Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thuận lợi và khó khăn của tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
Ngày cập nhật 20/04/2018

             Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực ngay vào ngày 02/02/2018, thay thế cho Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định một số điều Luật an toàn thực phẩm. Điểm nổi bật trong lần cải cách này chính là cho phép hơn 90% loại sản phẩm được tự công bố. Nhìn chung, đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn của việc tự công bố chất lượng sản phẩm.

 

Tự công bố chất lượng sản phẩm áp dụng cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

-         Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.

-         Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

-         Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Theo ước tính, việc thực thi Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ góp phần giảm trên 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngành công, 3.700 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi của doanh nghiệp có được sau Nghị định 15 thì tồn tại một số thuận lợi,  khó khăn như sau:

                  Thuận lợi:

-         Doanh nghiệp được tự đứng ra công bố chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi thông tin của sản phẩm khi đã tự công bố.

-         Thành phần hồ sơ khá đơn giản đồng nghĩa với việc tiến hành soạn hồ sơ nhanh chóng và dễ dàng.

-         Quy trình tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ tại cơ quan chức năng đơn giản, nhanh chóng, đồng nghĩa với việc tạo cơ chế thông thoáng, cảm giác thân thiện, hài lòng cho doanh nghiệp

-         Việc công bố sản phẩm chỉ cần thực hiện một lần, thay vì 3 năm/lần như quy định cũ.

Khó khăn:

-         Không phát sinh công văn khi hồ sơ tự công bố sai về hình thức hay nội dung đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có khả năng cao bị phạt về những lỗi sai khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm về sau.

-         Thông tin của việc tự công bố sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử, đồng nghĩa với việc không ban hành Bản tự công bố chất lượng sản phẩm có dấu xác nhận của cơ quan chức năng. Điều này sẽ có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch thương mại, giảm tính cạnh tranh.

-         Theo quy định cũ của Nghị định 38/2012/NĐ-CP, việc cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được xem là biện pháp “tiền kiểm” đảm bảo sản phẩm thực phẩm đủ điều kiện an toàn trước khi ra thị trường. Theo quy định mới, doanh nghiệp tự công bố sau đó đưa sản phẩm ra thị trường, trong trường hợp có nguy cơ mất an toàn thực phẩm thì dù có kiểm tra xử lý nhưng thực phẩm không đảm bảo đã được lưu thông trên thị trường

-         Đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự công bố sản phẩm khi không có sự hướng dẫn, giúp đỡ của các đơn vị độc lập hoặc cơ quan chức năng thì việc lập hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm là khá khó khăn và mất nhiều thời gian.

          Nội dung chi tiết của Nghị định 15 vui lòng tải file bên dưới./.

Tập tin đính kèm:
CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 2.535