Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Dự án Trường Sơn xanh góp phần xây dựng chuỗi giá trị nông sản
Ngày cập nhật 14/12/2020

Với mục tiêu tăng cường áp dụng các phương thức sử dụng đất phát thải thấp; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, DA còn phối hợp với nhiều đơn vị triển khai rất nhiều tiểu DA nhằm cải thiện sinh kế cho người dân song hành với khôi phục và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.

 

Không chỉ góp phần cải thiện sinh kế, dự án Trường Sơn xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản.

Tăng thu nhập

Bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu cây vả chế biến các sản phẩm từ quả gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền vững cho người dân sinh sống trong khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã là tiểu dự án (DA) của DA Trường Sơn Xanh phối hợp với Công ty Lộc Mai triển khai. Trong khuôn khổ DA đã tiến hành cấp hơn 5.000 cây vả giống cho các hộ thành viên của 10 tổ hợp tác.

Theo ông Mai Quốc Bảo, Giám đốc Công ty Lộc Mai, các cành giống này đều được chiết ghép theo đúng kỹ thuật từ những cây vả tự nhiên trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã, nhờ vậy sẽ bảo tồn được nguồn gen của loại cây bản địa này. Sau một thời gian triển khai, DA đã hỗ trợ hình thành hơn 18 ha vả, gần 200 hộ tự nguyện tham gia vào 10 tổ hợp tác nhằm hỗ trợ nhau xây dựng vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm. Không chỉ hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, DA còn định hướng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP nâng cao chất lượng đầu ra cho quả vả địa phương.

Với nguồn giống ổn định, chất lượng cao, Công ty Lộc Mai liên kết với các tổ hợp tác nhằm tiêu thụ quả vả do người dân, tránh tình trạng được mùa mất giá, không có đầu ra cho người dân địa phương. Công ty cũng đa dạng sản phẩm từ quả vả như rượu vang, trà vả…nhằm hỗ trợ bao tiêu một cách hiệu quả nhất, tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân và bắt đầu có những đóng góp ý nghĩa vào công tác bảo tồn tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Nhụy, tổ dân phố 2, Thị Trấn Phú Lộc cho biết, trước đây, gia đình chỉ trồng 5, 6 cây vả thu nhập rất thấp, thường xuyên vào rừng tìm kiếm sinh kế. Sau này khi DA triển khai, chúng tôi được hỗ trợ thêm cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng nên chất lượng quả rất cao. Công ty cũng thu mua liên tục với giá ổn định 5.000 đồng/kg quả tươi và 10.000 đồng/kg quả chín, cao gần gấp đôi ngoài thị trường, nhờ đó mỗi thành viên tổ hợp tác có thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/tháng. Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên, rừng được lồng ghép vào hoạt động của DA nên người dân ngày càng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường rừng.

Xây dựng chuỗi liên kết

Với mục tiêu tăng cường áp dụng các phương thức sử dụng đất phát thải thấp; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, DA còn phối hợp với nhiều đơn vị triển khai rất nhiều tiểu DA nhằm cải thiện sinh kế cho người dân song hành với khôi phục và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Trong đó phải kể đến tiểu DA thúc đẩy sản xuất bền vững và tiêu thụ có trách nhiệm các sản phẩm dược liệu và thủ công mỹ nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) triển khai trên địa bàn. Tiểu DA hướng đến giảm nạn săn bắn động vật hoang dã và tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học thông qua cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương. Theo đó, DA hỗ trợ ba hợp tác xã (HTX): HTX du lịch cộng đồng thác Kazan (Nam Đông), HTX Thổ cẩm xanh A Lưới (A Lưới) và HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền) thiết kế mẫu mới.

Để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của chuỗi giá trị, tiểu DA hỗ trợ tăng cường liên kết kinh doanh giữa người dân, HTX với các doanh nghiệp (DN). DA còn hỗ trợ xây dựng 8 điểm kết nối tinh hoa Huế tại Huế, Hà Nội để trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Cùng với kênh truyền thông qua mạng xã hội, dự án đã đồng hành cùng các HTX và DN tham gia vào các hoạt động kết nối giao thương online nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm.

Mới đây trong khuôn khổ DA cũng hỗ trợ thúc đẩy kết nối giữa DN với các HTX, tổ hợp tác nhằm bao tiêu sản phẩm. Theo đó, VIRI đã hỗ trợ thúc đẩy nhóm DA TAOI ký kết hợp đồng thu mua các sản phẩm thiết kế với  HTX Thổ Cẩm AZKOOH. VIRI còn hỗ trợ thúc đẩy hợp đồng mua sản phẩm giữa Công ty Đổi mới phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam với Công ty TNHH SX TM Liên minh xanh với với giá trị hợp đồng có giá trị l,2 tỷ đồng. Hợp đồng này sẽ tạo điều kiện cho HTX A Roàng cũng như các cộng đồng ở vùng cao A Lưới và Nam Đông bán được nhiều nguyên liệu thô tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đại Anh Tuấn đánh giá, sau một thời gian triển khai các hoạt động xây dựng chuỗi liên kết trong phạm vi DA được đa dạng. Các sản phẩm từ các HTX đều được liên kết, đưa vào mạng lưới thương mại; các phương thức kinh doanh như bán hàng trực tuyến, các cổng kết nối giao thương… thu hút xã viên, đồng bào dân tộc thiểu số trong HTX tham gia và tiếp cận, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 1.965