Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/12 đến 13/12/2016
Ngày cập nhật 15/12/2016

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 07/12/2016 đến ngày 13/12/2016)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:

          - Nhiệt độ: TB: 25,80C; Cao nhất: 29,50C; Thấp nhất: 23,50C

          - Độ ẩm: TB: 92,5%; Thấp nhất: 80%

          - Ngày mưa: 5 ngày. Lượng mưa: 385,4 mm.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

          - Diện tích kế hoạch vụ Đông Xuân 2016-2017: 28.638 ha. Diện tích mạ đã gieo 72,65 ha.

          - Diện tích cày lật đất: do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài đồng ruộng ngập nước, tiến độ cày lật đất chậm. Diện tích cày: 6895.7 ha (TP Huế 100 ha, Phú Vang 3.800 ha, Phú Lộc: 1.200 ha, Hương Thủy: 300 ha, Hương Trà 380 ha, Quảng Điền: 440 ha, A Lưới 638,7, Nam Đông 37 ha).

            - Chuột: Lượng thuốc chuột đã sử dụng 79,5 kg (Racumin), thu đuôi chuột số lượng khoảng 15.550 con (Hương Trà, Quảng Điền).

b) Cây trồng khác:

          - Cây rau màu các loại: Diện tích đã thu hoạch 379 ha. Diện tích còn lại hiện nay khoảng 736 ha đang giai đoạn phát triển thân lá (Phong Điền: 50 ha; Quảng Điền: 191 ha; Hương Trà: 80 ha; Hương Thủy: 100 ha; Phú Vang: 55 ha; Phú Lộc: 70 ha; Huế: 50 ha; Nam Đông: 20 ha; A Lưới: 120 ha).

- Cây hoa các loại (hoa cúc, huệ, lay ơn,…): Diện tích sản xuất: 256,2 ha Hoa cúc trồng chậu: 125.700 chậu (Phú Vang: 15.000 chậu; Huế: 4.000 chậu; Phú Lộc: 1.000 chậu; Hương Trà: 5.500 chậu; Hương Thủy: 100.000 chậu; Nam Đông: 200 chậu), giai đoạn phát triển thân lá - ra hoa.

- Cây sắn: Diện tích sản xuất: 7.079 ha, diện tích thu hoạch 6.336 ha, năng suất ước đạt 184,3 tạ/ha.

- Cây ăn quả: Diện tích sản xuất: 3.328 ha, giai đoạn phát triển thân cành

- Cây cao su: Diện tích 8.955 ha. Trong đó, diện tích kiến thiết cơ bản 2.249 ha đang giai đoạn phát triển thân, cành, lá; diện tích kinh doanh 6.706 ha.

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua 

1. Trên lúa chét, cỏ dại

          Các vùng cao không bị ngập nước: Sâu cuốn lá nhỏ mật độ 2-5 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, giai đoạn tuổi 3-4; rầy các loại rải rác, giai đoạn trưởng thành, rải rác tuổi 1; ốc bươu vàng mật độ 3-10 con/m2, nơi cao 30-50 con/m2, giai đoạn ốc con, trưởng thành, trứng.

2. Trên mạ giống dài ngày

          - Do ảnh hưởng của mưa rét kéo dài, các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ tỷ lệ thấp.

3. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 160 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 35 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (xã Hương Nguyên, Hồng Hạ - A Lưới; Hương Bình, Hương Thọ - Hương Trà).

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 105 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 220 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Thượng Long, Hương Phú, Thượng Quảng - Nam Đông; Hương Bình, Hương Thọ - Hương Trà).

- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 80 ha (tăng 15 ha so với tuần trước tại Hương Nguyên, Hồng Hạ, A Roàng), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 50-60% (xã Thượng Long, Hương Phú, Thượng Quảng - Nam Đông).

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, nấm hồng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 284 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 74 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-10%. Phân bố: Huế 10 ha; Hương Trà 200 ha; Phong Điền 50 ha; Hương Thủy 20 ha; Nam Đông 4 ha.

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 300 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 95 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Phân bố: Huế 50 ha, Hương Trà 250 ha.

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện hại quả, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây Rau

- Dòi đục cọng hành: Diện tích nhiễm 10 ha (giảm 3 ha so với tuần trước tại Hương An, La Chữ, Đông Xuân-Hương Trà) do nông dân đã thu hoạch, tỷ lệ hại 3-10%.

- Bệnh khô đầu lá hành: Gây hại giảm hơn so với kỳ trước, diện tích nhiễm 25 ha (giảm 5 ha so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương An, La Chữ, Đông Xuân-Hương Trà).

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 18 ha (giảm 2 ha so với tuần trước), mật độ 5-15 con/m2 (Hương An, La Chữ, Đông Xuân-Hương Trà)

- Các đối tượng như bệnh đốm lá, bệnh héo rũ,… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

d) Cây hoa

- Do ảnh hưởng của mưa, rét kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây hoa các loại, nhất là trên cây hoa ly đang giai đoạn phân hóa mầm hoa có hiện tượng thối ngọn, thối mầm hoa, tỷ lệ hại 5-10%, cục bộ 30-40% (Phú Mậu-Phú Vang).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như: bệnh héo xanh, héo vàng, đốm vòng, thối rễ ,... trên cây hoa cúc gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới        

1. Trên cỏ dại, lúa chét                 

           Các đối tượng sinh vật gây hại tiếp tục tồn tại phát triển tích lũy trên đồng ruộng các vùng không bị ngập nước và có khả năng chuyển tiếp gây hại trên các vùng đã gieo mạ giống dài ngày.

2. Trên mạ giống dài ngày

           Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa, rét khả năng sẽ gây trắng lá trên mạ. Các đối tượng gây hại khác như: đạo ôn, dòi đục nõn, chuột,...tiếp tục phát sinh gây hại khi thời tiết nắng ấm.

3. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, rụng lá Corynespora, bệnh héo đen đầu lá,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẻ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

          - Bệnh đốm lá, bệnh thán thư, chảy mủ, thối củ,... tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên diện tích sắn chưa thu hoạch, sắn lưu gốc để làm giống.

          - Sâu ăn tạp, dòi đục cọng hành, bệnh khô đầu lá, bệnh héo rũ, bệnh thán thư,… tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên cây rau.

- Các đối tượng sinh vật gây hại trên cây hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn,... như bệnh héo vàng (Fusarirm Sp.), héo xanh, gỉ sắt, đốm lá, thối gốc, rầy, rệp, bọ trĩ… tiếp tục phát triển gây hại.

IV. Đề nghị                                          

1. Cây lúa

          - Đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ làm đất, phát dọn bờ ruộng, mương nước, để tiêu hủy lúa chét, cỏ dại nhằm hạn chế nguồn sinh vật gây hại và đảm bảo gieo cấy đúng lịch thời vụ.

          - Tăng cường các biện pháp chăm sóc cho mạ khi thời tiết nắng ấm (chú ý bón bổ sung phân kali hoặc tro bếp để tăng khả năng chống rét cho mạ) và kiểm tra tình hình diễn biến bệnh đạo ôn gây hại trên mạ để chỉ đạo phun trừ hạn chế bệnh phát triển và lây lan.

          - Tiếp tục tổ chức diệt chuột bằng mọi biện pháp hạn chế mật độ trước khi xuống vụ sản xuất. Đồng thời theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên mạ, lúa chét, cỏ dại để có biện pháp quản lý và dự báo trong thời gian tới.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ.

b) Cây ăn quả: Vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước tránh ngập úng gây thối rễ và hạn chế khả năng lây lan nguồn bệnh chảy gôm trong mùa mưa. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ khi thời tiết nắng ấm.

c) Cây rau: Tăng cường chăm sóc, thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế mưa gây thối bằng lưới che, màn nylon,...đối với rau ngắn ngày đã gieo để cây sinh trưởng phát triển khỏe. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

d) Cây hoa cây cảnh: Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp. Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và ra hoa.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.380.330
Truy câp hiện tại 6.321