Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kết quả trồng rừng thay thế trong thời gian qua, các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng thay thế và kế hoạch giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 15/04/2021

Công tác trồng rừng thay thế luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UNBD tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch được UBND tỉnh giao, các đơn vị chủ rừng đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây giống do đó chất lượng nguồn giống cơ bản được đảm bảo, đáp ứng một phần nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh.Người dân lao động tham gia trồng rừng thay thế bước đầu đã nhận thứcđược việc trồng rừng bằng các loài cây bản địa là nhằm góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Thực hiện quy định của pháp luật về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, từ năm 2015 đến năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty Lâm nghiệp để trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế do các Chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh với tổng diện tích là 1.254 ha, trong đó: Rừng phòng hộ:1.120 ha, rừng đặc dụng:134 ha.

Trồng rừng thay thế với các loài cây bản địa có tác dụng phòng hộ bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất cao do có tán lá rậm, hệ rễ phát triển và khả năng chống chịu gió bão tốt, nhất là trong bối cảnh thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp như mưa to, bão lớn, lũ lụt, sạt lở đất, nắng hạn kéo dài,… đồng thời còn có giá trị về kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học góp phần nâng cao chất lượng rừng, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững như: Lim xanh, Chò, Sao đen, Dầu rái, Lát hoa, Gõ, Ươi, Bời lời...; Phương thức, mật độ trồng: Trồng hỗn giao các loài cây bản địa, bản địa xen Keo lai mô; mật độ cây bản địa từ 441- 833 cây/ha.

Toàn bộ diện tích rừng trồng thay thế đang được các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty Lâm nghiệp tổ chức chăm sóc và quản lý bảo vệ chặt chẽ, đảm bảo các biện pháp kỹ thuật được phê duyệt.Tỷ lệ cây sống đạt trên 85% so với mật độ trồng,cây trồng đang sinh trưởng ổn định, trong đó diện tích rừng Lim xanh trồng năm 2019 ở khu vực lòng hồ thủy lợi Tả Trạch, thủy điện Bình Điền phát triển tốt; tuy nhiên cũng có một số diện tích sinh trưởng còn chậm, tỷ lệ chết cao trên 25%, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn kinh phí chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2015-2017 bố trí chậm.

Công tác trồng rừng thay thế luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UNBD tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch được UBND tỉnh giao, các đơn vị chủ rừng đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây giống do đó chất lượng nguồn giống cơ bản được đảm bảo, đáp ứng một phần nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh.Người dân lao động tham gia trồng rừng thay thế bước đầu đã nhận thứcđược việc trồng rừng bằng các loài cây bản địa là nhằm góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, công tác trồng rừng thay thế vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định:

(1)Diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ trồng rừng thay thếngày càng ít và có địa hình phức tạp với độ dốc lớn và bị chia cắt bởi khe suối, nằm ở vùng xa, nhiều trâu bò thả rông phá hoại làm cho công tác tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

(2) Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nắng nóng gây gắt kéo dài, mưa bão, lũ lụtlớn và liên tục gây sạt lở đất, hệ thống đường giao thông bị chia cắt đã làm gián đoạnhoạt động trồng rừng, chất lượng rừng trồng bị ảnh hưởng.

(3) Các nhà thầu có đủ năng lực trong lĩnh vực trồng rừng để tham gia đấu thầu hiện nay trên địa bàn tỉnh rất ít, chỉ có 2 nhà thầu đủ năng lực theo quy địnhđã làm ảnh hưởng đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong khi khối lượng trồng rừng lớn dẫn đến tiến độ thi công chậm.Nhu cầu về nguồn giống cây bản địa ngày càng lớn, tuy nhiên các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, chưađáp ứng được nhu cầu trồng rừng.

Kế hoạch trồng rừng thay thế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

(1) Tổng diện tích đất quy hoạchrừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty Lâm nghiệp đang quản lý rà soát trồng rừng thay thế giai đoạn 2021-2025khoảng 1.138 ha, trong đó:Rừng phòng hộ:1.048 ha; rừng đặc dụng:90 ha. 

(2) Trồngcác loài cây bản địa có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng; cây cótán lá rậm, hệ rễ phát triển, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu gió bão tốt; đối với rừng đặc dụng là các loài cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng.

(3) Cây giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; đối với loài cây trồng thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành phải đạt tiêu chuẩn quốc gia về cây giống.

Để công tác trồng rừng thay thế đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

(1) Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng trong công tác trồng rừng thay thế, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay đối với các cấp, ngành, chủ rừng và toàn xã hội.

(2) Tiếp tục rà soát, bổ sung quỹ đất chưa có rừngthuộc quy hoạch rừng, rừng đặc dụng; thanh lý rừng trồng kém chất lượng để phục vụ trồng rừng thay thế.

(3) Khuyến khích các cơ sở SXKD giống cây trồng lâm nghiệp tăng quy mô, nâng cao chất lượng nguồn cây giống bản địa, ứng dụng KHCN vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

(4) Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo vàgiám sát việc thực hiện trồng rừng thay thế của các đơn vị.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưuUBND tỉnh: (1) có chủ trương cho phép các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty Lâm nghiệp lập các thủ tục theo quy định để thanh lý rừng trồng kém chất lượng thuộc chương trình 327, dự án 661,... để có qũy đất trồng rừng thay thế nhằm nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng, tránh lãng phí tài nguyên đất. (2) Có chính sách hỗ trợ, đầu tư cho các đơn vị để xây dựng, phát triển vườn ươm cây giống, đặc biệt là giống cây bản địa để cung cấp cho hoạt động trồng rừng trên địa bàn tỉnh nói chung và các tỉnh lân cận./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.297.120
Truy câp hiện tại 1.117