I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 220C; Thấp nhất: 140C.
- Độ ẩm: TB: 70 %; Thấp nhất: 50%.
- Ngày mưa: 07 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Cây lúa
|
28.535
|
- Mạ: 55,5 ha
- Sạ: 17 ha (Hương Thủy)
|
Mới gieo - 2 lá
|
Cây sắn
|
6.335,6
|
5.885
|
Thu hoạch: 5.734 ha, phát triển củ: 151 ha
|
Cây rau (vụ Đông)
|
1.067
|
651
|
Trồng mới-cây con
|
Cây ném
|
188
|
150
|
Phát triển thân lá
|
Cây hoa
|
59,95
|
45
|
Phát triển thân lá
|
Cây ăn quả
|
3.367
|
3.213,6
|
Phát triển thân, cành, lá
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5 ha
KTCB: 31,9 ha
|
Cây cao su
|
7.795
|
7.795
|
Kinh doanh: 6.392,6 ha
Kiến thiết cơ bản: 1.402,4 ha
|
- Diện tích mạ đã gieo 55,5 ha (Phú Vang 38,8 ha, Hương Trà 13,2 ha, Phú Lộc 2 ha, Quảng Điền 1,5 ha), diện tích đã sạ: 17 ha (Hương Thủy), diện tích đã cày lật đất 6.880 ha (Phú Vang 3.100 ha, Quảng Điền 800 ha, Phú Lộc 900 ha, Hương Trà 650 ha, A Lưới 250 ha, Phong Điền 550 ha, TP. Huế 150 ha, Nam Đông 30 ha, Hương Thủy 450 ha), diện tích đã đấu úng 1.350 ha (Quảng Điền 550 ha, Phú Lộc 800 ha).
- Diện tích kế hoạch trồng mới cây ăn quả năm 2021 khoảng 140 ha.
II. Kết quả giám sát sinh vật gây hại chủ yếu và thiên địch
1. Số liệu điều tra phát dục của SVGH:
TÊN SVGH
|
Cây trồng và GĐST
|
Mật độ sâu, chỉ số bệnh
|
Tuổi, pha phát dục sâu/cấp bệnh
|
Tổng số mẫu
|
TB
|
Cao
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
N
|
TT
|
0
|
1
|
3
|
5
|
7
|
9
|
|
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
Lúa chét, cỏ dại
|
5
|
10
|
15
|
20
|
12
|
|
|
|
|
|
47
|
Rầy các loại
|
Lúa chét, cỏ dại
|
50
|
300
|
9
|
25
|
27
|
38
|
31
|
|
|
55
|
185
|
Bệnh khô vằn
|
Lúa chét, cỏ dại
|
3-5
|
10
|
|
20
|
9
|
|
|
|
|
|
29
|
Chảy gôm
|
Cây Thanh trà - PTTL
|
5
|
30
|
|
58
|
32
|
|
|
|
|
|
90
|
Vàng lá
|
Cây Thanh trà - PTTL
|
10
|
20
|
|
64
|
35
|
|
|
|
|
|
99
|
2. Số liệu điều tra ký sinh của SVGH:
Tên SVGH
|
Tên ký sinh
|
Trứng
|
Sâu non
|
Nhộng
|
Trưởng Thành
|
SL
|
KS
|
SL
|
KS
|
SL
|
KS
|
SL
|
KS
|
Rầy các loại
|
Bọ ba khoang
|
|
|
2
|
0
|
|
|
3
|
0
|
III. Tình hình sinh vật gây hại chủ yếu
1. Mật độ, tỷ lệ sinh vật gây hại chủ yếu
TT
|
Tên SVGH
|
Mật độ sâu (con/m2),
tỷ lệ bệnh (%)
|
Tuổi sâu, cấp bệnh phổ biến
|
Phân bố
|
Phổ biến
|
cao
|
Cục bộ
|
I
|
Lúa chét, cỏ dại
|
1
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
5
|
10
|
|
T1-3
|
Các huyện, thị xã, tp
|
2
|
Rầy các loại
|
50
|
300
|
|
T3-TT
|
Các huyện, thị xã, tp
|
3
|
Bệnh khô vằn
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
Các huyện, thị xã, tp
|
II
|
Cây hành lá
|
1
|
Sâu ăn lá
|
20-30
|
>40
|
|
Tr,T1
|
Hương Trà
|
2
|
Dòi đục cọng hành
|
10-20
|
30
|
|
T1,2
|
Hương Trà
|
III
|
Cây sắn – giai đoạn phát triển củ
|
1
|
Khảm lá sắn
|
5-10
|
30-70
|
|
C1,9
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
2
|
Đốm lá
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
3
|
Thán thư
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
4
|
Thối củ
|
5-10
|
10-20
|
|
C1,3
|
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền
|
IV
|
Cây cao su – KD
|
1
|
Bệnh xì mủ
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà, A Lưới
|
2
|
Loét sọc miệng cạo
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà, A Lưới
|
3
|
Nấm hồng
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
4
|
Thán thư
|
3-5
|
10
|
|
C1,3
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
V
|
Cây ăn quả - KD
|
1
|
Cây bưởi Thanh trà
|
1.1
|
Bệnh chảy gôm
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
1.2
|
Bệnh vàng lá
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
1.3
|
Bệnh thối rễ
|
5-10
|
40-50
|
|
C1,3
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
2
|
Cây cam
|
2.1
|
Sâu vẽ bùa
|
5-10
|
|
|
T4,5
|
Nam Đông
|
2.2
|
Muội đen
|
5-10
|
20-30
|
|
C1,3
|
Nam Đông
|
3
|
Cây chuối
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Sâu cuốn lá
|
5-7
|
|
|
T3,4
|
A Lưới, Nam Đông
|
3.2
|
Bệnh đốm lá
|
5-10
|
|
|
C1,3
|
A Lưới, Nam Đông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Diện tích nhiễm sinh vật gây hại chủ yếu
TT
|
Tên SVGH
|
Diện tích nhiễm
|
Tổng DTN (ha)
|
DT phòng trừ (ha)
|
Phân bố
|
Nhẹ
|
TB
|
Nặng
|
MT
|
I
|
Cây cao su – KD
|
1
|
Bệnh xì mủ
|
275
|
|
|
|
275
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà, A Lưới
|
2
|
Loét sọc miệng cạo
|
160
|
|
|
|
160
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
3
|
Rụng lá Corynespora
|
50
|
|
|
|
50
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
4
|
Nấm hồng
|
120
|
|
|
|
120
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
5
|
Thán thư
|
160
|
|
|
|
160
|
|
N. Đông, P. Điền, P. Lộc, H. Trà
|
II
|
Cây ăn quả - KD
|
1
|
Cây bưởi Thanh trà
|
1.1
|
Bệnh chảy gôm
|
242
|
|
|
|
242
|
|
P. Điền, H. Trà, Huế
|
1.2
|
Bệnh thối rễ
|
296,13
|
|
|
|
296,13
|
|
Hương Trà, Phong Điền, Huế
|
1.3
|
Muội đen
|
115
|
|
|
|
115
|
|
Huế, Hương Trà, Phong Điền
|
2
|
Cây cam
|
2.1
|
Sâu vẽ bùa
|
25
|
|
|
|
25
|
|
Nam Đông
|
2.2
|
Muội đen
|
80
|
|
|
|
80
|
|
Nam Đông
|
3
|
Cây chuối
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Sâu cuốn lá
|
3,5
|
|
|
|
3,5
|
|
A Lưới, Nam Đông
|
3.2
|
Bệnh đốm lá
|
6
|
|
|
|
6
|
|
A Lưới, Nam Đông
|
III
|
Cây sắn – giai đoạn phát triển củ-thu hoạch
|
1
|
Bệnh khảm lá
|
10
|
|
|
|
10
|
|
P. Điền
|
2
|
Thối củ
|
42
|
|
|
|
42
|
|
Hương Trà
|
IV
|
Cây rau
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Sâu ăn lá
|
7
|
|
|
|
7
|
|
Hương Trà, Quảng Điền,
|
2
|
Thối nhũn
|
4
|
|
|
|
4
|
|
Hương Trà, Quảng Điền
|
V
|
Cây tiêu – Kinh doanh
|
1
|
Thán thư
|
51
|
|
|
|
51
|
|
P.Điền, H. Thủy,
P. Lộc
|
2
|
Chết nhanh
|
44
|
|
|
|
44
|
|
Huế, P.Điền, H. Thủy, P. Lộc
|
3
|
Chết chậm
|
12
|
|
|
|
12
|
|
Huế, P.Điền, H. Thủy, P. Lộc
|
4
|
Đốm rong
|
37
|
|
|
|
37
|
|
P.Điền, H. Thủy,
P. Lộc
|
3. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
3.1. Trên mạ, lúa chét, cỏ dại
* Lúa chét, cỏ dại: Rầy gây hại mật độ 50-100 con/m2, nơi cao 300 con/m2 rầy giai đoạn tuổi T3-TT; sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 10 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 1,3 (Hương An, Hương Văn, Hương Vân, ... Hương Trà; A Lưới). Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh khô vằn, đốm nâu, nhện gié, … tiếp tục tồn tại phát triển trên đồng ruộng.
* Trên mạ, lúa sạ: Do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại từ ngày 16-22/12/2020 diện tích mạ bị trắng lá 6,5 ha (Phú Vang, Hương Trà), diện tích mạ bị ngập 0,2 ha. Ốc bươu vàng gây hại rải rác, tỷ lệ 1-3%, nơi cao 3-5% (Thủy Phương, Thủy Dương - Hương Thủy). Chuột gây hại rải rác, tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% ( Phú Diên - Phú Vang; Hương Phong - Hương Trà). Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đạo ôn lá, dòi đục nõn, ... phát sinh gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp.
3.2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 275 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 15 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 160 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 47 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3.3. Cây ăn quả:
* Cây bưởi Thanh Trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 242 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 59 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (đội Khúc Lý - xã Phong Thu - Phong Điền; Lại Bằng - phường Hương Vân - Hương Trà; Nguyệt Biều, Lương Quán phườngThủy Biều - TP Huế).
- Bệnh thối rễ chết cây: Diện tích nhiễm 296,13 ha, tỷ lệ 10-20%, nơi cao 40-50% (Lại Bằng - phường Hương Vân – Hương Trà; đội Khúc Lý - xã Phong Thu - Phong Điền)
- Bệnh vàng lá gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (đội Khúc Lý - xã Phong Thu - Phong Điền; Lại Bằng - phường Hương Vân - Hương Trà; Nguyệt Biều, Lương Quán phườngThủy Biều - TP Huế).
* Cây cam:
- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 25 ha, tỷ lệ 5-10% (Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng-Nam Đông).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 80 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Hương Sơn, Hương Lộc, Hương Giang, Thượng Quảng-Nam Đông).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục cành, bệnh vàng lá greening,...gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
* Cây chuối:
- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 6 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% (Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Thái-A Lưới).
- Sâu cuốn lá: Diện tích nhiễm 3,5 ha, mật độ 5-7 con/cây (Thị trấn, Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim-A Lưới).
3.4. Cây tiêu
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 44 ha (giảm 2 ha so với tuần trước, tăng 3 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 51 ha (tăng 3 ha so với tuần trước, tăng 3 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.
- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 35,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 4 ha so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
3.5. Cây sắn
- Bệnh khảm lá: Diện tích nhiễm 10 ha, tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40% (Hương Nguyên, Hồng Hạ - A Lưới, Phong Hòa - Phong Điền, Hương Văn, Hương Xuân, Tứ Hạ - Hương Trà,).
- Bệnh thối củ: Diện tích nhiễm 42 ha, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% - Bệnh thán thư gây hại tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Hương Nguyên, Hồng Hạ - A Lưới, Phong Hòa - Phong Điền, Hương Văn, Hương Xuân, Tứ Hạ - Hương Trà,).
- Các đối tượng khác như rệp sáp bột hồng, bệnh đốm lá,...gây hại mật độ và tỷ lệ thấp
3.6. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa, …)
Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
IV. Dự báo sinh vật gây hại và đề suất biện pháp chỉ đạo phòng trừ
1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Trên cây lúa chét, cỏ dại
Các đối tượng sinh vật gây hại như sâu cuốn lá, rầy các loại, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh lem lép, ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
1.2. Trên mạ, lúa sạ
Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, rét đậm kéo dài có khả năng diện tích bị trắng lá gia tăng về tỷ lệ và diện tích.
Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh phát triển gia tăng tỷ lệ hại trên các giống nhiễm, ốc bươu vàng phát sinh gây hại gia tăng tỷ lệ, chuột phát sinh gây hại nhất là các vùng cao ở gần cồn mồ, đê đập, ven làng.
1.3. Cây trồng khác
* Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn, bệnh thối củ, thán thư, rệp sáp bột hồng tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại trên đồng ruộng.
* Cây rau: Bệnh thối nhũn, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
2.1. Cây lúa
- Đẩy nhanh tiến độ làm đất để gieo cấy đúng lịch thời vụ Đông Xuân 2020-2021. Đối với giống lúa dài ngày khung lịch thời vụ gieo trồng bắt đầu gieo trồng từ ngày 25/12/2020 đến 05/01/2021, cần khẩn trương đấu úng, tiêu nước, làm đất để gieo cấy và chủ động chuyển đổi sang gieo giống ngắn ngày nếu như điều kiện đồng ruộng chưa đảm bảo (đồng ruộng đang ngập nước do triều cường, nước sông lớn, đê bao không đảm bảo,…).
- Hướng dẫn nông dân kỹ thuật ngâm ủ giống trong thời tiết rét đậm, rét hại và khuyến cáo không gieo sạ khi nhiệt độ xuống thấp < 150C, sử dụng giống lúa xác nhận để gieo cấy, bón lót đầy đủ, cân đối trước khi gieo cấy để tăng cường khả năng chống rét và sinh trưởng phát triển khỏe ngay từ đầu vụ.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn và hiệu quả, khuyến cáo không sử dụng thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ < 180C, trường hợp không phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sau khi gieo từ 0-3 ngày được thì chuyển sang sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm khi thời tiết thuận lợi, tạnh ráo, nắng ấm và nhiệt độ tăng lên.
- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên mạ, lúa sạ để chỉ đạo hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời khi thời tiết tạnh ráo trở lại nhằm hạn chế bệnh phát triển lây lan.
- Tăng cường bón phân lân, phân kali hoặc tro bếp để chống rét cho mạ, lúa sạ chủ động các biện pháp chống úng khi có mưa lớn xảy ra.
- Tiếp tục tổ chức, phát động diệt chuột bằng mọi biện pháp để hạn chế mật độ; thu gom trứng ốc bươu vàng tiêu hủy, quản lý các đối tượng sinh vật gây hại khác ngay từ ban đầu để hạn chế phát tán lây lan.
2.2. Cây cao su:
- Chỉ đạo chăm sóc, bón phân để cây sinh trưởng phát triển, nhất là các diện tích bị ảnh hưởng do bão, diện tích khai thác mủ đang có xu hướng suy yếu, do chế độ khai thác không hợp lý, do ảnh hưởng mưa lớn, sâu bệnh hại,...
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.
2.3. Cây ăn quả:
- Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cây trồng để tiêu hủy, khơi thông hệ thống thoát nước để hạn chế nguồn bệnh trong đất phát sinh, phát triển. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, tiếp tục chăm sóc, xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, tạo sự trao đổi khí vùng bên trên và xung quanh rễ; ưu tiên sử dụng vôi, phân bón hữu cơ, phân bón lá để tăng khả năng phục hồi của cây. Kiểm tra bệnh chảy gôm, vàng lá thối rễ để chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan.
- Đối với diện tích trồng mới, trồng dặm lại cây chết sau lũ lụt chỉ đạo các địa phương liên hệ tại Trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp Huế, địa chỉ 138 Nguyễn Phúc Nguyên - TP. Huế và Công ty TNHHNNNMTV Lâm trường Tiền Phong, địa chỉ xã Thủy Bằng - thị xã Hương Thủy để mua giống.
- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, mua bán giống cây ăn quả trên địa bàn nhất là các điểm buôn bán dạo để kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán giống không rõ nguồn gốc, địa chỉ,... theo quy định pháp luật.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
2.4. Đối với cây sắn:
- Chỉ đạo làm đất chuẩn bị gieo trồng niên vụ 2021. Khuyến cáo sử dụng giống rõ nguồn gốc, phổ biến địa chỉ bán hom giống cho các địa phương theo Công văn số 401/TTBVTV-BVTV ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Tuyệt đối không sử dụng các cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá làm hom giống.
- Chủ động liên hệ mua giống sắn KM95 tại Công ty TNHH MTV Nông sản Xuất Nhập khẩu Hoàng Huy, địa chỉ 103 Hùng Vương, khu phố 4, phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh (Liên hệ số điện thoại ông Nguyên-Giám đốc Công ty: 0988.419.419).
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn giống sắn đưa về trên địa bàn nhằm ngăn chặn buôn bán giống không rõ nguồn gốc để xử lý theo qui định.
- Bảo quản và theo dõi chặt chẽ các hom để làm giống nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá để tiêu hủy.
- Tăng cường kiểm tra sau khi gieo trồng nhằm phát hiện bệnh khảm lá sắn để nhổ bỏ tiêu hủy hạn chế lây lan trên diện rộng.
2.5. Cây trồng khác (rau các loại, ngô, hoa, …): Chăm sóc, bón phân, che chắn bằng lưới, nylon để bảo vệ diện tích đã gieo trồng. Không gieo trồng các loại cây rau màu, ngô, hoa, … trong thời gian mưa rét. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thừa Huế