Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ Đảng tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết và Chương trình hành động đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trên cơ sở đó Đảng bộ các Sở, Ban, ngành tổ chức Hội nghị quán triêt Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Kế hoạch triển khai thực hiện của UBND tỉnh đến cán bộ, đảng viên. Các Huyện uỷ tổ chức quán triệt cho cán bộ lãnh đạo cấp huyện và lãnh đạo cấp xã. Các chi, đảng bộ cơ sở đã triển khai quán triệt đến cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Cấp xã còn giao nhiệm vụ triển khai thực hiện, phân công điạ bàn chỉ đạo cho các đồng chí trong Đảng uỷ để phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.
b). Công tác thông tin tuyên truyền: Ngoài việc tổ chức học tập, quán triệt đến cán bộ đảng viên, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh và làm thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: chuyên mục “Nông nghiệp - nông thôn”, chuyên mục “Xây dựng nông thôn mới”, các phóng sự về điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gương điển hình tiến tiến trong nông nghiệp, nông thôn được phát trên sóng Đài phát thanh truyền hình TRT của tỉnh hàng tuần, đài truyền hình khu vực VTV Huế. Các tổ chức đoàn thể chính trị phát động nhiều phong trào như: Mặt trận kêu gọi các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ủng hộ giúp đỡ người nghèo thông qua phát động “Ngày vì người nghèo”; hỗ trợ xoá nhà tạm, phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng nhà tái định cư, các hộ dân ảnh hưởng thiên tai, góp phần chỉnh trang quy hoạch dân cư nông thôn. Hội phụ nữ phát động phong trào “5 không, 3 sạch”; Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Tình nguyện xanh”; Hội cựu chiến binh tham gia vận động khu dân cư giữ gìn an ninh, trật tự, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia cải tạo môi trường…nhiều mô hình sản suất giỏi, nhiều cách làm hay được động viên khen thưởng kịp thời và có sức lan tỏa rộng,
c). Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, đã được UBND tỉnh tổ chức phát động, đồng thời UBND các huyện, xã điểm và nhiều xã khác cũng tổ chức phát động và vận động các cấp, các ngành tham gia ký cam kết thực hiện. Phong trào có sức lan tỏa rộng, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố; tình làng nghĩa xóm được giữ gìn và phát huy; sự đồng thuận xã hội ngày càng tăng; mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng bền chặt.
Thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội đã hưởng ứng một cách tích cực. Mỗi ngành, mỗi đoàn thể xây dựng một Chương hành động cụ thể như: Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chỉ đạo tổ chức “Ngày hội đoàn kết toàn dân” gắn với thi đua xây dựng nông thôn mới”; phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đoàn phát động “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới”. Hội Cựu chiến binh tuyên truyền công tác an ninh nơi thôn xóm. Các địa phương đã chỉ đạo và triển khai lồng ghép các hoạt động ở nông thôn gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Xác định vai trò của người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới là “chủ thể của Chương trình”; Chương trình là của dân, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”. Qua công tác tuyên truyền hầu hết các địa phương, người dân đã hưởng ứng tích cực bằng hành động cụ thể như: hiến đất, tham gia góp công, sức vào tu sửa, nâng cấp giao thông nông thôn; các công trình công cộng; chỉnh trang các cơ sở văn hóa, tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, các hoạt động văn nghệ, thể thao ở thôn, bản. Nhiều hộ gia đình đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh; tu sửa, xây dựng hàng rào, cổng ngõ theo đúng lộ giới quy hoạch.
d). Công tác tổ chức học tập nghị quyết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc, thấy rõ vai trò tầm quan trọng của Nghị quyết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao nhận thức vai trò chủ thể của người dân, của cộng đồng trong xây dựng và phát triển nông thôn. Đã tạo sự chuyển biến tích cực trong dân cư nông thôn, vì vậy người dân tin tưởng, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi theo hướng sản xuất hang hóa. Các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh hoạt động gắn nhiệm vụ của tổ chức mình với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhiều tổ chức chính trị xã hội đã đảm nhận những công trình, phần việc ở thôn, bản để chỉ đạo cụ thể. Phong trào hiến đất, góp công, góp tiền trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển ở nhiều địa phương.
2.Tình hình triển khai nghị quyết.
a) Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương (khoá X) Chương trình hành động số 22-CTr/TU. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 58/KH-UBND ngày 21/8/2009 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU của Tỉnh uỷ. Các địa phương, Sở, Ban, Ngành cũng đã xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ và của địa phương, ngành mình. Hàng năm các địa phương, các sở, ngành đã đưa nội dung phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ của ngành, địa phương.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được UBND Tỉnh, các ngành và điạ phương chỉ đạo, triển khai khá tích cực. UBND tỉnh xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội là Chương trình trọng điểm của Tỉnh và hàng năm đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Các huyện, thị xã và các xã đã xây dựng Đề án và ra Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện. Qua 3 năm thực hiện Chương trình đã đạt nhiều kết quả khả quan. Nhận thức của cán bộ và người dân tham gia Chương trình nông thôn mới chuyển biến tích cực. Chương trình đã trở thành phong trào sâu rộng ở nhiều địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, hệ thống cơ sở hạ tầng phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn từng bước đáp ứng được nhu cầu; đời sống, an sinh xã hội được cải thiện; bản sắc văn hoá được giữ gìn, phát huy; an ninh chính trị, an toàn xã hội ngày càng được cũng cố.
Tuy nhiên, Chương trình được triển khai trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới suy giảm; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; nguồn lực để đầu tư phát triển còn hạn chế, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới của các cấp còn nhiều hạn chế, nên kết quả đạt được chưa cao. Cần tập trung nguồn lực và chỉ đạo quyết liệt, triển khai thì đến năm 2015 mới có thể đạt được mục tiêu của Trung ương.
b) Trong 5 năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2020; Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010, quy định về chính sách doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 115/2008/NĐ-CP về miễn giảm thuỷ lợi phí, chính sách về trợ giá, trợ cước đối với đồng bào miền núi; chính hỗ trợ định cư, tái định cư; các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chính sách với các đối tượng hưởng chính sách... Đã được địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Tuy nhiên, còn nhiều Chương trình, đề án trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí nguồn lực, hoặc bố trí chậm dẫn đến khó khăn trong triển khai, thực hiện như: Dự án công trình thủy lợi Tả Trạch; Đề án Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; Chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh lại gặp thời kỳ suy giảm kinh tế nên doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn quá ít.
c) Ngoài các chính sách chung UBND tỉnh cũng ban hành một số chính sách đặc thù với địa phương như: Quyết định số 32/2012/QĐ-UB ngày 28/9/2012 ban hành quy định tạm thời cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng Chương trình nông thôn mới, Công văn số 2385/UBND-XDKH ngày 21/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tạm thời cơ chế đầu tư đặc thù thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như: Chính sách hỗ trợ sắp xếp, giải toả nò sáo trên đầm phá; Giao quyền mặt nước cho các hội nghề cá ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, chính sách phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao; trợ giá giống lúa tuỳ theo từng vụ, hỗ trợ giống khi thiên tai, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình, dự án khoa học công nghệ, khuyến nông, lâm, ngư. Chính sách định cư dân thuỷ diện, hỗ trợ xoá nhà tạm cho dân thuỷ diện đầm phá định cư, dân các khu vực nguy cơ thiên tai tái định cư. Phân cấp quản lý các công trình xây dựng hạ tầng, các dự án của các Chương trình cho huyện, xã. Các chính sách đó đã góp phần tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.
II.KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN SAU 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1.Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
a) Công tác quy hoạch ngành và quy hoạch chi tiết cho các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu đã được chú trọng. Thời gian qua công tác quy hoạch cây trồng, vật nuôi phân vùng sản xuất được gắn kết quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, một số quy hoạch phát triển sản xuất chưa gắn kết với quy hoạch vùng, chất lượng quy hoạch chưa cao. Một số địa phương còn lúng túng lựa chọn cơ cấu cây con bố trí trong quy hoạch khi triển khai lúng túng, không phù hợp với thực tiễn. Một số quy hoạch chưa rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế; quy hoạch vùng, quy hoạch ngành nên tính khả thi chưa cao.
b) Trồng trọt: Diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 53.000 ha, trong đó diện tích giống lúa chất lượng cao khoảng 9.000 ha. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận hàng năm trên 90% (do một số giống đặc thù chưa có giống xác nhận, người dân sử dụng giống tự để lại đưa vào gieo cấy). Nhiều năm qua sản xuất luá luôn được mùa, năng suất tăng đều qua các năm, năm 2012 đạt 55,5 tạ/ha/vụ (tăng 1,5 tạ so với năm 2008). Năm 2012 sản lượng lúa đạt 29,4 vạn tấn (tăng 1,94 vạn tấn so với năm 2008). (đã vượt chỉ tiêu 24 -25 vạn tấn/năm vào năm 2015). Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đã vượt trên 30 vạn tấn (vượt chỉ tiêu 25-26 vạn tấn vào năm 2015). Diện tích các loại cây trồng khác như; lạc, ngô...ổn định diện tích và năng suất hàng năm đều tăng.
Đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung những cây trồng có tính hàng hoá như: cao su diện tích từ 8.261 ha năm 2008 tăng lên 9.163ha vào năm 2012. Diện tích sắn công nghiệp hàng năm đảm bảo 5.300 - 5.500 ha, đáp ứng nguyên liệu chế biến cho các nhà máy trên địa bàn.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng vào sản xuất như: đưa các giống lúa, giống lạc mới vào sản xuất, mở rộng diện tích sắn công nghiệp, xây dựng thành công nhiều mô hình với đối tượng cây trồng mới có giá trị cao.
c) Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh xẩy ra thường xuyên như: dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tai xanh lợn .... Bên cạnh đó giá thức ăn ngày càng cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra không ổn định, giá cả thất thường nên tổng đàn gia súc gia cầm hàng năm đều giảm.
Đàn trâu bò: Tổng đàn trâu bò năm 2008 là 57.768. con (trong đó trâu 30.860 con), đến năm 2012 còn lại 44.882 con, đàn trâu giảm 7.334 con, đàn bò giảm 5.552 con. Nguyên nhân đàn trâu bò giảm do đồng cỏ ngày càng thu hẹp, cơ giới hóa khâu làm đất tăng cao nên nhu cầu chăn nuôi trâu bò để làm sức kéo không còn nhiều; vì vậy tổng đàn có xu hướng giảm dần hàng năm.
Về đàn lợn: Năm 2008 có 266.806 con, đến năm 2012 còn lại 230.096 con (giảm 36.710 con). Tuy tổng đàn giảm, nhưng chất lượng đàn lợn đã được cải tạo đáng kể, tỷ lệ lợn siêu nạc, lợn nái lai F1 ngày càng tăng
Về gia cầm: Sản phẩm gia cầm có đầu ra khá ổn định, mạc khác tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác phòng chống dịch bệnh, việc chăn nuôi an toàn sinh học ngày càng mở rộng theo hướng gia trại, hộ gia đình. Nhiều trang trại chăn nuôi phát triển mạnh nên tổng đàn tăng trưởng tốt. Năm 2008 tổng đàn có 1.631.500 con, năm 2012 có 2.122.980 con (tăng 491.480 con).
Trong những năm qua công tác giết mổ tập trung gia súc, gia cầm đã được quản lý chặt chẽ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời cung cấp các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng phục vụ khách du lịch và các lễ hội truyền thống hàng năm của tỉnh.
Phát triển chăn nuôi năm 2012 mới đạt tỷ trọng 26,8 % giá trị sản xuất nông nghiệp, mục tiêu năm 2015 là 40% đang là một thách thức lớn.
d). Chương trình phát triển thuỷ sản:
Về đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Năng lực đánh bắt thuỷ sản trên biển đã được ngư dân quan tâm đầu tư tàu cá đánh bắt xa bờ năm 2008 (công suất trên 90CV) năm 2012 có 235 tàu, tăng 129 tàu so với năm 2008. Có 25 tàu được trang bị hiện đại các hệ thống định vị vệ tinh hoạt động dài ngày trên biển. Hoạt động dịch vụ nghề cá trên biển đến nay đã có hơn 70 tàu, vừa đánh bắt kết hợp với dịch vụ nghề cá như: cung cấp xăng dầu, các nhu yếu phẩm khác và đồng thời thu mua sản phẩm của các tàu cá. Tàu đánh bắt gần bờ công suất nhỏ hiện có 5.457 chiếc, tăng 1.000 chiếc so với năm 2008. Sản lượng khai thác năm 2012 đạt 33.649 tấn, trong đó khai thác biển 29.460 tấn, khai thác sông đầm 4.189 tấn. Nhìn chung đội tàu đánh bắt xa bờ từng bước đã được hiện đại hóa vừa đánh bắt trên biển vừa góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, về số lượng tàu còn ít, nên sản lượng đánh bắt xa bờ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, do năng lực tài chính của ngư dân khó khăn trong việc đóng mới tàu lớn.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 đạt 6.059 ha (tăng 586 ha so với năm 2008). Nuôi nước lợ mặn 4.020 ha (tăng 249 ha so với năm 2008). Trong đó: diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát theo hướng công nghiệp tăng mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao, có diện tích hơn 313 ha, sản lượng đạt từ 4.500 đến 5.000 tấn/năm, bằng 40% sản lượng nuôi trồng của toàn tỉnh; diện tích nuôi nước lợ trên đầm phá năm 2012 là 3.707 ha gồm diện tích chuyên tôm sú 563 ha (giảm 1.317 ha so với 2008), nuôi xen ghép diện tích 3.144 ha (tăng 1.441 ha so với năm 2008). Hiện nay nuôi ở đầm phá theo hướng xen ghép là chính, tuy hiệu quả kinh tế không cao, (khoảng 35 triệu đến 50 triệu/ha), nhưng bền vững, ít dịch bệnh, ít gây ô nhiểm môi trường. Sản lượng nuôi năm 2012 đạt 13.683 tấn (tăng 4.432 tấn so với năm 2008).
Xây dựng hạ tầng nghề cá: Đã đầu tư nâng cấp, cải tạo cảng cá Thuận An, xây dựng mới cảng cá Vinh Hiền bằng nguồn vốn vay WB. Ngoài các khu neo đậu đậu tàu thuyền để phòng tránh thiên tai đã xây dựng như: Thuận An, Hải Dương, Phú Thuận, Vinh Hiền...đã xây dựng thêm khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải đưa năng lực tiếp nhận hàng trăm tàu thuyền vào trú ẩn an toàn khi có bão.
Về sản xuất giống: Các loài cá nước ngọt đã chủ động sản xuất giống với 2 cơ sở sản xuất giống và hàng trăm cơ sở ươm, kinh doanh giống, bảo đảm đáp ứng nhu cầu về giống thả nuôi. Giống nuôi mặn lợ hiện có 6 cơ sở sản xuất giống, chủ yếu là sản xuất giống tôm sú, nhưng cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 10 % nhu cầu con giống thả nuôi toàn tỉnh, số giống còn lại phải nhập các tỉnh về, nên không chủ động về chất lượng, khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Hầu hết giống các loài cá nuôi mặn, lợ được khai thác trong tự nhiên nên không chủ động nguồn giống.
Chương trình sắp xếp nò sáo trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã được thực hiện cơ bản hoàn thành, hình thành 10 khu bảo vệ thuỷ sản, chiếm 1,5% diện tích đầm phá và được bảo vệ nghiêm ngặt làm bãi đẻ cho các loài thuỷ sản. Hàng năm đã tổ chức thả hàng triệu con giống các loại vào tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo đảm cho việc khai thác bền vững, nguồn lợi thuỷ sản. Môi trường sinh thái trên vùng đầm phá dần dần được phục hồi.
g) Chương trình phát triển lâm nghiệp: Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã được chú trọng và được xã hội hóa bằng nhiều hình thức như: giao khoán cho dân và cộng đồng dân cư để hưởng lợi. Diện tích giao khóan 63.102 ha có hưởng lợi lâm sản ngoài gỗ; (trong đó khoán quản lý bảo vệ rừng: 25.022 ha), theo Chương trình 5 triệu ha rừng. Sau đổi mới lâm trường quốc doanh, đã thành lập nhiều Ban quản lý bảo vệ rừng, tăng cả về số lượng Ban và biên chế. Lực lượng kiểm lâm không ngừng được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất, phương tiện và con người. Tình trạng chặt phá rừng trái phép, khai thác gỗ lậu giảm hẳn do nhờ làm tốt công tác thường xuyên tuần tra, truy quyét lâm tặc nên nạn phá rừng không còn.
Thời gian qua thực hiện dự án phát triển ngành lâm nghiệp – dự án WB3 trồng rừng kinh tế do Ngân hàng thế giới tài trợ, góp phần tăng diện tích trồng rừng mỗi năm của tỉnh khoảng 4.000 - 4.500 ha, nhưng diện tích trồng mới trên đất trống khoảng 500-600 ha còn lại trồng trên đất rừng khai thác trồng lại. Rừng sản xuất sau trồng được thâm canh tốt nên bình quân sau 5 đến 6 năm đã cho khai thác, giá trị thu hoạch khoảng 70 – 80 triệu đồng/ha. Rừng trồng kinh tế đã đem lại lợi ích đáng kể cho người dân, nhiều hộ giàu lên nhờ làm kinh tế rừng. Đồng thời giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn. Đến nay diện tích rừng trồng của toàn tỉnh đạt trên 94.000 ha, nâng độ che phủ rừng từ 56,21% năm 2009 lên 56,74% năm 2012.
Rừng tự nhiên đã hạn chế khai thác, mỗi năm khoảng 1.000m3, khai thác theo hướng bền vững, đóng cửa rừng những khu xung yếu, đầu nguồn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu từ rừng trồng đạt 62,8 triệu USD.
e) Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn: Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch đúng hướng. Đã từng bước chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng; các dịch vụ xây dựng, sửa chữa cơ khí, điện tử, dịch vụ thương mại phát triển mạnh, nhiều nghề thủ công mới được du nhập, nhiều làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được khôi phục, phát triển, góp phần tăng thu nhập, đổi mới bộ mặt nông thôn, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác. Năm 2013, UBND tỉnh đã có Quyết định công nhân 04 làng nghề và 04 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, việc chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa thực hiện được chủ trương “ly nông, bất ly hương”. Nhiều làng nghề truyền thống đã khôi phục nhưng hoạt động cầm chừng, do khó khăn thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một.
2.Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn.
a) Nhiều năm qua tỉnh cũng đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước hết đầu tư về thuỷ lợi gồm công trình hồ chứa nước Tả Trạch sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014; các công trình thuỷ lợi thuộc dự án Tây nam Hương Trà đã hoàn thành; dự án xây dựng hồ chứa nước Thuỷ Yên, Thuỷ Cam đang triển khai. Hệ thống tưới tiêu cho vùng cát các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, nâng cấp các hồ chứa, xây dựng các trạm bơm công suất lớn, kiên cố hóa 270 km kênh mương. Các công trình nêu trên, đã đưa vào vận hành, phát huy tác dụng, nâng diện tích tưới chủ động cho lúa từ 70% năm 2008 lên 94% năm 2012; diện tích tiêu chủ động cho lúa từ 70% năm 2008 lên 90% năm 2012.
b) Từ năm 2009 đến năm 2013 tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn khu vực nông thôn là 3.264.259 triệu; tập trung chủ yếu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí nông thôn mới. Chương trình nông thôn mới bắt đầu triển khai từ năm 2010, tuy nguồn vốn của Chương trình Trung ương bố trí còn thấp; song địa phương đã lồng ghép được 803,632 tỷ đồng (từ năm 2010 đến năm 2013) thực hiện theo các tiêu chí nông thôn mới. Có 404 công trình thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh kinh tế - xã hội như: giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học, y tế, văn hóa và hỗ trợ 1.792 nhà ở cho người nghèo…góp phần quan trọng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương.
Toàn tỉnh có 105 xã, trong đó quy hoạch định hướng phát triển đô thị 13 xã, 92 xã tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay số xã đạt từ 14 tiêu chí trở lên có 12 xã (tỷ lệ 13%); Số xã đạt từ 10 đến 13 tiêu chí có 55 xã (tỷ lệ 60%); Số xã đạt dưới 10 tiêu chí còn 25 xã (tỷ lệ 27%). Bình quân chung toàn tỉnh đạt 10,6 tiêu chí, (cả nước 6,41 tiêu chí).
Hệ thống giao thông: Các công trình giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa, hoàn thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như: Xây mới Cầu Tam Giang, tuyến Phong Điền - Điền Lộc, Thuỷ Phù - Vinh Thanh; nâng cấp Tỉnh lộ 4, Tỉnh lộ 10 C, D. Giao thông nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Trong 4 năm từ 2009-2012 đã xây dựng mới 143,9 km và sửa chữa, nâng cấp 445,2 km đường giao thông nông thôn. Các tuyến đường trục xã, liên xã được trải nhựa hoặc bê tông chiếm 73,96% (TC 100%). Đường trục liên thôn, xóm được cứng hoá 53,23% (TC 70% cứng hoá); Đường ngõ, xóm đã được bê tông hoá 42,39% (TC 70% cứng hoá, 100% sạch, không lầy lội trong mùa mưa). Đường trục chính nội đồng đã cứng hoá 21,67% (TC 70%). Tuy nhiên, các xã vùng đồng bằng, ven biển hệ thống giao thông nội đồng chưa phát triển, nên huy động nguồn lực thực hiện đang là một thách thức lớn của nhiều địa phương.
Y tế: Hiện nay mới có 98 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (93,3%), còn lại 7 xã có trạm y tế, nhưng chưa đạt chuẩn do trang thiết bị còn thiếu, công tác duy tu bão dưỡng chưa được chú trọng, hệ thống cây xanh, vườn thuốc, hàng rào bảo vệ chưa có. (Có 84 xã đạt tiêu chí số 15-Y tế). Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT năm 2012 ở khu vực nông thôn đạt 77,5%
Văn hóa: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức. Nhiều công trình văn hóa đã được xây dựng mới và nâng cấp cải tạo để khai thác sử dụng. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới có 21 nhà văn hóa xã trên 105 xã; có khoảng 600 nhà văn hóa thôn, làng, bản trên 1.486 làng, thôn, bản (khoảng 40%). Nhà văn hóa xã, thôn, bản, làng đa số chưa đạt chuẩn về diện tích, quy mô, trang thiết bị, nhiều nhà văn hoá sử dụng không có hiệu quả, công trình xuống cấp. (Tiêu chuẩn Trung tâm văn hoá thể thao xã theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL; nhà văn hoá thôn theo Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Giáo dục - Đào tạo: Đã duy trì và giữ vững chất lượng giáo dục phổ thông, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm, tỷ lệ đội ngũ giáo viên các cấp đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao. Cơ sở vật chất trường học được cải thiện cơ bản, đã có 228/590 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,6% ; có 214 thư viện đạt chuẩn, 100% trường ở các cấp học được kết nối Internet. Số học sinh ở bậc tiểu học được học 2 buổi/ngày chiếm 69,4%, tăng 14,8 % so năm học 2009-2010.
Nước sạch, vệ sinh môi trường: Đến cuối năm 2012, có 92 % hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Bước đầu công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải ở khu vực nông thôn đã được chú trọng. Số được thu gom đưa đi xử lý tập trung còn ít (281 điểm), số còn lại chủ yếu tổ chức chôn lấp đơn giản hoặc tập kết ra các khu vực đất công cộng ngay tại địa phương. Môi trường khu vực nông thôn hiện nay nhiều nơi đang bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, do nuôi trồng thuỷ sản, do chế biến nông lâm thuỷ sản...Chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm công nghiệp - làng nghề chưa xử lý được.
Công trình hạ tầng khác: Hai năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều nguồn vốn của nhiều chương trình, lồng ghép nhiều dự án đầu tư nên nhiều công trình thiết yếu như: trụ sở UBND các xã, các công trình hộ gia đình như nhà cữa, chuồng trại người dân tự giác chỉnh trang, nâng cấp, cải tạo phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, bằng nguồn ngân sách của trung ương và địa phương trong 5 năm qua đã tập trung xây dựng nhiều công trình, dự án lớn nhằm góp phần nâng cao năng lực giảm nhẹ thiên tai như hồ Tả Trạch, công trình chống sạt lở, xâm thực bờ biển Hải Dương - Phú Thuận và nạo vét, nâng cấp cảng Thuận An.... Đầu tư xây dựng, nâng cấp, kiên cố hóa các đoạn bờ sông dễ sạt lở sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, các bờ đê dễ bị ngập, dễ vở như đê Đông Tây Ô Lâu, đê Nho Lâm Nghĩa Lộ, đê sông Đại Giang.... Ngoài các công trình neo đậu tàu thuyền đã có như Thuận An, Hải Dương, Phú Thuận, Vinh Hiền đã xây dựng mới khu tránh trú bão Phú Hải và 15 âu thuyền ở vùng đầm phá tạo điều kiện cho hàng nghìn tàu, thuyền ngư dân trú tránh bão an toàn.
Từ 2009-2012 đã xây dựng 63 dự án định cư dân thuỷ diện đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và tái định cư các vùng nguy cơ sạt lở bờ biển, bờ sông, núi định cư bền vững cho 950 hộ dân thủy diện trên đầm phá tập trung và hàng trăm hộ dân có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ ống, lũ quyét miền núi; góp phần giảm thiểu về thiệt hại kinh tế, con người mỗi khi có thiên tai xẩy ra. Đồng thời cùng thành phố Huế định cư cho hơn 1.000 hộ dân trên sông Hương, góp phần cải tạo môi trường cảnh quan đô thị Huế và các vùng phụ cận.
3.Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
a) Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn năm 2011 đạt 14,5 triệu đồng (Báo cáo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thuỷ sản) tăng 13,6% so năm 2009; nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập thực tế của khu vực nông thôn tương đương với mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh. Vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn năm 2011 đạt 15,2 triệu đồng nếu loại trừ yếu tố trượt giá, vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn đã tăng 52% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 8,7%, là mức tăng khá so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2011. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm khá nhanh, bình quân khoảng 3%/năm. Theo chuẩn mới, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 7,95 %, so với năm 2010 giảm 3,21%. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên hiện nay là 81 %
b) Đối với các vùng dân cư người dân bị thu hồi đất xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, quốc phòng....Tỉnh đã có chủ trương: đối với đất ở cấp lại đất ở mới, đối với đất sản xuất lâm nghiệp cố gắng cấp đất mới để dân có điều kiện sản xuất. Hỗ trợ xây dựng nhà ở bằng hình thức xây nhà tình thương cho những hộ nghèo không có khả năng xây nhà. Xây dựng các dự án sinh kế nhằm hỗ trợ cho người dân về giống, phân bón, thức ăn và kỹ thụât trong trồng trọt, chăn nuôi. Hỗ trợ đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm phi nông nghiệp. Thực hiện mục tiêu nếu tái định cư thì nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, thực tế để giải quyết đất sản xuất cho dân ở một số tái định cư vẫn còn khó khăn như bản Phúc Lộc, khu định cư Bến Ván, khu định cư Bình Thành vẫn chưa có đất cấp bù cho dân. Do thiếu đất sản xuất, nên nhiều lao động khó khăn trong cuộc sống, thu nhập không ổn định, do đó đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn rất khó khăn.
c) Công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, hàng năm đã được chỉ đạo quyết liệt. Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đều lập kế hoạch triển khai chi tiết. Các chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở các cấp. Lồng ghép nguồn kinh phí của Chương trình MTQG giảm nghèo với các chương trình, dự án khác của Trung ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân để thực hiện mục tiêu đề ra. Như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc, công cụ sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, đào tạo nghề để mở rộng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực.
Chương trình giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo bằng nhiều biện pháp thiết thực như: ngoài việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, các sở, ban, ngành; đồng thời kêu gọi vận động các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp cùng tham gia. Hàng năm đều có các hoạt động cụ thể, thiết thực hỗ trợ người nghèo. Tổ chức ngày “Vì người nghèo”; “quỹ tấm lòng vàng”, Hội phụ nữ có chương trình “chị em giúp nhau làm kinh tế”...Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn - bản, dạy nghề cho người nghèo....Hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn qua ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư sản xuất, giải quyết việc làm, sinh viên học tập, xây dựng các công trình vệ sinh....
Thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, đã cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo và đồng bào dân tộc miền núi. Chính sách miễn giảm học phí các cấp học, bậc học cho con em hộ nghèo, hộ chính sách, các xã nghèo miền núi, xã nghèo bãi ngang, hỗ trợ làm nhà, xóa nhà tạm...được triển khai đồng bộ.
Từ những hoạt động trên mà tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Cụ thể theo chuẩn cũ: tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21,17% (năm 2006) xuống còn 7% (năm 2010), bình quân giảm gần 3%/năm. Theo chuẩn mới năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo có 11,16 % đã giảm xuống còn 7,95 % vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người nghèo cần trợ cấp xã hội như gia đình neo đơn già yếu, bệnh tật không có khả năng lao động…nhưng một số hộ còn ỷ lại, trông chờ hỗ trợ, chưa tích cực đầu tư sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
d) Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn, đồng thời gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới đã triển khai rộng rãi và thường xuyên. Cấp tỉnh đã cũng cố Ban chỉ đạo và chỉ đạo các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo các cấp. Hướng dẫn tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”.
Toàn tỉnh đã có 1.420/1.453 làng, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa (đạt 97,73%). Có 224.341/244.590 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (đạt 91,7%). Trong đó có 204.393 gia đình được UBND xã, phường, thị trấn công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 91,1% so với đăng ký. Toàn tỉnh hiện có 358 câu lạc bộ gia đình văn hóa được sinh hoạt thường xuyên. Các di tích lịch sử, văn hoá từng bước được đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các hoạt động văn hoá thể thao quần chúng, các lễ hội truyền thống của các địa phương được duy trì hoạt động và bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Các thiết chế văn hóa cơ sở được tiếp tục xây dựng và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên, thiết chế văn hoá còn thiếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, nhiều công trình đã có nhưng xuống cấp nên không phát huy hiệu quả.
4. Về đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn
a) Phát triên kinh tế trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã:
Kinh tế trang trại phát triển gồm nhiều loại hình như: Trang trại trồng trọt, trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trang trại tổng hợp. Đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động khu vực nông thôn. Tuy phát triển chưa mạnh số lượng trang trại nhiều nhưng quy mô không lớn, theo tiêu chí đánh giá mới (Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ có 40 trang trại đạt tiêu chí. Số trang trại còn lại có quy mô nhỏ, lao động ít, chưa phát triển sản xuất hàng hoá, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Kinh tế hợp tác từng bước được củng cố và phát triển để thực sự làm bà đở cho nông dân, hiện nay toàn tỉnh có 157 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 77 HTX đạt loại khá chiếm 49,1%; có 50 HTX đạt loại trung bình, chiếm 31,8%; còn lại 30 HTX xếp lọai yếu, chiếm 19,1%. Các hợp tác xã nông nghiệp là chỗ dựa vững chắc để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã phát huy vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới như: làm thuỷ lợi, giao thông nội đồng, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu, dịch vụ thủy lợi tưới tiêu, dịch vụ làm đất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm .v.v. đáp ứng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc cho người nông dân.
b) Công tác đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp: Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, đến nay đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức của các nông, lâm trường nằm trên địa bàn tỉnh. Cả 6 lâm trường đã hoàn thành việc sắp xếp đổi mới, một số lâm trường chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ, một số lâm trường chuyển thành Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Đến nay đã củng cố, kiện toàn và thành lập mới 6 Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý khu bảo tồn Sao la, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Sắp xếp lại 4 công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp. Sau sắp xếp, đổi mới, quy mô các Ban quản lý rừng và Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên lâm nghiệp đã được điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rà soát quy hoạch 3 loại rừng. Nhiều diện tích đất lâm nghiệp chuyển giao cho địa phương để giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho dân. Các Ban quản lý rừng chuyên tập trung vào nhiệm vụ quản lý bảo vệ diện tích rừng phòng hộ. Hoạt động các Công ty sau đổi mới đã có hiệu quả theo đúng Luật doanh nghiệp.
c) Việc thu hút khuyến kích đầu tư tư nhân và nguồn vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Hiện nay có các dự án của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với số vốn đăng ký là 30 triệu USD (chủ yếu các dự án như: chăn nuôi heo, gia cầm; nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm; nuôi tôm công nghiệp trên cát vùng Điền Lộc, Điền Môn huyện Phong Điền và Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh), 2 nhà máy chế biến gỗ dăm đã đầu tư từ trước, còn lại một số dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch là có quy mô khá, còn hầu hết là thành lập các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản, thuỷ sản và làm dịch vụ. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn của tỉnh thời gian qua, tuy chưa nhiều, số lượng dự án còn ít và các lĩnh vực đầu tư chưa phong phú đa dạng, nhưng đã thu hút được một lực lượng lao động nông thôn có việc làm thường xuyên; góp phần không nhỏ làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.
5. Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn.
a) Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp được quan tâm. Từ năm 2009 đến 2013 đã triển khai 81 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh với kinh phí 48,33 tỷ đồng, ngoài môt số hoat động nghiên cứu khoa học cơ bản, còn lại là các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng và dự án chuyển giao công nghệ, bao trùm mọi hoạt động ở nông thôn, trong đó có những đề tài liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, còn nhiều đề tài, dự án khoa học sau khi nghiên cứu đưa vào ứng dụng, triển khai trong thực tiễn đạt kết quả thấp, thậm chí có đề tài kết quả nghiên cứu không được ứng dụng vào thực tiễn.
b) Thực hiện chương trình CNN, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư mua sắn trang thiết làm dịch vụ nông nghiệp, vì vậy máy móc tăng nhanh về số lượng, và chủng loại. Đến hết năm 2012 có 3.220 máy làm đất (tỷ lệ cơ giới hóa làm đất lúa đạt trên 90%). Có 182 máy gặt đập liên hợp và các máy gặt khác mà tỷ lệ thu hoạch lúa bằng máy đạt hơn 70% diện tích. Ngoài ra có hàng trăm công cụ, máy móc khác được đầu tư thay thế lao động thủ công trong chế biến nông, lâm, thuỷ, sản, ngành nghề nông thôn. Cơ giới hoá trong nông nghiệp, nông thôn góp phần giải phóng sức lao động thủ công, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm thiểu được tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.
c) Công tác đào tạo nghề đã chú trọng cả về số lượng và chất lượng, UBND tỉnh đã phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020”, theo Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 19/5/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác đào tạo nghề nông thôn. Từ năm 2009-2012 đã thành lập mới 12 cơ sở dạy nghề, đưa tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lên 47 cơ sở. Với kinh phí 60 tỷ đồng đã tập trung cho tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập, hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ xã. Số lượng học viên đào tạo nghề nông thôn 3 năm 2010-2012 là 13.342 lao động góp phần đưa tỷ lệ lao động ở nông thôn được đào tạo từ 34% năm 2008 lên 48% vào cuối năm 2012. Đào tạo nghề cũng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp sang các nghề khác. Tỷ trọng lao động nông nghiệp tỉnh ta từ 38,3% năm 2008 giảm xuống còn 32,13% năm 2012.
Tuy nhiên, hệ thống đào tạo nghề còn thiếu cả về trang bị và giáo viên cơ hữu. Chất lượng đào tạo còn yếu, số lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, đào tạo nghề nông thôn chưa gắn với giải quyết việc làm nên một bộ phận lao động được đào tạo nghề nhưng không làm việc theo nghề được đào tạo.
d) UBND Tỉnh đã phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước chuyên ngành thú y, đang hoàn chỉnh đề án nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật, khuyến nông. Hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất kịp thời, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, hệ thống khuyến nông cơ sở đã được củng củng cố, chuyển Trạm Khuyến nông lâm ngư từ trực thuộc Phòng Nông nghiệp (Kinh tế) huyện sang trực thuộc UBND huyện, tăng cường đội ngủ cán bộ khuyến nông huyện, phân công địa bàn chỉ đạo sản xuất. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thú y cơ sở cấp xã, tăng cường đào tạo thú y cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng trừ dịch bệnh. Củng cố các trạm Bảo vệ thực vật các huyện đồng thời tăng cường cán bộ Chi cục trong kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo sâu bệnh. Xây dựng quy chế phối hợp trong chỉ đạo sản xuất giữa các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với trạm Khuyến nông lâm ngư, trạm Thú y, Bảo vệ thực vật để hiệu quả chỉ đạo tốt hơn.
6. Thực hiện các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn.
a) Các chính sách huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, UBND Tỉnh đã ban hành: Quyết định số 32/2012/QĐ-UB ngày 28/9/2012 ban hành Quy định tạm thời Cơ chế chính sách huy động nguồn lực. Công văn số 2385/UBND-XDKH ngày 21/ 5/2013 của Ủy ban nhân tỉnh ban hành tạm thời cơ chế đặc thù đầu tư xây Chương trình nông thôn mới. Qua đó các địa phương chủ động nguồn lực và chủ động tổ chức thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nông thôn mới.
b) Giữ ổn định diện tích đất gieo trồng lúa trên 50.000 ha, những năm qua các công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo, nên diện tích gieo cấy không những được giữ vững mà còn tăng hơn kế hoạch. Ngoài ra người trồng lúa được hưởng các chính sách của Nhà nước về miễn thuế nông nghiệp, miễn thuỷ lợi phí, nhiều năm được trợ giá giống lúa, hỗ trợ khi bị thiên tai, mất mùa.
c) Kết quả huy động, sử dụng các nguồn lực: từ 2009 đến 2013:
Tổng nguồn vốn huy động: 3.264.259 triệu đồng, Trong đó:
- Các chương trình MTQG : 464.851 triệu.
- Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu: 630.015 triệu.
- Vốn trái phiếu chính phủ: 265.000 triệu.
- Ngân sách tỉnh: 631.800 triệu.
- Vốn ODA: 722.593 triệu.
- Vốn huy động: 559.000 triệu (bao gồm các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các dự án phi chính phủ).
7.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.
a) Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước không ngừng được củng cố và phát huy. Thông qua sinh hoạt để chi bộ làm công tác tư tưởng, phát huy tính dân chủ, nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đảng, để rèn luyện, giáo dục đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. Đã chỉ đạo đổi mới hình thức, nội dung và phương thức tổ chức sinh hoạt chi bộ phù hợp với đặc thù sản xuất, điều kiện công tác của từng cơ quan, địa phương. Thời gian sinh hoạt vào tuần cuối tháng, trong hoặc ngoài giờ làm việc, tăng cường hình thức sinh hoạt theo chuyên đề, đưa nội dung thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, nội dung sinh hoạt phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tập trung bàn thảo về nội dung xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Thông qua các cuộc sinh hoạt, họp thôn các chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước được phổ biến cụ thể nên đã tạo sự đồng thuận cao. Chi bộ thôn, bản đã trở thành hạt nhân trong lãnh đạo các cuộc vận động hiến đất, đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, bảo đảm an ninh trật tự và mọi phong trào khác.
b) Bộ máy quản lý nông nghiệp ở Tỉnh, huyện được sắp xếp, bố trí đủ theo biên chế và phù hợp chuyên môn được phân công, một số cán bộ được đào tạo nâng cao trong và ngoài nước cả về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị,... Nhiều cán bộ được tham gia các lớp tập huấn, các hội thảo chuyên đề qua đó để nâng cao năng lực. Ở xã đã phân công một phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp, củng cố mạng lưới thú y cơ sở nhằm giúp xã quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi. Tuy vậy tổ chức quản lý nông nghiệp hiện nay ở xã vẫn chưa rõ, nhất là lĩnh vực khuyến nông và bảo vệ thực vật.
c) Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận lợi, UBND các xã đã có bộ phận một cữa, trang bị đầy đủ điều kiện làm việc tiếp nhận và xử lý công việc của người dân đúng hẹn, công khai niêm yết các thủ tục, lệ phí cụ thể, hạn chế được sự nhũng nhiễu của một số bộ phận cán bộ đảng viên cơ sở.
Hàng năm Tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngủ cán bộ, công chức xã cả về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước qua đó đội ngủ cán bộ công chức xã ngày càng nâng cao nhận thức chính trị, nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu công tác của mỗi cán bộ, công chức và phát huy tốt chức trách của mình. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.
d) Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở đổi mới phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên. Xác định hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phải thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội đã đổi mới công tác tuyên truyền, tập hợp quần chúng vào những vấn đề cấp bách tại địa phương như: tổ chức “Ngày hội đoàn kết toàn dân”, “ Ngày môi trường”. Đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới: vận động hiến đất, góp công, tiền vào xây dựng hạ tầng. Là chổ dựa trong xoá nhà tạm, trong vay vốn giải quyết việc làm, trong xây dựng mô hình xoá đói, giảm nghèo. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, bảo đảm an ninh trật tư thôn xóm.
8.Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ cấp bách:
a) Công tác rà soát bổ sung quy hoạch đã được triển khai kịp thời như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, nhưng quy hoach một số cây trồng, quy hoạch chăn nuôi, có nhiều thay đổi trong thực tế nhưng chưa được rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Về quy hoạch nông thôn mới, các xã dù mới xây dựng nhưng chất lượng quy hoạch không cao, chỉ nặng về quy hoạch xây dựng, xem nhẹ quy hoạch sản xuất, nhiều nơi quy hoạch xã chưa gắn kết với quy hoạch vùng, quy hoạch ngành.
b) Tiến độ các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai như: thuỷ lợi, giao thông nội đồng hầu hết được triển khai và xây dựng đúng tiến độ. Tuy nhiên, do đặc điểm thời tiết hoặc do bố trí nguồn vốn chậm, nên cũng có nhiều công trình chậm tiến độ như các công trình kè các bờ sông Hương, sông Bồ, hạ tầng các khu tái định cư...
c) Các Chương trình MTQG trên địa bàn nông thôn đã được triển khai một cách quyết liệt; tuy nhiện do nguồn lực bố trí hạn chế nên nhiều Chương trình vẫn còn chậm. Về Chương trình xây dựng nông thôn mới đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, nhất là công tác tuyên truyền, tập huấn, chỉ đạo các hoạt động. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân nên đã tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi trong nông thôn. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành chậm, chưa đồng nhất nên địa phương thực hiện còn lúng túng. Văn phòng Điều phối thành lập chậm. Chương trình triển khai mạnh ở các xã điểm, huyện điểm, nhưng cũng có xã hoạt động chưa mạnh.
d) Những vấn đề bức xúc ở nông thôn đã được giải quyết kịp thời, tạo được lòng tin trong nhân dân nhất là trong thu hồi đất như: đền bù, bố trí đất tái định cư, đất sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm tồn tại vẫn chưa khắc phục được như đất sản xuất cho dân dự án Tả trạch ở các khu tái định cư Phúc Lộc, Bến Ván, Bình Thành, khu tái định cư thuỷ điện A Lưới.
e) Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn nông thôn; cũng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp. Đã triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) đến toàn bộ đảng viên, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên, vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nông thôn được cũng cố, phát huy tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã tạo được lòng tin trong nhân dân.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1.Những mặt được:
Sau 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 22 của Tỉnh ủy theo Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Các lễ hội truyền thống được khôi phục, các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức thường xuyên và được nhân dân hữơng ứng mạnh mẽ. Môi trường sinh thái ngày càng cải thiện. Các đoàn thể chính trị xã hội đổi mới hoạt động gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tình hình an ninh trật tự được cũng cố và giữ vững.
Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2015 như: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 2,4% /năm, diện tích lúa vượt trên 50.000 ha, sản lượng lương thực có hạt đã đạt trên 30 vạn tấn (chỉ tiêu 25-26 vạn tấn), sản lượng thóc đã đạt 29,4 vạn tấn (chỉ tiêu 24-25 vạn tấn). Diện tích trồng rừng hàng năm đạt mục tiêu đề ra 4.000- 4.500 ha, độ che phủ rừng đạt 56,74% (chỉ tiêu năm 2015 là 57%). Sản lượng thuỷ sản đã đạt trên 4,63 vạn tấn (chỉ tiêu là 3,8 - 4 vạn tấn), trong đó sản lượng đánh bắt biển đã đạt trên 2,9 vạn tấn (Chỉ tiêu 2,3 - 2,5 vạn tấn) và khai thác sông đầm đạt trên 0,4 vạn tấn (chỉ tiêu 0,25 vạn tấn). Diện tích nuôi vùng đầm phá đã giảm xuống còn 3.707 ha (chỉ tiêu giảm còn 4.000 ha). Diện tích nuôi trên cát 313ha (chỉ tiêu 300 – 400 ha).
Ngành nghề nông thôn, dịch vụ phát triển, làm tốc độ giảm lao động nông nghiệp khá nhanh đến nay ở khu vực nông thôn tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 52,25 %, khả năng đến năm năm 2015 đạt chỉ tiêu dưới 50%.
Cơ giới hoá trong nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Tỷ lệ làm đất bằng máy đối với sản xuất lúa đạt 91 %, khâu thu hoạch lúa bằng máy đạt trên 70 %. Diện tích lúa tưới chủ động đạt 94%, tiêu chủ động lên 90%.
Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10,74%, đến 2015 sẽ đạt dưới 10% như chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt 92% khả năng đến năm 2015 đạt trên 95% theo chỉ tiêu.
Đầu tư hạ tầng cơ sở có trọng điểm theo hướng ưu tiên phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập thức tế của người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất đước.
Chương trình nông thôn mới đã tạo được lòng tin và sự đồng thuận cao của người dân, nhiều địa phương làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân tích cực hưởng ứng phong trào như: hiến đất xây dựng hạ tầng, đóng góp công, tiền để xây dựng, nâng cấp đường làng, ngõ xóm, các gia đình tự giác đầu tư sản xuất, cải tạo nhà cữa. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội đã phát động nhiều phong trào, xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ chức mình để thực hiện Chương trình nông thôn mới.
Đội ngũ cán bộ xã, thôn được tăng cường trình độ, năng lực điều hành đồng thời với cải cách hành chính đã tạo thuận lợi trong giao tiếp hành chính với nhân dân. An ninh chính trị, trật tự ở nông thôn được không ngừng được cũng cố và giữ vững.
2.Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Trong nông nghiệp diễn biến thời tiết khó lường, sản xuất nông nghiệp dễ bị tác động trước thiên tai. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nông, thuỷ sản chưa được quan tâm đúng mức. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, các phương thức sản xuất tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn ở mức thấp nên giá trị sản phẩm không cao. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, bị động. Trong cơ cấu nội bộ ngành, chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng thấp, đàn gia súc suy giảm ở một số địa phương. Việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và lâm sản gặp khó khăn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có xã nào đạt chuẩn, chủ yếu do tiêu chí cơ sở hạ tầng chưa đạt. Công tác tuyên truyền vận động xây dựng NTM ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu nên người dân chưa thật sự hiểu rõ và còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào bao cấp của Nhà nước; một số địa phương còn xem Chương trình xây dựng nông thôn mới giống như một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới. Năng lực điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã còn hạn chế, một bộ phận cán bộ chưa nắm chắc nội dung Chương trình để triển khai thực hiện. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý thực hiện Chương trình đôi lúc còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Đầu tư phát triển sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả nhưng tính bền vững chưa cao, chậm nhân rộng mô hình có hiệu quả, nhiều mô hình có nguy cơ không còn duy trì ngay sau khi nhà nước hết hỗ trợ.
Trong lĩnh vực xã hội, chất lượng giáo dục phổ thông ở một số trường còn thấp. Cơ sở vật chất ngành giáo dục còn yếu ở các bậc học và cấp học. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Chương trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị và dụng cụ học tập để nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống cơ sở dạy nghề ở các bậc cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề còn thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cơ hữu; ngành nghề đào tạo, chất lượng, số lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực sự gắn với giải quyết việc làm.
Hệ thống y tế cơ sở xã, đang được đầu tư nâng cấp, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; cán bộ y tế, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh ở tuyến cơ sở vẫn còn yếu và thiếu. Cơ sở xử lý chất thải y tế chưa được đầu tư. Các chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiệu quả chưa cao, tỷ lệ sinh con thứ ba vẫn cao theo từng năm. Thái độ phục vụ của một bộ phận y, bác sỹ và nhân viên y tế còn yếu.
Việc xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao cơ sở còn khó khăn do thiếu kinh phí. Cộng đồng dân cư chưa chủ động tham gia các hoạt động xây dựng môi trường, nếp sống văn minh.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đã được quan tâm đầu tư, nhưng nguồn vốn đầu tư vẫn thiếu so với nhu cầu; các chi phí liên tục tăng cao do lạm phát ảnh hưởng đến kế hoạch cân đối nguồn lực. Các dự án đầu tư từ vốn ngoài ngân sách triển khai chậm, một số dự án đăng ký nhưng chưa triển khai do thiếu nguồn lực. Việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn yếu như chế biến nông, lâm sản, môi trường...
Về bảo vệ môi trường, vẫn còn bất cập. Công tác kiểm tra, xử lý các vấn đề có liên quan đến đất đai chưa kịp thời. Việc khai thác tài nguyên, khoáng sản được quản lý tốt, song, vẫn còn tình trạng khai thác cạn kiệt, bừa bãi, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
Công tác phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai tuy có nhiều kết quả tốt, nhưng năng lực cứu hộ, cứu nạn, dự báo, cảnh báo lũ lụt còn hạn chế.
3.Bài học kinh nghiệm
a) Công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần phải kịp thời, thường xuyên công khai trong hoạt động của bộ máy nhà nước và cộng đồng dân cư nhằm tạo sự đồng thuận và hưởng ứng trong toàn xã hội.
b) Phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, lấy việc bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Việc chăm lo nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của người dân, coi trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân đã tạo ra sức mạnh, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
c) Phát huy nội lực, gắn phát triển kinh tế với chăm lo các vấn đề xã hội và môi trường. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát huy tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân.... Xác định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn sức mạnh cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Tỉnh luôn giành những nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân phát triển. Mặt khác việc chăm lo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chú trọng thực hiện các giải phát hỗ trợ vùng nghèo, người nghèo, đồng bào dân tộc, các đối tượng chính sách đã tạo sức mạnh tổng hợp, tinh thần “tương thân, tương ái” để vượt qua khó khăn, thách thức của thiên tai, dịch bệnh, của suy giảm kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân trong những điều kiện khó khăn nhất.
d) Tăng cường công tác quản lý, điều hành; xem cải cách hành chính là giải pháp quan trọng nhất; trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, kiện toàn bộ máy và đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt theo các Chương trình, dự án gắn với tăng cường kiểm tra, đánh giá; chú trọng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN 2014-2015
VÀ HƯỚNG ĐẾN 2020
I.MỤC TIÊU
1.Phương hướng mục tiêu cần đạt được đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Mục tiêu đến năm 2020:
Phấn đấu đạt các mục tiêu theo Chương trình hành động số 22-CTr/TU
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt ít nhất 2%/năm, phấn đấu chiếm tỷ trọng 5-6% GDP toàn tỉnh. Ổn định diện tích gieo trồng lúa trên 50.000 ha.
Mỗi năm trồng rừng khoảng 4.000 - 4.500 ha; (trong đó khai thác trồng lại khoảng 3.000 ha). Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản đạt khoảng 50-60 triệu USD.
Lao động nông nghiệp còn 40 - 50% lao động xã hội. Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động nông thôn.
Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, khâu vận chuyển đạt trên 90%, khâu thu hoạch lúa đạt trên 80%,
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 50%. Tăng thu nhập của người dân nông thôn gấp 3 lần năm 2006 (1.000 USD/năm), không còn hộ đói, giảm hộ nghèo dưới 3%. Số hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% và 98% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
Đồng thời điều chỉnh các chỉ tiêu sau:
Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 30 vạn tấn, trong đó sản lượng lúa 29 vạn tấn. Riêng sản lượng lúa chất lượng cao đạt 7-8 vạn tấn. Trên 95 % diện tích được gieo cấy giống lúa xác nhận. Phấn đấu đạt giá trị trên 70 triệu đồng/ha canh tác. Duy trì tỷ trọng ngành chăn nuôi 25% giá trị sản xuất nông nghiệp. Đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 58,5-59 %. Sản lượng thuỷ sản đạt 7,5 vạn tấn. Trong đó sản lượng khai thác biển 4,6-4,8 vạn tấn, tăng hàng năm 9-10%; sản lượng khai thác sông, đầm ổn định 0,35 vạn tấn /năm. Giảm diện tích nuôi trồng vùng đầm phá còn 3.600 ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp trên cát ven biển 550 ha. Diện tích lúa chủ động tưới, tiêu 97 %.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 60%.
Mục tiêu đến năm 2015
Phấn đấu đạt các mục tiêu theo Chương trình hành động số 22-CTr/TU
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt ít nhất 2%/năm. Mỗi năm trồng mới 4.000 - 4.500 ha rừng. Khoanh nuôi, tái sinh, chăm sóc bảo vệ rừng, nhằm phục hồi làm giàu rừng mỗi năm khoảng 10.000 ha. Độ che phủ rừng đạt 57 %. Triển khai có hiệu quả Đề án vùng kinh tế Tam Giang- Cầu Hai. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản đạt khoảng 20-25 triệu USD.
Lao động nông nghiệp còn 50% lao động xã hội. Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 lao động nông thôn.
Diện tích lúa chủ động tưới tiêu trên 80%. Phấn đấu nâng cấp kiên cố hoá 100% kênh mương, đê bao, bờ vùng thuộc đối tượng kiên cố hoá.
Tăng thu nhập của người dân nông thôn gấp 2 lần năm 2006 (800 USD/năm), Số hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 95%, (trong đố sử dụng nước sạch 75%) và trên 80% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
Hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp ở nông thôn.
Đồng thời điều chỉnh các chỉ tiêu sau:
Sản lượng lương thực có hạt 30 vạn tấn, trong đó sản lượng lúa 29,2 vạn tấn. Riêng lúa chất lượng cao 6-6,5 vạn tấn. Phấn đấu đạt giá trị 60 triệu đồng/ha canh tác. Giảm tỷ trọng ngành chăn nuôi xuống 25% giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản lượng thuỷ sản đạt 5,5 vạn tấn. Trong đó sản lượng đánh bắt biển 3,5-3,8 vạn tấn; sản lượng khai thác sông, đầm ổn định 0,35 vạn tấn /năm. Diện tích nuôi trồng vùng đầm phá 3.800 ha. Diện tích nuôi tôm trên cát ven biển 450 ha.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 55 %.
Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, khâu vận chuyển đạt trên 80%, khâu thu hoạch lúa đạt trên 70%,
Không còn hộ đói, giảm hộ nghèo còn dưới 5%.
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 20%
2. Đề xuất các định hướng lớn về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
a). Về nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình “Cánh đồng mẫu” đối với lúa và một số cây trồng khác có điều kiện. Tiếp tục phát triển trồng rừng theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ khôi phục phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi theo quy hoạch theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi công nghiệp. Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác vệ sinh, phòng dịch, an tòan thực phẩm ngay từ khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, đến chế biến, tiêu thụ. Tiếp tục nâng cao năng lực tưới tiêu, đảm bảo an toàn lương thực.
Xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến khích ngư dân đầu tư đóng mới tàu thuyền có công suất máy lớn, hiện đại để tăng cường đội tàu đánh bắt xa bờ. Ổn định diện tích nuôi thuỷ sản mặn lợ, kiểm soát tốt nguồn giống và dịch bệnh, tăng cường diện tích nuôi xen ghép.
b). Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gồm: Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên xã, đường trục thôn, xóm, trục chính nội đồng đạt chuẩn. Phát triển mạng lưới thuỷ lợi để vừa bảo đảm tưới tiêu vừa bảo đảm dân sinh đồng thời ngăn lũ. Đầu tư các công trình phòng chống thiên tai. Huy động các nguồn lực để thực hiện đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2015 có 28 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Xây dựng chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư về nông thôn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã để phát huy vai trò bà đở với kinh tế hộ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế.
c). Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện tốt các đề án phát triển giáo dục - đào tạo, huy động toàn xã hội chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; ưu tiên nguồn lực hòan thành chương trình kiên cố hóa trường học và xây dựng hệ thống trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức thời kỳ hội nhập và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh.
Xây dựng, phát triển mạng lưới y tế cơ sở gồm cả trạm y tế xã, phòng khám khu vực, bệnh viện khu vực bảo đảm cả cơ sở vật chất, thiết bị, cán bộ đạt chuẩn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc y tế cho người dân nông thôn.
d). Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, chăm lo phát triển đời sống tinh thần của nhân dân. Huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, tổ chức thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm, Chương trình định canh định cư tập trung và xen ghép vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa Chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, chính sách an sinh xã hội, đảm bảo giảm nghèo bền vững. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào ”đền ơn, đáp nghĩa”; chú trọng kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với gia đình có công với cách mạng.
g). Đổi mới phương thức hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Chỉ đạo triển khai có hiệu quả các đề án nghiên cứu, triển khai KHCN theo hướng ứng dụng, lựa chọn, tiếp thu, cải tiến các công nghệ tiên tiến nhập nội, tiến tới sáng tạo các công nghệ đặc thù, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.... Ưu tiên các đề tài nghiên cứu ứng dụng và triển khai để đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
Phát triển công nghệ thông tin, bưu chính-viễn thông. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về với nông thôn bằng cách tiếp tục nhân rộng mô hình truy cập internet cho các câu lạc bộ nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã.
e). Tiếp tục đổi mới hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở. Gắn hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị với chương trình phát triển kinh tế xã hội của điạ phương, tăng cường công tác truyên truyền, đảm nhận những công trình, hoạt động cụ thể để chỉ đạo. Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư” gắn với thực hiện “Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới”.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN
1.Nhiệm vụ trọng tâm 2014 - 2015
Tập trung nổ lực mọi nguồn lực để tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt mục tiêu đặt ra, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Khuyến khích, vận động đầu tư vào các ngành nghề khu vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến…các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ “sạch”, hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề gắn với quá trình đô thị hóa và bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; khôi phục và phát triển nghề, làng nghề; tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn. Tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình hồ Tả Trạch, công trình hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thủy Cam. Xúc tiến đầu tư hệ thống thủy lợi Ninh Hòa Đại. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn theo quy hoạch; phấn đấu đến năm 2015 có 28 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Ưu tiên tập trung nguồn lực cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đặc biệt chú trọng cho 28 xã theo diện chỉ đạo điểm. Trong đó ưu tiên cho xã đạt nhiều tiêu chí có khả năng về đích sớm của hai huyện điểm. Ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, giáo dục, y tế, dân sinh (giao thông, nước sinh hoạt...) trước. Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng. Chỉ đạo các thôn, bản vận động, huy động sự đóng góp của nhân dân trong thôn, của con em địa phương ở phương xa để xây dựng nhà văn hóa thôn, đường ngõ, xóm.
Quan tâm nhiệm vụ đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; mở rộng liên kết, hợp tác phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng các chính sách về tôn vinh, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng hợp lý cán bộ khoa học, giảng viên và nhà giáo có trình độ cao.
Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo; ưu tiên các xã chưa thoát nghèo và bảo đảm giảm nghèo bền vững. Tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn theo Quyết định 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính.Tăng cường các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Xây dựng quy chế quản lý lễ hội. Xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử có văn hoá ở nông thôn.
2.Các giải pháp thực hiện
a) Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nân dân trên địa bàn. Quán triệt tuyên truyền thông qua Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Chương trình hành động, kế hoạch của các ngành, các địa phương; thông qua các phương tiện truyền thông nhất là trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp như thời sự, phóng sự, phim tài liệu, phổ biến khoa học và các hình thức tuyên truyền trực quan khác.... gắn việc tuyên truyền, vận động triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
b) Về cơ chế, chính sách: Ngoài các chính sách của Trung ương. Sẽ nghiên cứu ban hành các chính sách phù hợp với đặc thù của Tỉnh nhằm tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo, huy động các nguồn lực cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội.v.v.
c) Về khoa học, công nghệ: Tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu mà thực tiễn yêu cầu bức xúc thuộc mọi lĩnh vực liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các đề tài khoa học ứng dụng, các dự án khoa học chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiển và phù hợp với đặc điểm địa phương. Thông qua các mô hình, dự án khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân.
d) Về nhân lực: Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Đề án đào tạo nghề của Tỉnh đã được phê duyệt. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ban, ngành, Trung tâm đào tạo nghề cần đánh giá xác định nhu cầu đào tạo, các ngành nghề đào tạo phải đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn để đào tạo nghề phù hợp. Tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo nghề cả về trang thiết bị và đội ngủ giảng viên để các đơn vị đào tạo những nghề mà xã hội đang cần chứ không phải đào tạo nghề mà đơn vị mình có điều kiện. Ngoài đào tạo nghề nông nghiệp, các nghề phi nông nghiệp khi đào tạo cần phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng lao động để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
e) Về hợp tác quốc tế: Tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế để tìm nguồn tài trợ của Chính phủ và tổ chức Phi chính phủ góp phần lồng ghép xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, chăm lo sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường....
g) Về lãnh đạo, chỉ đạo: Cụ thể hoá Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác của Tỉnh. Tăng cường lãnh đạo của Đảng với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. UBND Tỉnh chỉ đạo bằng Kế hoạch và Chương trình phát triển kinh tế, xã hội hàng năm. Các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã căn cứ vào nhiệm vụ, thực tiển để xây dựng Kế hoạch chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh uỷ : Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được cụ thể hóa bằng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; vì vậy kính đề nghị Chính phủ tăng cường nguồn lực đầu tư cho các địa phương sớm đạt mục tiêu đề ra.
2). Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á là khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai bão, lũ. Vì vậy, kiến nghị Trung ương ưu tiên đầu tư thực hiện tốt đề án “Phát triển kinh tế xã hội vùng Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Và các dự án an sinh xã hội, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai như hạ tầng tái định cư di dân vùng sạt lở; đường cứu hộ, cứu nạn; xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển; các dự án đê sông, đê biển; gia cố, nâng cấp hệ thống hồ trong thành phố Huế để khắc phục tình trạng ngập úng ngày càng gia tăng trong mùa mưa bão.
3). Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, đôn đốc chỉ đạo hoàn thành công trình thủy lợi Tả Trạch để đi vào khai thác vận hành.