I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 240C; Thấp nhất: 180C.
- Độ ẩm: TB: 80 %; Thấp nhất: 70 %.
- Ngày mưa: 2 ngày.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng (ha)
|
Cây lúa
|
28.193,47
|
28.193,47
|
- Đứng cái: 20.000
- Đẻ nhánh: 8.193,47
|
Cây sắn
|
3.894,53
|
3.543,43
|
Trồng mới: 40,03
Cây con-Phát triển thân lá: 3.503,4
|
Cây Ngô
|
1.011,34
|
976,34
|
Mới gieo – cây con
|
Cây Lạc
|
2.324,73
|
2.189,73
|
Mới gieo – phân cành
|
Đậu các loại
|
836,66
|
790,46
|
Mới gieo – cây con
|
Khoai lang
|
634,82
|
582,52
|
Mới trồng-mọc mầm, ra rễ
|
Hoa các loại
|
70,46
|
70,5
|
Phát triển thân lá- ra hoa
|
Cây rau
|
1.818,85
|
1.759,2
|
Cây con-Phát triển thân lá
|
Cây ném
|
144,93
|
144,93
|
Phát triển thân lá-phát triển củ
|
Cây ăn quả
|
3.597,8
|
3.213,6
|
KTCB – Kinh doanh
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5
KTCB: 31,9
|
Cây cao su
|
6.700
|
6.400
|
Kinh doanh: 6.400
|
Cây sen
|
601,6
|
342,6
|
Trồng mới–cây con-Phát triển thân lá
|
- Thuốc chuột đã sử dụng: 331,5 kg (tăng 5 kg so với tuần trước), thu đuôi 10.040 (không tăng so với tuần trước).
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1. Trên cây lúa
- Bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm 861 ha (tăng 115,34 ha so với tuần trước, giảm 191,2 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 10-20% (Phú Đa, Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú Diên, Phú Gia, Phú An, Vinh Xuân, Phú Lương-Phú Vang; Hương Toàn, Hương Xuân-Hương Trà; An Nông 1-Phú Lộc; các HTX-Hương Thủy; Phú Thanh, Đông Phú, Quảng Thọ 2, Tín Lợi, An Xuân – Quảng Điền, … ), cục bộ gây cháy chòm (16 ha ở Lâm Đớt-A Lưới; HTX Đông Vinh, Tín Lợi-Quảng Điền; Hương Trà).
- Chuột gây hại diện tích nhiễm 68 ha (tăng 10 ha so với tuần trước, giảm 56 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Hương Thủy, Hương Trà).
- Các đối tượng sinh vật như sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, dòi đục nõn, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp.
2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 213 ha (giảm 2 ha so với tuần trước, giảm 55 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 260 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 110 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 159 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 132 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (đội Khúc Lý – xã Phong Thu – Phong Điền; Lại Bằng – phường Hương Vân – Hương Trà; Nguyệt Biều, Lương Quán – phường Thủy Biều – TP Huế).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 88 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 70 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Hương Sơn, Hương Lộc, Hương Giang, Thượng Quảng-Nam Đông; Phong Thu – Phong Điền; Lại Bằng – phường Hương Vân – Hương Trà; Nguyệt Biều, Lương Quán – phường Thủy Biều – TP Huế).
- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 25 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 25 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10% (Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng-Nam Đông).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục han, bệnh vàng lá greening,...gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
4. Cây tiêu
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 35 ha (giảm 1 ha so với tuần trước, tăng 1,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 25 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 15,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.
- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 20,5 ha (giảm 3 ha so với tuần trước, giảm 15 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.
- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 7,5 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 4,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 1-3%, nơi cao 5-10%
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như tuyến trùng, rệp sáp… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.
5. Cây sắn: Bệnh khảm lá diện tích nhiễm 599,7 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 397,6 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 129.5 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 276 ha (Hương Xuân, Hương Vân, Hương Văn, Hương Chữ, Tứ Hạ-Hương Trà; Điền Môn, Phong Hiền-Phong Điền), tỷ lệ 70% nhiễm 194.2 ha (Văn Xá Tây, Phú An-Hương Trà; Phong Hiền-Phong Điền).
6. Cây lạc
- Bệnh héo rũ diện tích nhiễm 110 ha (tăng 45 ha so với tuần trước, tăng 38 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Vân, Hương Văn, Hương Chữ-Hương Trà; HTX Thống Nhất, Thắng Lợi-Quảng Điền).
- Bệnh đốm lá diện tích nhiễm 50 ha (tăng 30 ha so với tuần trước, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10% (Phong Điền; HTX Tam Giang, Tín Lợi, Phú Hòa-Quảng Điền).
- Các đối tượng khác như bệnh gỉ sắt, sâu ăn lá,... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
7. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa,…): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Cây lúa:
- Các đối tượng sinh vật gây hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn cổ lá đòng... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.
1.2. Cây trồng khác
* Cây rau: Bệnh thối nhũn, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
* Cây sắn: Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh khảm lá sắn, rệp sáp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
2.1. Cây lúa
- Hướng dẫn nông dân kiểm tra và bón phân thúc đòng đúng thời điểm, cân đối phân đạm Urê và Kaliclorua, điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển tốt.
- Kiểm tra bệnh đạo ôn lá và chỉ đạo phun trừ đối với diện tích trà muộn đang đẻ nhánh để hạn chế bệnh phát tán lây lan.
- Tổ chức diệt chuột để hạn chế mật độ, thiệt hại trên đồng ruộng.
- Tăng cường điều tra phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ,... để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời.
2.2. Cây cao su:
- Điều tra theo dõi chặt chẽ một số bệnh gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh rụng lá đốm tròn, loét sọc miệng cạo, xì mủ,... để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan.
2.3. Cây ăn quả:
- Tăng cường chăm sóc, bón phân, tưới nước đảm bảo để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rụng quả.
- Kiểm tra, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây bưởi thanh trà hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
2.4. Đối với cây sắn:
- Tăng cường chăm sóc, bón phân để cây sắn sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh gây hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
- Tăng cường theo dõi các đối tường sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp, nhất là bọ phấn trắng (môi giới) truyền bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế bệnh lây lan diện rộng.
2.5. Cây lạc
- Làm cỏ, xới xáo, bón phân cân đối, kịp thời giúp cây lạc sinh trưởng phát triển tốt.
- Chỉ đạo hướng dẫn xác định nguyên nhân gây bệnh héo rũ để phòng trừ kịp thời. Đối với bệnh héo rũ do nấm (Rhizotonia solani, Rhizotonia spp, Aspergiluss niger, Fusarium, Sclerotium rolfsii Sacc ,...) chỉ đạo phòng trừ bằng các loại thuốc Mataxyl 500WP, Ridomil gold 68WG,… Đối với héo xanh vi khuẩn chỉ đạo nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu hủy, tăng cường bón vôi, vun gốc hạn chế bệnh lây lan.
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng như bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, sâu ăn lá,... để có biện pháp phòng trừ.
2.6. Cây trồng khác (rau các loại, hoa, …): Tiến hành chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế