Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đồ ăn chay
Ngày cập nhật 29/04/2021

Trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng thực phẩm chay tăng cao, dẫn đến có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay hoạt động rất đa dạng. Thực tế, phần nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm còn hạn chế về nhà xưởng, trang thiết bị và thực hành chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển. Rủi ro lạm dụng hóa chất, phụ gia cũng như nhiễm vi sinh vật dẫn đến sinh ra độc tố là rất cao.

Trước đó, đã có hàng chục bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn pate Minh Chay, nhiều trường hợp ngộ độc nặng phải điều trị dài ngày, có trường hợp tử vong. 

Theo các bác sĩ, trong loại thực phẩm chay này có độc tố Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nếu sử dụng có thể gây tổn thương liên quan tới mắt, liệt mặt, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Gần đây nhất, vào tháng 3/2021, tại Bình Dương tiếp tục ghi nhận hàng chục người ăn bún riêu chay, trong đó có 6 trường hợp ngộ độc gặp biểu hiện chung như chóng mặt, mờ mắt, cứng lưỡi... cũng được xác nhận là ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum gây ra.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2307/VPCP-KGVX ngày 01/4/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc thông tin báo nêu về quản lý đồ ăn chay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2154/BNN-QLCL ngày 14/4/2021 về tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đồ ăn chay.

Theo đó, để đảm bảo an toàn trong việc chế biến và sử dụng thực phẩm chay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan ở địa phương triển khai một số nội dung sau:

1. Phổ biến quy định pháp luật, hướng dẫn, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay:

- Không dùng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng và đúng liều lượng quy định.

- Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nhân, xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên HACCP, đặc biệt lưu ý kiểm soát chặt chẽ tại công đoạn tiệt trùng (thời gian, nhiệt độ tiệt trùng), ghép mí; điều kiện bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ sản phẩm.

2. Tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng những lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm nói chung, thực phẩm chay nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua, sử dụng sản phẩm được bảo quản đúng như công bố trên nhãn của nhà sản xuất (về nhiệt độ, cách thức bảo quản sản phẩm, hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng thực phẩm an toàn ...).

3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán sản phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Các trường hợp phát hiện vi phạm cần thông báo rộng 2 rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết không mua/ tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nội dung chi tiết Công văn số 2154/BNN-QLCL ngày 14/4/2021: (Theo tập tin đính kèm bên dưới)

Tập tin đính kèm:
CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.276.149
Truy câp hiện tại 8.998