|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Đoàn công tác Tổng Cục Thủy lợi làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 15/08/2018
Sáng ngày 14/8, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn hồ đập, hồ chứa trước mùa mưa bão 2018. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện một số sở, ngành và đơn vị quản lý hồ, đập trên địa bàn tỉnh đã tham gia làm việc với đoàn.
Tính đến thời điểm năm 2018, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 06 hồ chứa thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3. Trong 56 hồ chứa thủy lợi, có 22 hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ do các đơn vị chuyên ngành quản lý (hồ Tả Trạch do Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 quản lý và 21 hồ chứa loại lớn, vừa và nhỏ do Công ty TNHH NN MTV QLKTCT thủy lợi tỉnh quản lý), còn lại do địa phương quản lý. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng đang thi công 07 công trình thủy điện (A Lin B1, A Lin B2, A Lin Thượng, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, sông Bồ và Thượng Nhật). Nhìn chung các hồ chứa đang hoạt động bình thường và vận hành đúng quy trình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2018, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành NN&PTNT và UBND các huyện, thị xã, các đơn vị quản lý hồ chứa trên địa bàn tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra toàn diện và đánh giá công tác vận hành điều tiết các hồ chứa để cập nhật, bổ sung phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và phương án phòng chống lụt bão công trình cấp thẩm quyền phê duyệt; chuẩn bị sẵn sàng về tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và biện pháp tiến hành; phát hiện đối phó với các tình trạng khẩn cấp cho đập và khu vực hạ du, ngăn ngừa hạn chế tối đa tác hại khi sự cố xảy ra.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi làm việc
Qua báo cáo đánh giá thực trạng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và công tác quản lý, vận hành của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các thành viên trong Đoàn công tác đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những biện pháp cụ thể đối với công tác bảo đảm an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng cập nhật, bổ sung phương án cảnh báo cho nhân dân vùng hạ du, phương án đảm bảo an toàn hạ du và phương án cứu hộ, ứng cứu qua các ngầm tràn nếu bị lũ chia cắt; xây dựng phương án vỡ đập đối với thủy điện A Lưới..
Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh còn hơn 30 hồ chứa thủy lợi nhỏ do cấp huyện và xã quản lý, đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải lưu ý và quan tâm đối với số hồ này; đặc biệt là trong mùa mưa lũ, nhằm không để xảy ra tình huống xấu...
Toàn cảnh buổi làm việc
Kết luận tại buổi làm việc, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện Bộ NN&PTNT đã thành lập các Đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình thực trạng và công tác quản lý vận hành các hồ chứa trên phạm vi toàn quốc để giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo nhằm bảo đảm an toàn hồ đập, giảm thấp nhất thiệt hại cho thiên tai gây ra trong mùa mưa bão.
Qua báo cáo của UBND tỉnh và các đơn vị quản lý hồ chứa, Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa; tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ NN&PTNT về công tác bảo đảm an toàn hồ, đập. Tỉnh cần tổ chức diễn tập phương án phòng chống tại hồ Tả Trạch; đối với các hồ chứa thủy lợi có mức hư hỏng nhỏ, tỉnh cần chủ động nguồn kinh phí để tu sửa, nâng cấp kịp thời.
Về các kiến nghị, đề xuất của tỉnh, trong đó việc cấp kinh phí để nâng cấp hồ Khe Ngang, hồ Khe Bội năm 2018; 8 hồ chứa thủy lợi trong các năm tiếp theo và một số hạng mục đầu tư đường, cầu lên đập hồ chứa; đầu tư hệ thống quan trắc, đo lượng mưa, mực nước tự động, hệ thống truyền dữ liệu tại các hồ chứa... Tổng cục Thủy lợi sẽ tổng hợp lên Bộ NN&PTNT xem xét đưa vào dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập - WB8”. Các tin khác
|
Đoàn công tác Tổng Cục Thủy lợi làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 15/08/2018
Sáng ngày 14/8, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn hồ đập, hồ chứa trước mùa mưa bão 2018. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện một số sở, ngành và đơn vị quản lý hồ, đập trên địa bàn tỉnh đã tham gia làm việc với đoàn.
Tính đến thời điểm năm 2018, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 06 hồ chứa thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3. Trong 56 hồ chứa thủy lợi, có 22 hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ do các đơn vị chuyên ngành quản lý (hồ Tả Trạch do Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 quản lý và 21 hồ chứa loại lớn, vừa và nhỏ do Công ty TNHH NN MTV QLKTCT thủy lợi tỉnh quản lý), còn lại do địa phương quản lý. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng đang thi công 07 công trình thủy điện (A Lin B1, A Lin B2, A Lin Thượng, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, sông Bồ và Thượng Nhật). Nhìn chung các hồ chứa đang hoạt động bình thường và vận hành đúng quy trình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2018, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành NN&PTNT và UBND các huyện, thị xã, các đơn vị quản lý hồ chứa trên địa bàn tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra toàn diện và đánh giá công tác vận hành điều tiết các hồ chứa để cập nhật, bổ sung phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và phương án phòng chống lụt bão công trình cấp thẩm quyền phê duyệt; chuẩn bị sẵn sàng về tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và biện pháp tiến hành; phát hiện đối phó với các tình trạng khẩn cấp cho đập và khu vực hạ du, ngăn ngừa hạn chế tối đa tác hại khi sự cố xảy ra.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi làm việc
Qua báo cáo đánh giá thực trạng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và công tác quản lý, vận hành của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các thành viên trong Đoàn công tác đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những biện pháp cụ thể đối với công tác bảo đảm an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng cập nhật, bổ sung phương án cảnh báo cho nhân dân vùng hạ du, phương án đảm bảo an toàn hạ du và phương án cứu hộ, ứng cứu qua các ngầm tràn nếu bị lũ chia cắt; xây dựng phương án vỡ đập đối với thủy điện A Lưới..
Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh còn hơn 30 hồ chứa thủy lợi nhỏ do cấp huyện và xã quản lý, đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải lưu ý và quan tâm đối với số hồ này; đặc biệt là trong mùa mưa lũ, nhằm không để xảy ra tình huống xấu...
Toàn cảnh buổi làm việc
Kết luận tại buổi làm việc, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện Bộ NN&PTNT đã thành lập các Đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình thực trạng và công tác quản lý vận hành các hồ chứa trên phạm vi toàn quốc để giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo nhằm bảo đảm an toàn hồ đập, giảm thấp nhất thiệt hại cho thiên tai gây ra trong mùa mưa bão.
Qua báo cáo của UBND tỉnh và các đơn vị quản lý hồ chứa, Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa; tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ NN&PTNT về công tác bảo đảm an toàn hồ, đập. Tỉnh cần tổ chức diễn tập phương án phòng chống tại hồ Tả Trạch; đối với các hồ chứa thủy lợi có mức hư hỏng nhỏ, tỉnh cần chủ động nguồn kinh phí để tu sửa, nâng cấp kịp thời.
Về các kiến nghị, đề xuất của tỉnh, trong đó việc cấp kinh phí để nâng cấp hồ Khe Ngang, hồ Khe Bội năm 2018; 8 hồ chứa thủy lợi trong các năm tiếp theo và một số hạng mục đầu tư đường, cầu lên đập hồ chứa; đầu tư hệ thống quan trắc, đo lượng mưa, mực nước tự động, hệ thống truyền dữ liệu tại các hồ chứa... Tổng cục Thủy lợi sẽ tổng hợp lên Bộ NN&PTNT xem xét đưa vào dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập - WB8”. Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.356.929 Truy câp hiện tại 18.766
|
|