|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Tình hình thực hiện xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2013 và xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia Giai đoạn 2013 - 2015 Ngày cập nhật 17/06/2013 | |
Thực hiện Công văn số 2295/UBND-NN ngày 16 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh về việc hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch nông thôn mới và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm tháng đầu năm 2013. Thường trực Ban chỉ đạo đánh giá thực hiện Chương trình xây dựng NTM của tỉnh đánh giá thực hiện về các chỉ tiêu phấn đấu đạt tiêu chí NTM năm 2013, cập nhật tiến độ thực hiện của các địa phương như sau:
I. Thực hiện xây dựng nông thôn mới đến tháng 5/2013:
1. Về công tác Quy hoạch:
Công tác Quy hoạch đến nay các địa phương chấp hành tốt chủ trương của Ban chỉ đạo tỉnh. Toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành xong quy hoạch của 88/92 xã. Riêng còn lại 4 xã chưa hoàn thành như sau:
- Xã Quảng Thành huyện Quảng Điền: lồng ghép giữa quy hoạch thị trấn với quy hoạch nông thôn mới đơn vị tư vấn đang triển khai thực hiện.
- Xã Phong Hiền huyện Phong Điền do trong Quy hoạch Nông thôn mới đã hoàn thành; song khi chuẩn bị phê duyệt phát sinh bổ sung quy hoạch trên 400ha đất quy hoạch mỏ ti tan, cấp cho doanh nghiệp Việt Phương chưa được giải quyết cụ thể nên quy hoạch NTM chưa phê duyệt.
- Xã Hương Bình và xã Hồng Tiến do công tác chỉ đạo của địa phương còn bất cập, vai trò của cấp ủy, chính quyền xã chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương của Ban chỉ đạo tỉnh; UBND xã chưa phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn; vì vậy, đơn vị tư vấn không thu thập được số liệu chính xác, nên chất lượng quy hoạch không đáp ứng đúng yêu cầu phải điều chỉnh nhiều lần. 2. Về công tác lập Đề án xây dựng nông thôn mới:
Bên cạnh công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của các huyện thị xã cơ bản phê duyệt xong; còn lại chưa phê duyệt huyện Phong Điền: 13/13 xã, theo báo cáo BCĐ huyện đã thẩm định xong 12/13 xã (trừ xã Phong Hiền) nhưng UBND huyện chưa ký Quyết định phê duyệt. Thị xã Hương Trà do chưa phê duyệt xong quy hoạch nên đề án cũng chưa phê duyệt.
3. Công tác đầu tư Phát triển sản xuất:
Năm 2011 và 2012, bố trí 4,7 tỷ đồng đầu tư cho 47 xã, xây được 55 mô hình sản xuất nông nghiệp. Trong đó: 28 mô hình trồng trọt, 21 mô hình chăn nuôi, 6 mô hình thủy sản. Nhìn chung, các mô hình thực hiện hiệu quả không cao; một phần do bố trí hỗ trợ cho các hộ nhiều loại hình cây con khác nhau theo hình thức để giảm nghèo, nên khó có thể nhân ra diện rộng. Mặt khác do yêu cầu mô hình phải chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ mất nhiều thời gian, nên các xã không mặn mà, thiếu quyết tâm. Tuy nhiên, qua kiểm tra, một số xã triển khai thực hiện có hiệu quả tốt và có thể nhân rộng như: Nuôi cá nuớc ngọt kết hợp với các vật nuôi khác và trồng lúa (đầu tư cho 2 hộ trên diện tich 11 ha, với kinh phí hỗ trợ 75 triệu đồng); Nuôi lợn nái F1, lợn thịt ở xã Vinh Hưng (đầu tư cho các hộ có điều kiện, có năng để nuôi và chăm sóc đàn lợn theo quy trình nên đạt được hiệu quả kinh tế cao…).
Năm 2013, bố trí 3.140 triệu đồng đầu tư cho 28 xã điểm và xã Thuỷ Tân để thực hiện 04 cánh đồng mẫu lớn, 31 mô hình trồng trọt, 18 mô hình chăn nuôi, 08 mô hình thuỷ sản, hỗ trợ phát triển 02 làng nghề (Nước mắn ở Quảng Công - Quảng Điền; Bột lọc ở Lộc An - Phú Lộc), hỗ trợ cho 01 cơ sở chế biến mủ Cao su (Phong Mỹ- Phong Điền).
Hiện nay, tỉnh chỉ đạo cho Ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức lựa chọn sản xuất 04 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa. Vụ Đông – Xuân đã tổ chức sản xuất lúa chất lượng Bắc Thơm 7 (BT7) có kết quả khá tốt; chất lượng gạo thơm ngon, cụ thể: HTX Đông Vinh của Quảng Điền sản xuất 25ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha, năng suất thấp là do: có 11 ha do bị rầy nâu vào cuối vụ nên giảm năng suất từ 12-30%; còn lại 14 ha năng suất 60 ta/ha. Xã Thủy Thanh thị xã Hương Thủy sản xuất 25 ha, năng suất đạt 60ta/ha. Xã Quảng Thọ sản xuất lúa giống 13/2 năng suất đạt 70ta/ha. Riêng mô hình sản xuất giống lúa tại xã Thủy Tân thực hiện vụ Hè – Thu, diện tích 25, hiện nay đã xuống giống.
Ngoài cánh đồng mẫu lớn, Ngành đã chỉ đạo Trung tâm khuyến nông lâm ngư tổ chức, hướng dẫn các địa phương sản xuất các giống lúa mới và một số mô hình lúa chất lượng cao như: Hưng Dân, DT8; QR2; Hương Cốm 4; đạt năng suất 50-55 tạ/ha. Chất lượng gạo thơm ngon, giá trị cao.
Nguồn vốn của Chương trình XDNTM ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tuy đã được tỉnh Thông báo kế hoạch từ rất sớm nhưng việc tổ triển khai của các địa phương còn quá chậm, nhiều xã kế hoạch vốn năm 2011 không thực hiện được, do không lập kế hoạch theo kịp thời vụ sản xuất nên ảnh hưởng lớn hiệu quả đầu tư. Điều đó cho thấy việc lập đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn nhiều bất cập, không thực tế, không bám sát nhu cầu thực tế của địa phương nên lúng túng khi tổ chức thực hiện.
4. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Năm 2011 và 2012, bố trí 13.600 triệu đồng để thực hiện xây dựng 7 công trình (1 trường tiểu học, 4 công trình giao thông, 1 nhà văn hóa xã và 1 trường Mầm non), các công trình đang thi công, hoàn thành đúng tiến độ và đã đưa vào sử dụng.
Năm 2013, tuy nguồn vốn đầu tư của Chương trình có hạn chế, song tỉnh đã dành 10,12 tỷ đồng (trong đó: bổ sung cho 04 công trình xây dựng trong năm 2012 là 5,7 tỷ đồng; xây dựng mới 02 trường mầm non là: 4,42 tỷ đồng) và lồng ghép từ nguồn vốn xổ số kiến thiết: 15 tỷ đồng để xây dựng 02 trường mầm non, 01 trường trung học cơ sở và 05 nhà văn hoá xã; đồng thời sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư cho các xã nông thôn mới:103,12 tỷ đồng để xây dựng 31 tuyến đường giao thông nông thôn. Các công trình đang tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch.
5. Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Chương trình.
Công tác kiểm tra giám sát, chỉ đạo Chương trình được Ban chỉ đạo XDNTM tỉnh và Tổ giúp việc thường xuyên xuống các huyện, thị xã và các xã trực tiếp kiểm tra giám sát và đôn đốc thực hiện các hoạt động đảm bảo thực hiện đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra. Đã trực tiếp làm việc được 18/28 xã chỉ đạo điểm của các địa phương; ngoài ra các Bí thư Tỉnh ủy, phó Bí thư Tỉnh ủy, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đã trực tiếp kiểm tra các huyện và một số xã của tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện xây dựng NTM của các địa phương. Đoàn đã đánh giá: Ban chỉ đạo các huyện điểm tổ chức triển khai khá quyết liệt, bám sát cơ sở chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở; Song còn một số nơi Ban chỉ đạo các huyện không sâu sát, coi nhẹ Chương trình, vì vậy một số xã chưa phê duyệt xong quy hoạch và đề án.
Năm 2012 Ban chỉ đạo đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh cùng các huyện, thị xã, các xã xây dựng và thực hiện Khung tiêu chí giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình. Ngày 28/12/2012, UBND tỉnh có Quyết định số 2491/QĐ-UBND về việc ban hành Khung hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.
Năm 2013, tiếp tục thực hiện việc rà soát đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 2 năm thực hiện theo khung tiêu chí giám sát, đánh giá đã được UBND tỉnh ban hành. Ban chỉ đạo của tỉnh cùng các Sở, Ban, ngành phối hợp thực hiện công tác giám sát, đánh giá xây dựng nông thôn mới tại các địa phương cho thấy: công tác quy hoạch, lập đề án còn khác xa so với thực tế; nhu cầu của các địa phương đòi hỏi khá cao, với mục đích tranh thủ nguồn lực của Chương trình để đầu tư, mặt khác do hiểu sai đánh giá các tiêu chí, khi lập kế hoạch chưa phù hợp với nội dung của Chương trình.
Do nguồn lực của Chương trình đầu tư hỗ trợ năm 2012 và 2013 rất thấp, chủ yếu nguồn vốn lồng ghép và vốn vay ưu đãi, nên công tác chỉ đạo đôn đốc của Ban chỉ đạo các huyện, thị của một số nơi còn chững lại. Ngoài 2 huyện điểm là Nam Đông và Quảng Điền, đã tổ chức sơ kết đánh giá 2 năm thực hiện Chương trình XDNTM, còn lại các địa phương chưa tổ chức báo cáo đánh giá sơ kết để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình.
II. Thực hiện xây dựng Nông thôn mới theo bộ tiêu chí Quôc gia
1. Thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh (92 xã).
a) Phân theo tiêu chí số xã đạt (Chi tiết ở phụ biểu số 1):
- Tiêu chí số 1: 88 xã. - Tiêu chí số 11: 09 xã.
- Tiêu chí số 2: 18 xã. - Tiêu chí số 12: 61 xã.
- Tiêu chí số 3: 27 xã. - Tiêu chí số 13: 52 xã.
- Tiêu chí số 4: 84 xã. - Tiêu chí số 14: 62 xã.
- Tiêu chí số 5: 31 xã. - Tiêu chí số 15: 83 xã.
- Tiêu chí số 6: 08 xã. - Tiêu chí số 16: 79 xã.
- Tiêu chí số 7: 57 xã. - Tiêu chí số 17: 06 xã.
- Tiêu chí số 8: 92 xã. - Tiêu chí số 18: 53 xã.
- Tiêu chí số 9: 56 xã. - Tiêu chí số 19: 85 xã.
- Tiêu chí số 10: 52 xã.
Theo phân loại trên các tiêu chí đạt còn thấp thuộc nhóm hạ tầng kỹ thuật như: tiêu chí số 2, số 3 hệ thống thủy lợi; giao thông nông thôn; cần nguồn lực đầu tư lớn. Bên cạnh đó các tiêu chí như: cơ sở vật chất văn hóa (TC 6); tiêu chí về hộ nghèo (TC11); tiêu chí về môi trường (TC17) là những tiêu chí đạt thấp, cần có giải pháp và tập trung chỉ đạo quyết liệt, số xã đạt chuẩn sẽ cao hơn.
b) Phân theo xã đạt các tiêu chí (chi tiết ở phụ lục số 3):
- Đạt 16 tiêu chí: 01 xã - Đạt 15 tiêu chí: 08 xã - Đạt 14 tiêu chí: 04 xã.
- Đạt 13 tiêu chí: 12 xã - Đạt 12 tiêu chí: 13 xã - Đạt 11 tiêu chí: 15 xã.
- Đạt 10 tiêu chí: 11 xã - Đạt 09 tiêu chí: 12 xã - Đạt 08 tiêu chí: 08 xã.
- Đạt 07 tiêu chí: 05 xã - Đạt 06 tiêu chí: 02 xã - Đạt 05 tiêu chí: 01 xã.
2.Thực hiện xây dựng Nông thôn mới ở 28 xã điểm giai đoạn 2011-2015.
Trong số 28 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, đến nay các xã đã đạt được các tiêu chí cụ thể như sau:
(Chi tiết kèm theo Phụ biểu số 2).
- Đạt 15 tiêu chí: 05 xã - Đạt 14 tiêu chí: 03 xã - Đạt 13 tiêu chí: 07 xã.
- Đạt 12 tiêu chí: 06 xã - Đạt 11 tiêu chí: 04 xã - Đạt 10 tiêu chí: 0 xã.
- Đạt 09 tiêu chí: 0 xã - Đạt 09 tiêu chí: 12 xã - Đạt 08 tiêu chí: 03 xã.
Phong trào xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Điền đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong thời gian ngắn từ năm 2010 chưa có xã nào đạt trên 10 tiêu chí, nhưng sau 2 năm chỉ đạo phấn đấu quyết liệt, hiện nay Quảng Điền (có 7/8 xã đạt trên 11TC) đang theo kịp và sẽ vượt Nam Đông về số lượng xã đạt tiêu chí cao hơn.
Theo rà soát đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các địa phương, để đạt chuẩn nông thôn mới của 28 xã trên cần nguồn lực khoảng 469 tỷ đồng; Trong đó; nguồn ngân sách khoảng 329,7 tỷ đồng, nguồn huy động các huyện, thị xã và các nguồn huy động hợp pháp khác khoảng 93,2 tỷ đồng và nguồn lực khác khoảng 46,1 tỷ đồng.
Ngoài 28 xã trên, có 02 xã là: xã Thuỷ Tân của thị xã Hương Thuỷ và Phong Hải của huyện Phong Điền đăng ký đạt chuẩn trong năm 2014, nếu được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư một số hạng mục công trình như:
Xã Thuỷ Tân, đã đạt 16 tiêu chí, còn 03 tiêu chí chưa đạt: Cơ sở vật chất văn hoá, Môi trường, hộ nghèo. Xã đề nghị nhu cầu tư từ 4 - 4,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá và khu thể thao xã, thì xã sẽ chỉ đạo thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014.
Xã Phong Hải đã đạt 15 tiêu chí, còn 4 tiêu chí chưa đạt là: Giao thông, Thuỷ lợi, Tổ chức sản xuất và Môi trường. Nhu cầu cần thiết nhất của địa phương là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khoảng 9 - 10 tỷ đồng; còn các tiêu chí khắc xã chỉ đạo quyết liệt hoàn thành, nhưng nhu cầu hỗ không lớn như: hệ thống giao thông nông thôn hỗ trợ xi măng, môi trường...xã phấn đấu hoàn thành NTM vào vào năm 2014.
III. Một số tồn tại trong thời gian qua.
- Một số địa phương không chỉ đạo quyết liệt, nhận thức Chương trình xây dựng nông thôn mới còn hời hợt vì vậy công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới còn chậm so với tiến độ; tuy đã đã có 88 đồ án của xã được phê duyệt nhưng chất lượng tốt, chưa phù hợp với thực tế, nhất là trong lĩnh vực đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, nên hàng năm khi phân bổ kế hoạch vốn nhiều địa phương phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện.
- Công tác tuyên truyền nhiều địa phương đã làm tốt và phát huy được vai trò chủ thể của người dân vào Chương trình NTM như: các xã của huyện Quảng Điền, Nam Đông, Phú Lộc; song bên cạnh đó còn nhiều địa phương khác chưa thực sự quam tâm; vì vậy, người dân chưa hiểu rõ được Chương trình NTM, đang coi Chương trình NTM như một dự án đầu tư, chưa làm cho người dân thấy rõ vai trò của mình “người dân là chủ thể của Chương trình”; một số cán bộ ở cơ sở nhận thức về nông thôn mới còn hời hợt. Năng lực chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của các xã còn hạn chế, thiếu tính chủ động và quyết tâm; nhiều xã, thôn bản còn nặng tư tưởng trông chờ và ỷ lại.
- Công tác tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và vận hành Chương trình cho cán bộ từ huyện đến thôn, bản năm 2011 và 2012 đã thực hiện nhưng kinh phí hạn chế, mới chỉ tập huấn được cho một số cán bộ chủ chốt ở các cấp, còn các chức danh như bí thư, trưởng thôn còn hạn chế.
- Một số thành viên Ban Chỉ đạo của các Ngành, các Sở tuy đã được phân công nhiệm vụ cụ thể, song chưa thực sự vào cuộc tham gia. Mỗi Ban, Ngành đều có các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực của ngành mình, nhưng chưa đề xuất kế hoạch, giải pháp thực hiện hoặc phân công cán bộ theo dõi nắm bắt kịp thời thông tin phản ảnh báo cáo cho Ban chỉ đạo Chương trình.
- Nguồn vốn trực tiếp cho Chương trình quá ít so với nhu cầu, việc lồng ghép các nguồn vốn MTQG khác đã được UBND tỉnh quan tâm, nhưng còn hạn chế. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, và các thành phần khác còn khó khăn.
- Công tác kiểm tra, giám sát được làm thường xuyên, nhưng các huyện, thị xã, các xã không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ (tuy đã được tập huấn) cho Ban chỉ đạo của Tỉnh nên việc cập nhật thông tin ở cơ sở khó khăn; vì vậy chưa có những giải pháp chỉ đạo kịp thời.
IV. Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới từ 2013-2015:
1. Công tác chỉ đạo:
Tập trung sức chỉ đạo quyết liệt để các xã điểm huyện điểm, đạt chuẩn về nông thôn mới vào năm 2015. Thực hiện theo trình tự tiêu chí “dễ làm trước khó làm sau”; tiêu chí phi vật chất, các tiêu chí không cần hoặc cần ít nguồn lực đầu tư, tập trung triển khai thực hiện trước. Các xã mỗi năm phấn đấu đạt thêm 2 đến 3 tiêu chí.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của Bí thư, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn trong tổ chức thực hiện Chương trình, nhất là việc truyên truyền vận động, huy động sự đóng góp, giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, vườn trược và các công vệ sinh gia đình...xây dựng NTM từ mỗi một gia đình, mỗi một thôn xóm.
Hiện nay toàn tỉnh đã có 1 xã đạt 16 tiêu chí và 8 xã đạt 15 tiêu chí; trong đó có 5 xã điểm. Ban chỉ đạo các huyện đặt mục tiêu đạt chuẩn NTM vào năm 2013 hoặc quý 1/2014 là: Hương Hòa, Hương Giang huyện Nam Đông và Quảng Phú huyện Quảng Điền. Ngoài nguồn vốn đã bố trí cho các xã năm 2013 để hoàn thành các tiêu chí như giao thông xã Hương Giang, nhà văn hóa Hương Giang và Hương Hòa, còn tiêu chí thủy lợi xã Hương Hòa (khoảng 2,9 km vốn đầu tư 1,45 tỷ đồng), Hương Giang (3 km kênh mương nội đồng) chưa bố nguồn vốn; xã Quảng Phú (còn lại 6 phòng học mẫu giáo Sao Mai 1 và Sao Mai 2) để đạt chuẩn. Các tiêu chí thu nhập và môi trường chính quyền xã đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành.
Bên cạnh đó các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện tăng cường kiểm tra, thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới ở các xã. Tăng cường sự giám sát của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Kết quả xây dựng nông thôn mới phải đưa vào tiêu chuẩn để xét thi đua ở các đơn vị. Tổ chức, đánh giá công nhận các xã đạt chuẩn, các xã làm tốt đạt nhiều tiêu chí, thực hiện chế dộ khen thưởng xứng đáng bằng công trình do người dân lựa chọn, để động viên phong trào.
Vận động, giao trách nhiệm các ngành, các cấp nhận đăng ký đỡ đầu cho các xã phấn đấu thực hiện đạt chuẩn NTM vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới. Lồng ghép các DA vốn đầu tư của nước ngoài, có các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015 nằm trong vùng DA xây dựng kế hoạch giúp các địa phương đó thực hiện được một hạng mục về NTM.
2. Công tác tuyên truyền
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân hiểu rõ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới “chủ thể là người dân”; là động lực chính, nhà nước ban hành chủ trương, chính sách, đầu tư hỗ trợ...để huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình. Tuyên truyền cho người dân những mô hình những cách làm hay về phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập; ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh...để dân học tập. Coi trọng việc phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện các nội dung nông thôn mới.
Vận động, tuyên truyền sâu, rộng trong cư dân nông thôn để họ hiểu và tự giác tham gia công cuộc xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư gắn với Xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, cần tập trung tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng; có trang tin về xây dựng nông thôn mới để giới thiệu nội dung, phương pháp, cách làm và ý kiến trao đổi các mô hình làm tốt ở các địa phương…Ở cấp xã, chú trọng tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy hoạch đề án xây dựng nông thôn mới của xã, đồng thời tạo sự quan tâm của toàn xã hội đến nông thôn và suy nghỉ đóng góp cho xây dựng nông thôn mới
3. Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ nông thôn mới
Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện cụ thể hóa nội dung đào tạo, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ vận hành nhất là cán bộ cấp xã và thôn, bản để làm nồng cốt cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh, huyện, thị xã cần cũng cố đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, am hiểu về xây dựng nông thôn mới để đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho những năm tiếp theo.
Văn phòng điều phối Chương trình trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Trung ương và kinh nghiệm của tỉnh bạn để biên soạn tài liệu tập huấn phù hợp với thực tế của từng vùng, từng đại phương.
4. Công tác quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
UBND các huyện, Ban chỉ đạo các huyện, thị xã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phù hợp với thực tế của địa phương, lợi thế của vùng đảm bảo quy hoạch có chất lượng và kết nối được quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và của ngành để quy hoạch và đề án có tính khả thi cao. Yêu cầu rà soát là không đặt ra nhu cầu quá cao đối với từng tiêu chí, mà trong giai đoạn trước mắt chỉ cần đặt ra mức tối thiểu để phấn đấu, nhất là đối với tiêu chí hạ tầng về giao thông (trục thôn; đường ngõ, xóm; trục chính nội đồng), về thủy lợi (Kiên cố hóa kênh mương).
5. Đầu tư xây dựng hạ tầng:
Trong giai đoạn 2015 nguồn Chương trình MTQG, nguồn ngân sách tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư cho 28 xã. Trong đó ưu tiên cho xã đạt nhiều tiêu chí có khả năng về đích sớm của hai huyện điểm; ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, giáo dục, y tế, dân sinh trước (giao thông, nước sinh hoạt...). Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng. Chỉ đạo các thôn, ban vận động, huy động sự đóng góp của nhân dân trong thôn, của con em địa phương ở phương xã để xây dựng nhà văn hóa thôn, đường ngõ, xóm.
Xem xét dành nguồn lực để hỗ trợ cho những xã (ngoài xã điểm) đã đạt được nhiều tiêu chí có tính chất bền vững cần sự hỗ trợ thêm của Chương trình sẽ sớm về địch NTM trong năm 2014.
Đặc biệt hiện nay còn một số thôn của 8 xã (A Roàng, Hồng Thuỷ huyện A Lưới; Điền Hoà, Phong Bình, Phong Chương huyện Phong Điền; Phú Diên, Vinh An huyện Phú Vang; Vinh Hiền huyện Phú Lộc) hệ thống điện chưa về đến các thôn, một số thôn có điện do dân kéo về quá xa không đảm bảo an toàn, một số trạm biến áp công suất thấp nên không đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành điện đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống điện cho các xã này trong giai đoạn từ 2014 - 2016.
6. Phát triển sản xuất:
Căn cư nguồn vốn phân bổ các địa phương, Ban chỉ đạo Chương NTM các huyện hoàn thành sớm các thủ tục triển khai nguồn vốn phục cho sản xuất khi thời vụ đang còn. Rà soát lại đề án xây dựng nông thôn mới thật cụ thể và sát với thực tế của địa phương, chọn các mô hình để đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cần thực hiện theo phương châm: Chọn mô hình có khả năng nhân rộng, sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ, tốt nhất là mô hình để khai thác thế mạnh lợi thế của địa phương...cùng với các mô hình để sản xuất ra sản phẩm, cây, con mới, cần quan tâm các mô hình hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm, cây con đang sản xuất. Hạn chế tối đa tình trạng vốn Thông báo xong lại đề nghị điều chỉnh.
Trung tâm khuyến nông lâm ngư phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương chịu trách nhiệm theo dõi hướng dẫn chỉ đạo các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp.
7. Văn hóa - xã hội - môi trường
Tập trung vận động, hướng dẫn, tổ chức cho mỗi hộ dân đều tham gia tự cải tạo nơi ăn, ở văn minh, hợp vệ sinh. Sữa sang tường rào, cổng ngõ; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập. Đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư. Mỗi xã đều có đội vệ sinh môi trường (lo thu gom rác thải, trồng cây xanh nơi công cộng…). Mỗi thôn, bản (hoặc liên thôn, bản) có 1 nhà văn hóa và có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Xây dựng thôn, bản an ninh an toàn.
8. Kế hoạch giám sát, rà soát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình
Thực hiện hoàn thành công tác giám sát đánh giá xây dựng nông thôn mới trong tháng6/2013 theo khung giám sát đánh giá Chương trình được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định 2491/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 để làm cơ sở chỉ đạo và thực hiện Chương trình trong các năm tiếp theo.
Văn phòng điều phối Chương trình hàng năm xây dựng kế hoạch, thông báo lịch cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhỡ tại các địa phương đẩy nhanh tiến độ Chương trình.
9. Nguồn vốn bố trí của Chương trình giai đoạn 2013 - 2015
Tổng vốn đầu tư xây dựng khu vực nông thôn: 469,084 tỷ đồng.
Trong đó:
1. Ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh: 329,748 tỷ đồng. - Vốn Chương trình MTQG NTM: 294,968 tỷ đồng.
- Vốn Chương trình MTQG giảm nghèo: 5,880 tỷ đồng.
- Vốn các Chương trình MTQG khác: 25,900 tỷ đồng.
2. Vốn NS thị xã, huyện, xã, nhân dân và các nguồn lực huy động hợp pháp khác, bao gồm cả hỗ trợ lúa nước: 93,206 tỷ đồng.
3. Vốn viện trợ lồng ghép: 46,130 tỷ đồng.
V. Một số đề xuất:
Đề nghị các thành viên của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng kế hoạch thực nhiện nội dung tiêu chí của ngành mình, lĩnh vực mình để thực hiện. Các thành viên phối hợp với Văn phòng điều phối của Tỉnh ít nhất mỗi tháng một lần xuống các địa phương chỉ đạo tháo gở khó khăn vướng mắc cho cơ sở.
Tiếp tục phối hợp các ngành rà soát đánh giá chi tiết các chỉ tiêu trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo hướng dẫn tại Thông tư 54 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thật cụ thể, chính xác khách quan, không máy móc cảm tính.
Xây dựng chính sách hỗ trợ lãi vay cho các hộ gia đình để khuyến khích phát triển sản xuất như chăn nuôi đàn gia súc gia cầm có số lượng lớn, hoặc sản xuất các loại lúa có chất lượng cao...theo hướng
Tạo điều kiện cho các xã còn lại một số tiêu chí sẽ cơ bản đạt nông thôn mới vào năm 2013 và đầu năm 2014 nhưng chưa bố trí được nguồn lực, tạo cơ chế cho các địa phương thực hiện trước. Phạm Đình Văn - Chi cục trưởng Chi cục PTNT Các tin khác
|
Tình hình thực hiện xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2013 và xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia Giai đoạn 2013 - 2015 Ngày cập nhật 17/06/2013 | |
Thực hiện Công văn số 2295/UBND-NN ngày 16 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh về việc hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch nông thôn mới và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm tháng đầu năm 2013. Thường trực Ban chỉ đạo đánh giá thực hiện Chương trình xây dựng NTM của tỉnh đánh giá thực hiện về các chỉ tiêu phấn đấu đạt tiêu chí NTM năm 2013, cập nhật tiến độ thực hiện của các địa phương như sau:
I. Thực hiện xây dựng nông thôn mới đến tháng 5/2013:
1. Về công tác Quy hoạch:
Công tác Quy hoạch đến nay các địa phương chấp hành tốt chủ trương của Ban chỉ đạo tỉnh. Toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành xong quy hoạch của 88/92 xã. Riêng còn lại 4 xã chưa hoàn thành như sau:
- Xã Quảng Thành huyện Quảng Điền: lồng ghép giữa quy hoạch thị trấn với quy hoạch nông thôn mới đơn vị tư vấn đang triển khai thực hiện.
- Xã Phong Hiền huyện Phong Điền do trong Quy hoạch Nông thôn mới đã hoàn thành; song khi chuẩn bị phê duyệt phát sinh bổ sung quy hoạch trên 400ha đất quy hoạch mỏ ti tan, cấp cho doanh nghiệp Việt Phương chưa được giải quyết cụ thể nên quy hoạch NTM chưa phê duyệt.
- Xã Hương Bình và xã Hồng Tiến do công tác chỉ đạo của địa phương còn bất cập, vai trò của cấp ủy, chính quyền xã chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương của Ban chỉ đạo tỉnh; UBND xã chưa phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn; vì vậy, đơn vị tư vấn không thu thập được số liệu chính xác, nên chất lượng quy hoạch không đáp ứng đúng yêu cầu phải điều chỉnh nhiều lần. 2. Về công tác lập Đề án xây dựng nông thôn mới:
Bên cạnh công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của các huyện thị xã cơ bản phê duyệt xong; còn lại chưa phê duyệt huyện Phong Điền: 13/13 xã, theo báo cáo BCĐ huyện đã thẩm định xong 12/13 xã (trừ xã Phong Hiền) nhưng UBND huyện chưa ký Quyết định phê duyệt. Thị xã Hương Trà do chưa phê duyệt xong quy hoạch nên đề án cũng chưa phê duyệt.
3. Công tác đầu tư Phát triển sản xuất:
Năm 2011 và 2012, bố trí 4,7 tỷ đồng đầu tư cho 47 xã, xây được 55 mô hình sản xuất nông nghiệp. Trong đó: 28 mô hình trồng trọt, 21 mô hình chăn nuôi, 6 mô hình thủy sản. Nhìn chung, các mô hình thực hiện hiệu quả không cao; một phần do bố trí hỗ trợ cho các hộ nhiều loại hình cây con khác nhau theo hình thức để giảm nghèo, nên khó có thể nhân ra diện rộng. Mặt khác do yêu cầu mô hình phải chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ mất nhiều thời gian, nên các xã không mặn mà, thiếu quyết tâm. Tuy nhiên, qua kiểm tra, một số xã triển khai thực hiện có hiệu quả tốt và có thể nhân rộng như: Nuôi cá nuớc ngọt kết hợp với các vật nuôi khác và trồng lúa (đầu tư cho 2 hộ trên diện tich 11 ha, với kinh phí hỗ trợ 75 triệu đồng); Nuôi lợn nái F1, lợn thịt ở xã Vinh Hưng (đầu tư cho các hộ có điều kiện, có năng để nuôi và chăm sóc đàn lợn theo quy trình nên đạt được hiệu quả kinh tế cao…).
Năm 2013, bố trí 3.140 triệu đồng đầu tư cho 28 xã điểm và xã Thuỷ Tân để thực hiện 04 cánh đồng mẫu lớn, 31 mô hình trồng trọt, 18 mô hình chăn nuôi, 08 mô hình thuỷ sản, hỗ trợ phát triển 02 làng nghề (Nước mắn ở Quảng Công - Quảng Điền; Bột lọc ở Lộc An - Phú Lộc), hỗ trợ cho 01 cơ sở chế biến mủ Cao su (Phong Mỹ- Phong Điền).
Hiện nay, tỉnh chỉ đạo cho Ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức lựa chọn sản xuất 04 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa. Vụ Đông – Xuân đã tổ chức sản xuất lúa chất lượng Bắc Thơm 7 (BT7) có kết quả khá tốt; chất lượng gạo thơm ngon, cụ thể: HTX Đông Vinh của Quảng Điền sản xuất 25ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha, năng suất thấp là do: có 11 ha do bị rầy nâu vào cuối vụ nên giảm năng suất từ 12-30%; còn lại 14 ha năng suất 60 ta/ha. Xã Thủy Thanh thị xã Hương Thủy sản xuất 25 ha, năng suất đạt 60ta/ha. Xã Quảng Thọ sản xuất lúa giống 13/2 năng suất đạt 70ta/ha. Riêng mô hình sản xuất giống lúa tại xã Thủy Tân thực hiện vụ Hè – Thu, diện tích 25, hiện nay đã xuống giống.
Ngoài cánh đồng mẫu lớn, Ngành đã chỉ đạo Trung tâm khuyến nông lâm ngư tổ chức, hướng dẫn các địa phương sản xuất các giống lúa mới và một số mô hình lúa chất lượng cao như: Hưng Dân, DT8; QR2; Hương Cốm 4; đạt năng suất 50-55 tạ/ha. Chất lượng gạo thơm ngon, giá trị cao.
Nguồn vốn của Chương trình XDNTM ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tuy đã được tỉnh Thông báo kế hoạch từ rất sớm nhưng việc tổ triển khai của các địa phương còn quá chậm, nhiều xã kế hoạch vốn năm 2011 không thực hiện được, do không lập kế hoạch theo kịp thời vụ sản xuất nên ảnh hưởng lớn hiệu quả đầu tư. Điều đó cho thấy việc lập đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn nhiều bất cập, không thực tế, không bám sát nhu cầu thực tế của địa phương nên lúng túng khi tổ chức thực hiện.
4. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Năm 2011 và 2012, bố trí 13.600 triệu đồng để thực hiện xây dựng 7 công trình (1 trường tiểu học, 4 công trình giao thông, 1 nhà văn hóa xã và 1 trường Mầm non), các công trình đang thi công, hoàn thành đúng tiến độ và đã đưa vào sử dụng.
Năm 2013, tuy nguồn vốn đầu tư của Chương trình có hạn chế, song tỉnh đã dành 10,12 tỷ đồng (trong đó: bổ sung cho 04 công trình xây dựng trong năm 2012 là 5,7 tỷ đồng; xây dựng mới 02 trường mầm non là: 4,42 tỷ đồng) và lồng ghép từ nguồn vốn xổ số kiến thiết: 15 tỷ đồng để xây dựng 02 trường mầm non, 01 trường trung học cơ sở và 05 nhà văn hoá xã; đồng thời sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư cho các xã nông thôn mới:103,12 tỷ đồng để xây dựng 31 tuyến đường giao thông nông thôn. Các công trình đang tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch.
5. Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Chương trình.
Công tác kiểm tra giám sát, chỉ đạo Chương trình được Ban chỉ đạo XDNTM tỉnh và Tổ giúp việc thường xuyên xuống các huyện, thị xã và các xã trực tiếp kiểm tra giám sát và đôn đốc thực hiện các hoạt động đảm bảo thực hiện đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra. Đã trực tiếp làm việc được 18/28 xã chỉ đạo điểm của các địa phương; ngoài ra các Bí thư Tỉnh ủy, phó Bí thư Tỉnh ủy, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đã trực tiếp kiểm tra các huyện và một số xã của tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện xây dựng NTM của các địa phương. Đoàn đã đánh giá: Ban chỉ đạo các huyện điểm tổ chức triển khai khá quyết liệt, bám sát cơ sở chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở; Song còn một số nơi Ban chỉ đạo các huyện không sâu sát, coi nhẹ Chương trình, vì vậy một số xã chưa phê duyệt xong quy hoạch và đề án.
Năm 2012 Ban chỉ đạo đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh cùng các huyện, thị xã, các xã xây dựng và thực hiện Khung tiêu chí giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình. Ngày 28/12/2012, UBND tỉnh có Quyết định số 2491/QĐ-UBND về việc ban hành Khung hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.
Năm 2013, tiếp tục thực hiện việc rà soát đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 2 năm thực hiện theo khung tiêu chí giám sát, đánh giá đã được UBND tỉnh ban hành. Ban chỉ đạo của tỉnh cùng các Sở, Ban, ngành phối hợp thực hiện công tác giám sát, đánh giá xây dựng nông thôn mới tại các địa phương cho thấy: công tác quy hoạch, lập đề án còn khác xa so với thực tế; nhu cầu của các địa phương đòi hỏi khá cao, với mục đích tranh thủ nguồn lực của Chương trình để đầu tư, mặt khác do hiểu sai đánh giá các tiêu chí, khi lập kế hoạch chưa phù hợp với nội dung của Chương trình.
Do nguồn lực của Chương trình đầu tư hỗ trợ năm 2012 và 2013 rất thấp, chủ yếu nguồn vốn lồng ghép và vốn vay ưu đãi, nên công tác chỉ đạo đôn đốc của Ban chỉ đạo các huyện, thị của một số nơi còn chững lại. Ngoài 2 huyện điểm là Nam Đông và Quảng Điền, đã tổ chức sơ kết đánh giá 2 năm thực hiện Chương trình XDNTM, còn lại các địa phương chưa tổ chức báo cáo đánh giá sơ kết để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình.
II. Thực hiện xây dựng Nông thôn mới theo bộ tiêu chí Quôc gia
1. Thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh (92 xã).
a) Phân theo tiêu chí số xã đạt (Chi tiết ở phụ biểu số 1):
- Tiêu chí số 1: 88 xã. - Tiêu chí số 11: 09 xã.
- Tiêu chí số 2: 18 xã. - Tiêu chí số 12: 61 xã.
- Tiêu chí số 3: 27 xã. - Tiêu chí số 13: 52 xã.
- Tiêu chí số 4: 84 xã. - Tiêu chí số 14: 62 xã.
- Tiêu chí số 5: 31 xã. - Tiêu chí số 15: 83 xã.
- Tiêu chí số 6: 08 xã. - Tiêu chí số 16: 79 xã.
- Tiêu chí số 7: 57 xã. - Tiêu chí số 17: 06 xã.
- Tiêu chí số 8: 92 xã. - Tiêu chí số 18: 53 xã.
- Tiêu chí số 9: 56 xã. - Tiêu chí số 19: 85 xã.
- Tiêu chí số 10: 52 xã.
Theo phân loại trên các tiêu chí đạt còn thấp thuộc nhóm hạ tầng kỹ thuật như: tiêu chí số 2, số 3 hệ thống thủy lợi; giao thông nông thôn; cần nguồn lực đầu tư lớn. Bên cạnh đó các tiêu chí như: cơ sở vật chất văn hóa (TC 6); tiêu chí về hộ nghèo (TC11); tiêu chí về môi trường (TC17) là những tiêu chí đạt thấp, cần có giải pháp và tập trung chỉ đạo quyết liệt, số xã đạt chuẩn sẽ cao hơn.
b) Phân theo xã đạt các tiêu chí (chi tiết ở phụ lục số 3):
- Đạt 16 tiêu chí: 01 xã - Đạt 15 tiêu chí: 08 xã - Đạt 14 tiêu chí: 04 xã.
- Đạt 13 tiêu chí: 12 xã - Đạt 12 tiêu chí: 13 xã - Đạt 11 tiêu chí: 15 xã.
- Đạt 10 tiêu chí: 11 xã - Đạt 09 tiêu chí: 12 xã - Đạt 08 tiêu chí: 08 xã.
- Đạt 07 tiêu chí: 05 xã - Đạt 06 tiêu chí: 02 xã - Đạt 05 tiêu chí: 01 xã.
2.Thực hiện xây dựng Nông thôn mới ở 28 xã điểm giai đoạn 2011-2015.
Trong số 28 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, đến nay các xã đã đạt được các tiêu chí cụ thể như sau:
(Chi tiết kèm theo Phụ biểu số 2).
- Đạt 15 tiêu chí: 05 xã - Đạt 14 tiêu chí: 03 xã - Đạt 13 tiêu chí: 07 xã.
- Đạt 12 tiêu chí: 06 xã - Đạt 11 tiêu chí: 04 xã - Đạt 10 tiêu chí: 0 xã.
- Đạt 09 tiêu chí: 0 xã - Đạt 09 tiêu chí: 12 xã - Đạt 08 tiêu chí: 03 xã.
Phong trào xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Điền đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong thời gian ngắn từ năm 2010 chưa có xã nào đạt trên 10 tiêu chí, nhưng sau 2 năm chỉ đạo phấn đấu quyết liệt, hiện nay Quảng Điền (có 7/8 xã đạt trên 11TC) đang theo kịp và sẽ vượt Nam Đông về số lượng xã đạt tiêu chí cao hơn.
Theo rà soát đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các địa phương, để đạt chuẩn nông thôn mới của 28 xã trên cần nguồn lực khoảng 469 tỷ đồng; Trong đó; nguồn ngân sách khoảng 329,7 tỷ đồng, nguồn huy động các huyện, thị xã và các nguồn huy động hợp pháp khác khoảng 93,2 tỷ đồng và nguồn lực khác khoảng 46,1 tỷ đồng.
Ngoài 28 xã trên, có 02 xã là: xã Thuỷ Tân của thị xã Hương Thuỷ và Phong Hải của huyện Phong Điền đăng ký đạt chuẩn trong năm 2014, nếu được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư một số hạng mục công trình như:
Xã Thuỷ Tân, đã đạt 16 tiêu chí, còn 03 tiêu chí chưa đạt: Cơ sở vật chất văn hoá, Môi trường, hộ nghèo. Xã đề nghị nhu cầu tư từ 4 - 4,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá và khu thể thao xã, thì xã sẽ chỉ đạo thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014.
Xã Phong Hải đã đạt 15 tiêu chí, còn 4 tiêu chí chưa đạt là: Giao thông, Thuỷ lợi, Tổ chức sản xuất và Môi trường. Nhu cầu cần thiết nhất của địa phương là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khoảng 9 - 10 tỷ đồng; còn các tiêu chí khắc xã chỉ đạo quyết liệt hoàn thành, nhưng nhu cầu hỗ không lớn như: hệ thống giao thông nông thôn hỗ trợ xi măng, môi trường...xã phấn đấu hoàn thành NTM vào vào năm 2014.
III. Một số tồn tại trong thời gian qua.
- Một số địa phương không chỉ đạo quyết liệt, nhận thức Chương trình xây dựng nông thôn mới còn hời hợt vì vậy công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới còn chậm so với tiến độ; tuy đã đã có 88 đồ án của xã được phê duyệt nhưng chất lượng tốt, chưa phù hợp với thực tế, nhất là trong lĩnh vực đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, nên hàng năm khi phân bổ kế hoạch vốn nhiều địa phương phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện.
- Công tác tuyên truyền nhiều địa phương đã làm tốt và phát huy được vai trò chủ thể của người dân vào Chương trình NTM như: các xã của huyện Quảng Điền, Nam Đông, Phú Lộc; song bên cạnh đó còn nhiều địa phương khác chưa thực sự quam tâm; vì vậy, người dân chưa hiểu rõ được Chương trình NTM, đang coi Chương trình NTM như một dự án đầu tư, chưa làm cho người dân thấy rõ vai trò của mình “người dân là chủ thể của Chương trình”; một số cán bộ ở cơ sở nhận thức về nông thôn mới còn hời hợt. Năng lực chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của các xã còn hạn chế, thiếu tính chủ động và quyết tâm; nhiều xã, thôn bản còn nặng tư tưởng trông chờ và ỷ lại.
- Công tác tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và vận hành Chương trình cho cán bộ từ huyện đến thôn, bản năm 2011 và 2012 đã thực hiện nhưng kinh phí hạn chế, mới chỉ tập huấn được cho một số cán bộ chủ chốt ở các cấp, còn các chức danh như bí thư, trưởng thôn còn hạn chế.
- Một số thành viên Ban Chỉ đạo của các Ngành, các Sở tuy đã được phân công nhiệm vụ cụ thể, song chưa thực sự vào cuộc tham gia. Mỗi Ban, Ngành đều có các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực của ngành mình, nhưng chưa đề xuất kế hoạch, giải pháp thực hiện hoặc phân công cán bộ theo dõi nắm bắt kịp thời thông tin phản ảnh báo cáo cho Ban chỉ đạo Chương trình.
- Nguồn vốn trực tiếp cho Chương trình quá ít so với nhu cầu, việc lồng ghép các nguồn vốn MTQG khác đã được UBND tỉnh quan tâm, nhưng còn hạn chế. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, và các thành phần khác còn khó khăn.
- Công tác kiểm tra, giám sát được làm thường xuyên, nhưng các huyện, thị xã, các xã không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ (tuy đã được tập huấn) cho Ban chỉ đạo của Tỉnh nên việc cập nhật thông tin ở cơ sở khó khăn; vì vậy chưa có những giải pháp chỉ đạo kịp thời.
IV. Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới từ 2013-2015:
1. Công tác chỉ đạo:
Tập trung sức chỉ đạo quyết liệt để các xã điểm huyện điểm, đạt chuẩn về nông thôn mới vào năm 2015. Thực hiện theo trình tự tiêu chí “dễ làm trước khó làm sau”; tiêu chí phi vật chất, các tiêu chí không cần hoặc cần ít nguồn lực đầu tư, tập trung triển khai thực hiện trước. Các xã mỗi năm phấn đấu đạt thêm 2 đến 3 tiêu chí.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của Bí thư, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn trong tổ chức thực hiện Chương trình, nhất là việc truyên truyền vận động, huy động sự đóng góp, giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, vườn trược và các công vệ sinh gia đình...xây dựng NTM từ mỗi một gia đình, mỗi một thôn xóm.
Hiện nay toàn tỉnh đã có 1 xã đạt 16 tiêu chí và 8 xã đạt 15 tiêu chí; trong đó có 5 xã điểm. Ban chỉ đạo các huyện đặt mục tiêu đạt chuẩn NTM vào năm 2013 hoặc quý 1/2014 là: Hương Hòa, Hương Giang huyện Nam Đông và Quảng Phú huyện Quảng Điền. Ngoài nguồn vốn đã bố trí cho các xã năm 2013 để hoàn thành các tiêu chí như giao thông xã Hương Giang, nhà văn hóa Hương Giang và Hương Hòa, còn tiêu chí thủy lợi xã Hương Hòa (khoảng 2,9 km vốn đầu tư 1,45 tỷ đồng), Hương Giang (3 km kênh mương nội đồng) chưa bố nguồn vốn; xã Quảng Phú (còn lại 6 phòng học mẫu giáo Sao Mai 1 và Sao Mai 2) để đạt chuẩn. Các tiêu chí thu nhập và môi trường chính quyền xã đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành.
Bên cạnh đó các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện tăng cường kiểm tra, thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới ở các xã. Tăng cường sự giám sát của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Kết quả xây dựng nông thôn mới phải đưa vào tiêu chuẩn để xét thi đua ở các đơn vị. Tổ chức, đánh giá công nhận các xã đạt chuẩn, các xã làm tốt đạt nhiều tiêu chí, thực hiện chế dộ khen thưởng xứng đáng bằng công trình do người dân lựa chọn, để động viên phong trào.
Vận động, giao trách nhiệm các ngành, các cấp nhận đăng ký đỡ đầu cho các xã phấn đấu thực hiện đạt chuẩn NTM vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới. Lồng ghép các DA vốn đầu tư của nước ngoài, có các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015 nằm trong vùng DA xây dựng kế hoạch giúp các địa phương đó thực hiện được một hạng mục về NTM.
2. Công tác tuyên truyền
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân hiểu rõ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới “chủ thể là người dân”; là động lực chính, nhà nước ban hành chủ trương, chính sách, đầu tư hỗ trợ...để huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình. Tuyên truyền cho người dân những mô hình những cách làm hay về phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập; ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh...để dân học tập. Coi trọng việc phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện các nội dung nông thôn mới.
Vận động, tuyên truyền sâu, rộng trong cư dân nông thôn để họ hiểu và tự giác tham gia công cuộc xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư gắn với Xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, cần tập trung tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng; có trang tin về xây dựng nông thôn mới để giới thiệu nội dung, phương pháp, cách làm và ý kiến trao đổi các mô hình làm tốt ở các địa phương…Ở cấp xã, chú trọng tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy hoạch đề án xây dựng nông thôn mới của xã, đồng thời tạo sự quan tâm của toàn xã hội đến nông thôn và suy nghỉ đóng góp cho xây dựng nông thôn mới
3. Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ nông thôn mới
Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện cụ thể hóa nội dung đào tạo, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ vận hành nhất là cán bộ cấp xã và thôn, bản để làm nồng cốt cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh, huyện, thị xã cần cũng cố đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, am hiểu về xây dựng nông thôn mới để đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho những năm tiếp theo.
Văn phòng điều phối Chương trình trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Trung ương và kinh nghiệm của tỉnh bạn để biên soạn tài liệu tập huấn phù hợp với thực tế của từng vùng, từng đại phương.
4. Công tác quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
UBND các huyện, Ban chỉ đạo các huyện, thị xã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phù hợp với thực tế của địa phương, lợi thế của vùng đảm bảo quy hoạch có chất lượng và kết nối được quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và của ngành để quy hoạch và đề án có tính khả thi cao. Yêu cầu rà soát là không đặt ra nhu cầu quá cao đối với từng tiêu chí, mà trong giai đoạn trước mắt chỉ cần đặt ra mức tối thiểu để phấn đấu, nhất là đối với tiêu chí hạ tầng về giao thông (trục thôn; đường ngõ, xóm; trục chính nội đồng), về thủy lợi (Kiên cố hóa kênh mương).
5. Đầu tư xây dựng hạ tầng:
Trong giai đoạn 2015 nguồn Chương trình MTQG, nguồn ngân sách tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư cho 28 xã. Trong đó ưu tiên cho xã đạt nhiều tiêu chí có khả năng về đích sớm của hai huyện điểm; ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, giáo dục, y tế, dân sinh trước (giao thông, nước sinh hoạt...). Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng. Chỉ đạo các thôn, ban vận động, huy động sự đóng góp của nhân dân trong thôn, của con em địa phương ở phương xã để xây dựng nhà văn hóa thôn, đường ngõ, xóm.
Xem xét dành nguồn lực để hỗ trợ cho những xã (ngoài xã điểm) đã đạt được nhiều tiêu chí có tính chất bền vững cần sự hỗ trợ thêm của Chương trình sẽ sớm về địch NTM trong năm 2014.
Đặc biệt hiện nay còn một số thôn của 8 xã (A Roàng, Hồng Thuỷ huyện A Lưới; Điền Hoà, Phong Bình, Phong Chương huyện Phong Điền; Phú Diên, Vinh An huyện Phú Vang; Vinh Hiền huyện Phú Lộc) hệ thống điện chưa về đến các thôn, một số thôn có điện do dân kéo về quá xa không đảm bảo an toàn, một số trạm biến áp công suất thấp nên không đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành điện đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống điện cho các xã này trong giai đoạn từ 2014 - 2016.
6. Phát triển sản xuất:
Căn cư nguồn vốn phân bổ các địa phương, Ban chỉ đạo Chương NTM các huyện hoàn thành sớm các thủ tục triển khai nguồn vốn phục cho sản xuất khi thời vụ đang còn. Rà soát lại đề án xây dựng nông thôn mới thật cụ thể và sát với thực tế của địa phương, chọn các mô hình để đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cần thực hiện theo phương châm: Chọn mô hình có khả năng nhân rộng, sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ, tốt nhất là mô hình để khai thác thế mạnh lợi thế của địa phương...cùng với các mô hình để sản xuất ra sản phẩm, cây, con mới, cần quan tâm các mô hình hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm, cây con đang sản xuất. Hạn chế tối đa tình trạng vốn Thông báo xong lại đề nghị điều chỉnh.
Trung tâm khuyến nông lâm ngư phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương chịu trách nhiệm theo dõi hướng dẫn chỉ đạo các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp.
7. Văn hóa - xã hội - môi trường
Tập trung vận động, hướng dẫn, tổ chức cho mỗi hộ dân đều tham gia tự cải tạo nơi ăn, ở văn minh, hợp vệ sinh. Sữa sang tường rào, cổng ngõ; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập. Đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư. Mỗi xã đều có đội vệ sinh môi trường (lo thu gom rác thải, trồng cây xanh nơi công cộng…). Mỗi thôn, bản (hoặc liên thôn, bản) có 1 nhà văn hóa và có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Xây dựng thôn, bản an ninh an toàn.
8. Kế hoạch giám sát, rà soát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình
Thực hiện hoàn thành công tác giám sát đánh giá xây dựng nông thôn mới trong tháng6/2013 theo khung giám sát đánh giá Chương trình được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định 2491/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 để làm cơ sở chỉ đạo và thực hiện Chương trình trong các năm tiếp theo.
Văn phòng điều phối Chương trình hàng năm xây dựng kế hoạch, thông báo lịch cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhỡ tại các địa phương đẩy nhanh tiến độ Chương trình.
9. Nguồn vốn bố trí của Chương trình giai đoạn 2013 - 2015
Tổng vốn đầu tư xây dựng khu vực nông thôn: 469,084 tỷ đồng.
Trong đó:
1. Ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh: 329,748 tỷ đồng. - Vốn Chương trình MTQG NTM: 294,968 tỷ đồng.
- Vốn Chương trình MTQG giảm nghèo: 5,880 tỷ đồng.
- Vốn các Chương trình MTQG khác: 25,900 tỷ đồng.
2. Vốn NS thị xã, huyện, xã, nhân dân và các nguồn lực huy động hợp pháp khác, bao gồm cả hỗ trợ lúa nước: 93,206 tỷ đồng.
3. Vốn viện trợ lồng ghép: 46,130 tỷ đồng.
V. Một số đề xuất:
Đề nghị các thành viên của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng kế hoạch thực nhiện nội dung tiêu chí của ngành mình, lĩnh vực mình để thực hiện. Các thành viên phối hợp với Văn phòng điều phối của Tỉnh ít nhất mỗi tháng một lần xuống các địa phương chỉ đạo tháo gở khó khăn vướng mắc cho cơ sở.
Tiếp tục phối hợp các ngành rà soát đánh giá chi tiết các chỉ tiêu trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo hướng dẫn tại Thông tư 54 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thật cụ thể, chính xác khách quan, không máy móc cảm tính.
Xây dựng chính sách hỗ trợ lãi vay cho các hộ gia đình để khuyến khích phát triển sản xuất như chăn nuôi đàn gia súc gia cầm có số lượng lớn, hoặc sản xuất các loại lúa có chất lượng cao...theo hướng
Tạo điều kiện cho các xã còn lại một số tiêu chí sẽ cơ bản đạt nông thôn mới vào năm 2013 và đầu năm 2014 nhưng chưa bố trí được nguồn lực, tạo cơ chế cho các địa phương thực hiện trước. Phạm Đình Văn - Chi cục trưởng Chi cục PTNT Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.309.579 Truy câp hiện tại 8.323
|
|