I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
- Nhiệt độ: Cao nhất: 340C; Thấp nhất: 240C.
- Độ ẩm: TB: 76 %; Thấp nhất: 68 %.
- Ngày mưa: 03 ngày mưa .
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Cây trồng
|
Kế hoạch (ha)
|
Đã gieo trồng (ha)
|
Giai đoạn sinh trưởng (ha)
|
Cây lúa
|
25.704,9
|
- 24.631,6
+ Hè Thu sớm: 146
+ Hè Thu chính vụ: 24.485,6
|
- Thu hoạch: 146
- Trổ: 23.545,1
- Làm đòng: 940,5
|
Cây sắn
|
- Đông Xuân: 3.894,53
- Hè Thu: 377,5
|
- Đông Xuân: 3.863,23
- Hè Thu: 344
|
- Đông Xuân: Phát triển củ
- Hè Thu: Phát triển thân lá
|
Cây Ngô
|
576,09
|
569,59
|
Phát triển quả
|
Cây Lạc
|
279,83
|
272,33
|
Phát triển thân lá-Ra hoa đâm tia
|
Đậu các loại
|
622,09
|
618,79
|
Phát triển thân lá
|
Khoai lang
|
521,48
|
518,9
|
Phát triển thân lá-Phát triển củ
|
Cây rau
|
1.133,9
|
1.133,9
|
Phát triển thân lá
|
Cây ném
|
148,9
|
148,9
|
Phát triển thân lá
|
Cây ăn quả
|
3.597,8
|
3.213,6
|
KTCB–Kinh doanh
|
Cây hồ tiêu
|
275,4
|
275,4
|
Kinh doanh: 243,5
KTCB: 31,9
|
Cây cao su
|
6.700
|
6.400
|
Kinh doanh: 6.400
|
Cây sen
|
601,6
|
520,62
|
Ra hoa-Hình thành hạt
|
- Thuốc chuột đã sử dụng: 411 kg (không tăng so với tuần trước), thu đuôi 5.770 đuôi ( không tăng so với tuần trước).
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1. Trên cây lúa
- Sâu cuốn lá diện tích nhiễm 788 ha (giảm 1703 ha so với tuần trước, giảm 11 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-20 con/m2, sâu giai đoạn nhộng-tuổi 1,2 (Phú Đa, Phú Gia, Phú Hồ, Phú Lương, Vinh Hà,...- Phú Vang; HTX Mai Phước, Đông Vinh, An Xuân, số 2 Sịa, Kim Thành, Tam Giang, Phú Hòa, Nam Vinh, Phú Thuận,...- Quảng Điền).
- Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 2508 ha (tăng 160 ha so với tuần trước, giảm 127 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%, bệnh cấp 1-3, diện tịch nhiễm trung bình 215 ha, nhiễm nặng 2 ha (Phú Đa, Phú Gia, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú An, Vinh Hà,...- Phú Vang; HTX Phú Hòa, Tín Lợi, Bắc Vinh, Đông Vinh, Đông Phú, An Xuân, Phú Thanh, Quảng Thọ 2-Quảng Điền).
- Chuột gây hại diện tích nhiễm 399,2 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 285,2 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10% (Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Lộc).
- Nhện gié diện tích nhiễm 860 ha (tăng 155 ha so với tuần trước, giảm 78 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20% (Phú Xuân, Phú Đa, Phú Mỹ, Phú Lương, Phú Gia, Vinh Hà, Phú Hồ - Phú Vang; Hương Toàn, Hương Văn – Hương Trà).
- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 361 ha (tăng 261 ha so với tuần trước, giảm 456 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.500 con/m2, nơi cao 3.000 con/m2 rầy giai đoạn tuổi 3-5, trưởng thành (Phù Bài, Phù Nam - Hương Thủy).
- Bệnh lem lép diện tích nhiễm 1662,5 ha (tăng 443,5 ha so với tuần trước, tăng 456,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phú Đa, Phú Gia, Phú Hồ, Phú Lương, Vinh Hà,...- Phú Vang; HTX Mai Phước, Đông Vinh, An Xuân, số 2 Sịa, Kim Thành, Tam Giang, Phú Hòa, Nam Vinh, Phú Thuận,...- Quảng Điền).
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu keo, bệnh đốm nâu, gạch nâu… gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
2. Cây cao su
- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 195 ha (tăng 1 ha so với tuần trước, giảm 18 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 250 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 90 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).
- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 160 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, tăng 4 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân-Hương Trà; Thủy Biều-TP.Huế).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 73 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Thượng Quảng-Nam Đông; Phong Thu-Phong Điền; Thủy Biều-TP. Huế).
- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
4. Cây sắn: Bệnh khảm lá diện tích nhiễm 647,7 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 443,45 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 72,5 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 91 ha (Hương Xuân, Hương Vân, Hương Văn, Hương Chữ, Tứ Hạ-Hương Trà; Điền Môn, Phong Hiền-Phong Điền), tỷ lệ 70% nhiễm 484,2 ha (Văn Xá Tây, Phú An-Hương Trà; Phong Hiền-Phong Điền; Hồng Hạ-A Lưới).
5. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa,…): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
1.1. Cây lúa:
- Rầy nâu tiếp tục tích lũy gia tăng mật độ, diện phân bố và có khả năng gây hại nặng, nhất là các vùng đang nhiễm rầy, vùng rầy gây hại nặng hàng năm.
- Bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, nhện gié,... tiếp tục gây hại gia tăng về tỷ lệ và diện tích.
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như, sâu cuốn lá nhỏ, bọ phấn, bệnh đốm nâu, gạch nâu, bệnh thối thân, thối bẹ,... tồn tại phát triển gây hại trên đồng ruộng.
1.2. Cây trồng khác
* Cây rau: Bệnh thối nhũn, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
* Cây sắn: Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh khảm lá sắn, rệp sáp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... tiếp tục phát sinh gây hại.
* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới
2.1. Cây lúa
- Tiếp tục chỉ đạo phun phòng bệnh lem lép hạt trên diện tích lúa trà muộn khi lúa trổ vè thưa (3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày), lựa chọn các loại thuốc có tác dụng phòng bệnh lem lép hạt và trừ bệnh khô vằn, vàng lá, thối bẹ lá đòng,... như Amistar Top 325SC, Nevo 330EC,... để hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng.
- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ rầy nâu nơi mật độ cao (> 1.500 con/m2) bằng các loại thuốc Acnipyram 50WP, Nitensuper 500WP, Chess 50WG, Cheestar 500WG, Starcheck 755WG,... Sau phun 2-3 ngày kiểm tra đồng ruộng thấy rầy có xu hướng phát triển gia tăng chỉ đạo phun lần 2 để chống tái nhiễm.
- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun trừ trên diện hẹp.
- Lưu ý: Do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, duy trì mực nước ở trong ruộng lúa từ giai đoạn trổ - chín (chỉ rút cạn nước trước khi thu hoạch 7-10 ngày). Phun phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại vào buổi chiều mát, phun đảm bảo lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích và đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”. Sau khi phun phòng trừ tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả phòng trừ để có biện pháp chống tái nhiễm.
2.2. Cây cao su: Điều tra theo dõi chặt chẽ một số bệnh gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh rụng lá đốm tròn, loét sọc miệng cạo, xì mủ,... để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan.
2.3. Cây ăn quả:
- Kiểm tra, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây bưởi thanh trà hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.
2.4. Đối với cây sắn:
- Tăng cường theo dõi các đối tường sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp, nhất là bọ phấn trắng (môi giới) truyền bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế bệnh lây lan diện rộng.
2.5. Cây lạc: Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng như nhóm bệnh héo rũ, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, sâu ăn lá, ... để có biện pháp phòng trừ.
2.6. Cây trồng khác (rau các loại, hoa, …): Tiến hành chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế