Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đào tạo chuyển giao thí điểm sử dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản
Ngày cập nhật 01/08/2018

           Trong khuôn khổ Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên phạm vi toàn quốc" theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" sử dụng tem điện tử trong truy xuất hàng hóa, quảng bá chuỗi thực phẩm an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. 

          Việc thí điểm sử dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp:

- Nhà sản xuất: công khai minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm (có các giấy tờ chứng minh), nâng cao uy tín và thương hiệu, quản lý dòng sản phẩm tiêu thụ, quảng bá sản phẩm kinh doanh, thông tin khuyến mãi đến người tiêu dùng, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển.

- Người tiêu dùng: dễ dàng truy xuất đầy đủ thông tin sản phẩm thông qua ứng dụng điện tử và điện thoại thông minh, cung cấp thông tin nhanh chóng, nhận biết các tác nhân đang tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, nhận biết cơ quan chức năng đã giám sát chất lượng sản phẩm thế nào.

              Doanh nghiệp địa phương được chọn thí điểm thực hiện ứng dụng tem điện tử phải đảm bảo các yếu tố: Có sản phẩm đã được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có hồ sơ pháp lý và thông tin đầy đủ của toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm (từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến và bày bán), được cơ quan chức năng địa phương định kỳ giám sát mẫu thực phẩm.

                               

           Tiếp nối các hoạt động của mô hình thí điểm, vào ngày 27/7/2018, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển IDE tổ chức lớp đào tạo, chuyển giao ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" sử dụng tem điện tử trong truy xuất hàng hóa, quảng bá chuỗi thực phẩm an toàn cho 02 doanh nghiệp địa phương được chọn thí điểm năm 2018 là Công ty TNHH MTV NSHC Quế Lâm, Công ty TNHH MTV HC Huế Việt.

            Đối tượng đào tạo: Nhân viên của công ty là đại diện các bộ phận: công nghệ thông tin, kho, phụ trách kích hoạt tem điện tử, sản xuất, kinh doanh, bán hàng. (Tổng số người tham dự: 10 người).

           Nội dung đào tạo:

-         Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý thông tin dữ liệu sản phẩm đối với doanh nghiệp và nhà quản lý thông qua tài khoản điện tử.

-         Hướng dẫn sử dụng và dán tem trên sản phẩm đăng ký.

-         Hướng dẫn cách quét mã QR đối với khách hàng.

-         Hướng dẫn và giải đáp các nội dung liên quan khác.

              Qua khóa đào tạo tập huấn, nhân viên phụ trách các bộ phận của 02 công ty đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng sử dụng và quản lý tem điện tử đối với mặt hàng được sản xuất, bày bán của công ty.

             Đến thời điểm hiện tại, 02 công ty đang thí điểm việc sử dụng tem điện tử cho 10 sản phẩm: Gạo hữu cơ Quế Lâm, Gạo lứt đỏ hữu cơ Quế Lâm, Gạo hàm hương Quế Lâm, Thịt heo hữu cơ Quế Lâm (Công ty Quế Lâm); Sữa gạo lứt hữu cơ Huế Việt, Gạo hữu cơ Huế Việt HV1, Bột ngũ cốc hữu cơ Huế Việt, Bún gạo hữu cơ Huế Việt, Thanh trà hữu cơ Hương Vân, Bưởi da xanh Phong Điền (Công ty Huế Việt). Trong thời gian đến, 02 công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký mở rộng chủng loại sản phẩm sử dụng tem điện tử đối với các mặt hàng đang bày bán tại cửa hàng thực phẩm của mình

              Việc triển khai thí điểm ứng dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các công ty quảng bá và chứng minh  các sản phẩm thực phẩm an toàn mà mình cung cấp; ngoài ra, đây là một ứng dụng thân thiện và tiện lợi để người tiêu dùng thông qua điện thoại thông minh có thể nhận biết đầy đủ thông tin nguồn gốc để chọn mua sản phẩm./.

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đào tạo chuyển giao thí điểm sử dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản
Ngày cập nhật 01/08/2018

           Trong khuôn khổ Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên phạm vi toàn quốc" theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" sử dụng tem điện tử trong truy xuất hàng hóa, quảng bá chuỗi thực phẩm an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. 

          Việc thí điểm sử dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp:

- Nhà sản xuất: công khai minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm (có các giấy tờ chứng minh), nâng cao uy tín và thương hiệu, quản lý dòng sản phẩm tiêu thụ, quảng bá sản phẩm kinh doanh, thông tin khuyến mãi đến người tiêu dùng, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển.

- Người tiêu dùng: dễ dàng truy xuất đầy đủ thông tin sản phẩm thông qua ứng dụng điện tử và điện thoại thông minh, cung cấp thông tin nhanh chóng, nhận biết các tác nhân đang tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, nhận biết cơ quan chức năng đã giám sát chất lượng sản phẩm thế nào.

              Doanh nghiệp địa phương được chọn thí điểm thực hiện ứng dụng tem điện tử phải đảm bảo các yếu tố: Có sản phẩm đã được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có hồ sơ pháp lý và thông tin đầy đủ của toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm (từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến và bày bán), được cơ quan chức năng địa phương định kỳ giám sát mẫu thực phẩm.

                               

           Tiếp nối các hoạt động của mô hình thí điểm, vào ngày 27/7/2018, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển IDE tổ chức lớp đào tạo, chuyển giao ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" sử dụng tem điện tử trong truy xuất hàng hóa, quảng bá chuỗi thực phẩm an toàn cho 02 doanh nghiệp địa phương được chọn thí điểm năm 2018 là Công ty TNHH MTV NSHC Quế Lâm, Công ty TNHH MTV HC Huế Việt.

            Đối tượng đào tạo: Nhân viên của công ty là đại diện các bộ phận: công nghệ thông tin, kho, phụ trách kích hoạt tem điện tử, sản xuất, kinh doanh, bán hàng. (Tổng số người tham dự: 10 người).

           Nội dung đào tạo:

-         Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý thông tin dữ liệu sản phẩm đối với doanh nghiệp và nhà quản lý thông qua tài khoản điện tử.

-         Hướng dẫn sử dụng và dán tem trên sản phẩm đăng ký.

-         Hướng dẫn cách quét mã QR đối với khách hàng.

-         Hướng dẫn và giải đáp các nội dung liên quan khác.

              Qua khóa đào tạo tập huấn, nhân viên phụ trách các bộ phận của 02 công ty đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng sử dụng và quản lý tem điện tử đối với mặt hàng được sản xuất, bày bán của công ty.

             Đến thời điểm hiện tại, 02 công ty đang thí điểm việc sử dụng tem điện tử cho 10 sản phẩm: Gạo hữu cơ Quế Lâm, Gạo lứt đỏ hữu cơ Quế Lâm, Gạo hàm hương Quế Lâm, Thịt heo hữu cơ Quế Lâm (Công ty Quế Lâm); Sữa gạo lứt hữu cơ Huế Việt, Gạo hữu cơ Huế Việt HV1, Bột ngũ cốc hữu cơ Huế Việt, Bún gạo hữu cơ Huế Việt, Thanh trà hữu cơ Hương Vân, Bưởi da xanh Phong Điền (Công ty Huế Việt). Trong thời gian đến, 02 công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký mở rộng chủng loại sản phẩm sử dụng tem điện tử đối với các mặt hàng đang bày bán tại cửa hàng thực phẩm của mình

              Việc triển khai thí điểm ứng dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các công ty quảng bá và chứng minh  các sản phẩm thực phẩm an toàn mà mình cung cấp; ngoài ra, đây là một ứng dụng thân thiện và tiện lợi để người tiêu dùng thông qua điện thoại thông minh có thể nhận biết đầy đủ thông tin nguồn gốc để chọn mua sản phẩm./.

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.285.994
Truy câp hiện tại 14.887