
I
|
Lúa chét, cỏ dại: Đồng ruộng ngập nước
|
II
|
Cây hành lá: Đồng ruộng ngập nước
|
III
|
Cây sắn – giai đoạn phát triển củ
|
1
|
Khảm lá sắn
|
5-10
|
30-40
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền
|
2
|
Đốm lá
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
3
|
Thán thư
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
4
|
Thối củ
|
5-10
|
10-20
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
IV
|
Cây cao su – KD
|
1
|
Bệnh xì mủ
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
2
|
Loét sọc miệng cạo
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
V
|
Cây ăn quả - KD
|
1
|
Cây bưởi Thanh trà
|
1.1
|
Bệnh chảy gôm
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
1.2
|
Bệnh vàng lá
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
1.3
|
Bệnh thối rễ
|
5-10
|
40-50
|
|
C1,3
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
2
|
Cây cam
|
2.1
|
Sâu vẽ bùa
|
5-10
|
|
|
T6,Nh
|
Nam Đông
|
2.2
|
Muội đen
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
Nam Đông
|
3
|
Cây chuối
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Sâu cuốn lá
|
5-7
|
|
|
T4,5
|
A Lưới, Nam Đông
|
3.2
|
Bệnh đốm lá
|
5-10
|
|
|
C1,3
|
A Lưới, Nam Đông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Diện tích nhiễm sinh vật gây hại chủ yếu
TT
|
Tên SVGH
|
Diện tích nhiễm
|
Tổng DTN (ha)
|
DT phòng trừ (ha)
|
Phân bố
|
Nhẹ
|
TB
|
Nặng
|
MT
|
I
|
Cây cao su – KD
|
1
|
Bệnh xì mủ
|
280
|
|
|
|
280
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà, A Lưới
|
2
|
Loét sọc miệng cạo
|
145
|
|
|
|
145
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
3
|
Rụng lá Corynespora
|
50
|
|
|
|
50
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
II
|
Cây ăn quả - KD
|
1
|
Cây bưởi Thanh trà
|
1.1
|
Bệnh chảy gôm
|
235
|
|
|
|
235
|
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
1.2
|
Bệnh thối rễ
|
296,13
|
|
|
|
296,13
|
|
Hương Trà, Phong Điền, Huế
|
2
|
Cây cam
|
2.1
|
Sâu vẽ bùa
|
25
|
|
|
|
25
|
|
Nam Đông
|
2.2
|
Muội đen
|
80
|
|
|
|
80
|
|
Nam Đông
|
3
|
Cây chuối
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Sâu cuốn lá
|
3
|
|
|
|
3
|
|
A Lưới, Nam Đông
|
3.2
|
Bệnh đốm lá
|
6
|
|
|
|
6
|
|
A Lưới, Nam Đông
|
III
|
Cây sắn – giai đoạn phát triển củ-thu hoạch
|
1
|
Bệnh khảm lá
|
50
|
|
|
|
50
|
|
P. Điền, Q. Điền, H. Trà, A Lưới
|
2
|
Thối củ
|
50
|
|
|
|
50
|
|
Hương Trà
|
3. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
3.1. Lúa chét, cỏ dại: Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp trên các chân ruộng cao không bị ngập nước.
3.2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 280 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 30 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 145 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 24 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3.3. Cây ăn quả:
* Cây bưởi Thanh Trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 235 ha (tăng 1 ha so với tuần trước, tăng 47 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân – Hương Trà).
- Bệnh thối rễ chết cây: Diện tích nhiễm 296,13 ha, tỷ lệ 10-20%, nơi cao 40-50% (Hương Vân – Hương Trà; Phong Thu – Phong Điền)
- Bệnh vàng lá gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phong Điền, Hương Trà, Huế).
* Cây cam:
- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 25 ha, tỷ lệ 5-10% (Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng-Nam Đông).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 80 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Hương Sơn, Hương Lộc, Hương Giang, Thượng Quảng-Nam Đông).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục cành, bệnh vàng lá greening,...gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
* Cây chuối:
- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 6 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% (Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Thái-A Lưới).
- Sâu cuốn lá: Diện tích nhiễm 3 ha, mật độ 5-7 con/cây (Thị trấn, Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim-A Lưới).
3.4. Cây tiêu
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 44 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 1 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 42 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, giảm 8,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.
- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 36,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
3.5. Cây sắn
- Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 50 ha, tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40% (A Lưới, Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền).
- Bệnh thối củ: Diện tích nhiễm 50 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (A Lưới, Phong Điền, Hương Trà).
- Bệnh thán thư gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (A Lưới, Phong Điền, Hương Trà).
- Các đối tượng khác như rệp sáp bột hồng, bệnh đốm lá,...gây hại mật độ và tỷ lệ thấp
3.6. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa, …)
Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
IV. Dự báo sinh vật gây hại và đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ
1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Trên cây lúa chét, cỏ dại
Các đối tượng sinh vật gây hại như sâu cuốn lá, rầy các loại, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh lem lép, ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
1.2. Cây trồng khác
* Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn, bệnh thối củ, thán thư, rệp sáp bột hồng tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại trên đồng ruộng.
* Cây rau: Bệnh khảm lá, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp do đồng ruộng đang bị ngập nước.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
2.1. Cây lúa
- Khẩn trương chỉ đạo khắc phục thiệt hại kênh mương thủy lợi, đê bao nội đồng, ngăn mặn, chuẩn bị đầy đủ vật tư (giống, phân bón,...) để chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021 đảm bảo theo đúng lịch thời vụ. Đối với diện tích gieo giống dài ngày như Nông nghiệp 4B cần theo dõi thời tiết, tiêu triều, đấu úng để chủ động gieo cấy và chuyển đổi sang gieo giống ngắn ngày đảm bảo an toàn, đúng lịch thời vụ.
- Chỉ đạo các địa phương cày lật đất các diện tích không bị ngập úng, diện tích nước đã rút, xử lý, thu gom bèo trôi dạt, rác thải trên đồng ruộng để tiêu hủy. Xử lý đất, đá, sỏi, cát vùi lấp do lũ lụt để sản xuất.
- Tổ chức diệt chuột bằng mọi biện pháp để hạn chế mật độ; thu gom trứng ốc bươu vàng tiêu hủy để hạn chế ốc phát tán trên đồng ruộng.
- Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo trên trên lúa chét, cỏ dại để dự tính dự báo trong thời gian tới theo đúng qui định.
2.2. Cây cao su:
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng mới, trồng dặm cao su gãy đổ, chết do bão, sâu bệnh hại và kỹ thuật trồng cây chuyển đổi trên cao su gãy đổ, cao su hết chu kỳ khai tác phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.
- Chỉ đạo chăm sóc, bón phân trên diện tích cao su; nhất là diện tích bị thiệt hại nhẹ do bão để cây sinh trưởng phát triển.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.
2.3. Cây ăn quả: Chăm sóc, xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, tạo sự trao đổi khí vùng bên trên và xung quanh rễ; ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón lá để tăng khả năng phục hồi của cây. Kiểm tra bệnh chảy gôm, vàng lá thối rễ để chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan. Đối với diện tích trồng mới, trồng dặm lại cây chết sau lũ lụt nên sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, đắp mô cao và trồng đúng kỹ thuật để hạn chế bệnh phát sinh gây hại. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
2.4. Đối với cây sắn:
- Chỉ đạo thu hoạch diện tích còn lại nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão, ngập úng.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất sắn niên vụ 2021. Quan tâm chỉ đạo tìm kiếm nguồn giống sắn sạch bệnh khảm lá trong và ngoài tỉnh để gieo trồng. Tuyệt đối không sử dụng các cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá làm hom giống.
- Bảo quản và theo dõi chặt chẽ các hom để làm giống nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá để tiêu hủy.
2.5. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, hoa, …): Sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng, rác thải để tiêu hủy. Tranh thủ thời tiết thuận lợi làm đất, chuẩn bị giống để gieo trồng. Tăng cường bón vôi bột (20-30kg/sào) để tiêu hủy nguồn bệnh, thau chua rửa phèn trước khi trồng mới. Chăm sóc, bón phân, che chắn bằng lưới, nylon để bảo vệ diện tích đã gieo trồng. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế