Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình chăn nuôi, các giải pháp phòng chống dịch bệnh và phát triển đàn lợn tại tình Thừa Thiên Huế năm 2022
Ngày cập nhật 11/05/2022

Theo số liệu thống kê, tổng đàn lợn có 140.884 con (tăng 21,4%; lợn nạc chiếm khoảng 95% tổng đàn. Trong đó lợn con theo mẹ có 29.707 con; tăng 19,9%); đàn lợn tăng do dịch bệnh trong tỉnh cơ bản đã được khống chế nên các cơ sở chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học bắt đầu tái đàn;

Trong thời gian qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có bước chuyển dịch từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp, trang trại; chất lượng con giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng ngày được nâng cao. Các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh dần định hình, từng bước tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Năm 2021, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 31.000 tấn, tăng 4,4%; trứng gia cầm đạt 54 triệu quả, tăng 6,9%. Một số chuỗi liên kết trong chăn nuôi đã được hình thành và phát triển. Các cơ sở chăn nuôi lợn thịt, gà thịt gia công cho các công ty như công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, công ty cổ phần chăn nuôi Mavin,.. theo hình thức các công ty đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết hợp tác chăn nuôi theo chuỗi này đã giúp ổn định được đầu ra, có lợi nhuận.

Theo số liệu thống kê, tổng đàn lợn có 140.884 con (tăng 21,4%; lợn nạc chiếm khoảng 95% tổng đàn. Trong đó lợn con theo mẹ có 29.707 con; tăng 19,9%); đàn lợn tăng do dịch bệnh trong tỉnh cơ bản đã được khống chế nên các cơ sở chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học bắt đầu tái đàn;

Đến nay, toàn tỉnh có 385 trang trại chăn nuôi, trong đó: 10 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, 60 trang trại quy mô vừa (10 trại bò, 30 trại lợn và 20 trại gà) và 315 trang trại quy mô nhỏ (120 trại bò, 10 trại trâu, 05 trại dê, 80 trại lợn, 60 trại gà và 40 trại vịt). Chất lượng con giống, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng,... đang ngày được nâng cao nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, cung ứng cho thị trường; có trên 40 cơ sở chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học với tổng số trên 250 con lợn nái và 5.000 con lợn thịt và 01 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại Tổ hợp chăn nuôi 4F ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền với quy mô 100 con lợn nái và 2.200 con lợn giống, lợn thịt; Đề án Tái đàn lợn cấp huyện 2021-2025: UBND tỉnh đã phê duyệt đề án của các huyện Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc; các huyện Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy và Thành phố Huế tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp sau khi mở rộng thành phố Huế.

Bên cạnh những mặt đạt được chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn các khó khăn tồn tại cần giải quyết: (1) Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y các cấp chưa được củng cố và kiện toàn: Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã đã nhập về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã nên gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý và báo cáo các trường hợp vi phạm theo Luật Thú y; (2) Chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ vẫn chiếm phần lớn (70%) nên khó áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; (3) Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá thịt lợn hơi giảm, một số cơ sở chăn nuôi trong vùng có bệnh nhân mắc bệnh Covid cũng có phần ảnh hưởng khi xuất, nhập gia súc, gia cầm. (4) do phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19, việc đi lại bị hạn chế nên công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm chưa đạt tiến độ theo kế hoạch.

Để thực hiện tốt việc chăn nuôi lợn trên đại bàn tỉnh trong thời gian tới các cấp các ngành và các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

(1) cán bộ thú y chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Nhân viên thú y cấp xã thường xuyên theo dõi đàn lợn, tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi, báo cáo nhanh và xử lý kịp thời các trường hợp nghi lợn mắc bệnh;

(2) Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện việc khai báo, đăng ký chăn nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao;

(3) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; tổ chức kiểm soát chặt chẽ điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với các trang trại;

(4) triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tập trung tăng cường thực hiện tại các ổ dịch, hố chôn gia súc. Củng cố, kiện toàn 162 tổ tiêu độc với hơn 320 máy bơm, bình bơm các loại để triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường. Triển khai tuyên truyền xã hội hóa việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng sâu rộng đến tận người dân nhằm bảo vệ đàn gia súc gia cầm của mình trước nguy cơ dịch bệnh;

(5) Thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; công tác kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh;

(6)Tổ chức, tăng cường công tác chốt chặn 24/24h tại 2 chốt kiểm dịch, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật vận chuyển ngang qua tỉnh và nhập vào tỉnh để giết mổ, tiêu thụ;

(7) Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, nhất là tại cấp huyện, cấp xã theo Luật Thú y, chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh bảo đảm đủ nguồn lực để tổ chức chống dịch kịp thời, hiệu quả.

(8) Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP .

(9) Khẩn trương xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 1.673