Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 01/3 đến 07/3/2017
Ngày cập nhật 09/03/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 01/3/2017 đến ngày 07/3/2017)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 240C; Cao nhất: 310C; Thấp nhất: 180C

          - Độ ẩm: TB: 85,0%; Thấp nhất: 45,0%

          - Ngày mưa: 0 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

28.638,0

28.344,4

(gieo sạ 27.742,3 ha, cấy 602.1 ha)

Làm đòng: 250 ha

Đẻ nhánh: 27.894,8 ha

Mũi chông-3 lá: 199,6 ha

Trà sớm

 

4.559,9

 

Làm đòng và đẻ nhánh

Trà chính vụ

 

23.118,4

Làm đòng và đẻ nhánh

Trà muộn

 

666,1

 

Mạ-đẻ nhánh

Lạc

3.122,3

2.471

Phân cành: 700 ha

Mới gieo -Nảy mầm:1.771 ha

Ngô Xuân

1.301,9

846,5

Phát triển thân lá: 273,5 ha

Mới gieo -Nảy mầm: 573 ha

Cây sắn

7.125,0

4.782,0

Phát triển thân lá: 964,5 ha

Mới trồng –cây con: 3.817,5 ha

Cây rau các loại

2.756,4

1.629,0

Phát triển thân lá: 722,0 ha

Mới trồng -Nảy mầm: 907,0 ha

Đậu các loại

1.356,5

332,5

Phát tiển thân lá: 212,7 ha

Mới gieo-nảy mầm: 119,8ha

Cây mía

151,0

34,0

2,0

Nảy mầm: 34,0 ha

Mới trồng: 2,0 ha

Ném

185,4

174,0

Đẻ nhánh

Khoai lang

1.737,4

1.004,0

Phát triển thân lá: 440,4 ha

Mới trồng: 563,6 ha

Cây ăn quả

3.328,0

3.328,0

Phát triển thân lá-ra hoa

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

 

Kiến thiết cơ bản

 

2.249,0

 

Kinh doanh

 

6.706,0

Rụng lá sinh lý 70-100%, rải rác ra lộc non

 

- Lượng thuốc chuột đã sử dụng: 362 kg và thu 52.850 đuôi chuột (trong tuần sử dụng 39,6 kg; thu 27.000 đuôi chuột).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Trên cây lúa

          - Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 388 ha (tăng 272,35 ha so với tuần trước tại Hương Thủy: 168 ha, Hương Trà: 8 ha, Quảng Điền: 1 ha, Phú Vang: 55 ha, Phú Lộc: 40,35 ha, tăng 58,75 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, bệnh cấp 1-3 (Phú Thanh-Phú Vang, Thuận Hòa-Hương Phong-Hương Trà, HTX Thắng Lợi-Quảng Lợi-Quảng Điền, rải rác các HTX ở Phú Lộc), trong đó diện tích nhiễm trung bình 33 ha (tăng 23 ha tại Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc) tỷ lệ bệnh 10-20% bệnh cấp 3, diện tích nhiễm nặng 1 ha (tăng 0,45 ha tại Phú Lộc, Quảng Điền) tỷ lệ bệnh 30-40% bệnh cấp 5-7 (Phú Thạch-Lộc Điền-Phú Lộc, Hương Phú-Nam Đông; Thắng Lợi, Quảng Thọ 1-Quảng Điền).

          - Chuột hại: Diện tích nhiễm 37 ha (tăng 17 ha so với tuần trước, giảm 553 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân-Huế; rải rác các HTX tại Phú Lộc, Hương Thủy,...), trong đó diện tích nhiễm trung bình 3 ha tỷ lệ hại 10-20%.

          - Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 281 ha chủ yếu ở các chân ruộng vùng thấp trũng (giảm 129 ha so với tuần trước tại Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền; tăng 251 ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 1-3 con/m2; trong đó diện tích nhiễm trung bình 50 ha (giảm 33 ha), mật độ 3- <6 con/m2. Phân bố: Huế 10 ha, Hương Thủy 150 ha, Hương Trà 10 ha, Quảng Điền 20 ha, Phú Lộc 90 ha, Nam Đông 1,0 ha.

- Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 10 con/m2 giai đoạn đoạn trưởng thành, trứng, rải rác sâu non nở (tuổi 1). Các đối tượng sinh vật gây hại khác như rầy các loại, bọ trĩ, dòi đục nõn, bệnh đốm nâu,… gây hại rải rác, mật độ tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Tỷ lệ rụng lá sinh lý 70-100%, một số nơi đang ra lộc non.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo, đốm lá, héo đen đầu lá, … gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 210 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 55 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 10 ha; Hương Trà 120 ha; Phong Điền 50 ha; Hương Thủy 20 ha, Nam Đông 5 ha.

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 160 ha (giảm 50 ha tại Hương Trà so với tuần trước, tăng 28 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Phân bố: Huế 60 ha, Hương Trà 100 ha.

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           Do điều kiện thời tiết ngày nắng ấm, đêm và sáng trời lạnh, sương mù, trời nhiều mây, thuận lợi cho các đối tượng sinh vật tiếp tục phát sinh gây hại trên đồng ruộng:

           - Bệnh đạo ôn sẽ gây hại nặng cục bộ trên diện tích đang nhiễm bệnh, các chân ruộng xanh tốt, bón phân không cân đối,…

           - Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục nở và gia tăng mật độ trên đồng ruộng, có khả năng gây hại cục bộ trên diện tích lúa xanh tốt, ven làng,...

           - Chuột gây hại gia tăng về tỷ lệ hại và diện phân bố trên các vùng tổ chức diệt chuột không đồng bộ, liên tục,…

           Các đối tượng sinh vật gây hại khác tiếp tục phát sinh phát triển trên đồng ruộng.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, rụng lá Corynespora, bệnh héo đen đầu lá,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

IV. Đề nghị         

1. Cây lúa

- Tiếp tục chỉ đạo theo Công văn số 70/TTBVTV-BVTV ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế về việc chỉ đạo quản lý và phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Đông Xuân 2016-2017.

- Kiểm tra kết quả chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn trên các chân ruộng nhiễm bệnh để có biện pháp quản lý, chăm sóc để cây lúa phục hồi và phát triển. Chỉ đạo phun trừ trên diện tích bệnh mới xuất hiện, diện tích nhiễm bệnh đã chỉ đạo phun trừ nhưng chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, nguy cơ bệnh tiếp tục phát triển gây hại,… và thường xuyên tái kiểm tra đồng ruộng để xử lý kịp thời.

- Theo dõi sâu cuốn lá nhỏ nở nhằm đánh giá mật độ, diện phân bố để chỉ đạo phun trừ trên diện hẹp (đối với lúa làm đòng mật độ sâu >20 con/m2, giai đoạn đẻ nhánh >50 con/m2)

- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột để hạn chế mật độ và giảm thiệt hại giai đoạn làm đòng và trổ-chín.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và hướng dẫn phòng trừ ngay từ diện hẹp.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh héo đen đầu lá, bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ…để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời.

b) Cây ăn quả: Vệ sinh vườn, chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển, ra hoa tập trung, hạn chế ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất lợi (mưa, rét, sinh vật gây hại) đến quá trình ra hoa, đậu quả. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

c) Cây trồng khác (rau, sắn, ngô,…): Kiểm tra và đôn đốc gieo trồng đảm bảo theo kế hoạch sản xuất; chăm sóc, tỉa dặm, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.369.915
Truy câp hiện tại 18.482