Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hội thảo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực hiện Dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 29/06/2020

Ngày 24/6/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Ban Quản lý Dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là FCPF-2 tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Hội thảo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực hiện Dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tổng kết, đánh giá những kết quả đã thực hiện trong thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả việc chi trả hấp thu các bon rừng trong thời gian tới.

Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh, Quỹ Bảo vệ và Phát riển rừng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm và đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan và các xã trọng điểm vùng giảm phát thải thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó GĐ Sở kiêm Giám đốc dự án FCPF tỉnh

 phát biểu khai mạc hội thảo

Đại diện Ban Quản lý Dự án tỉnh trình bày kết quả thực hiện Dự án FCPF-2 trên địa bàn tỉnh và giới thiệu tổng quan về “Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ”. Qua đó, hơn 2 năm thực hiện dự án, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tuyên truyền về REDD+, biến đổi khí hậu với hàng trăm lượt người tham gia; tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm và cán bộ kỹ thuật của chủ rừng về quản lý rừng bền vững, trồng rừng gỗ lớn, khôi phục tu bổ rừng tự nhiên, tiến trình tham gia FLEGT; đồng thời tổ chức hội thảo tham vấn nhiều ý kiến quý báu từ các ban ngành liên quan, địa phương và cộng đồng dân cư để xây dựng khung chính sách về biện pháp đảm bảo an toàn môi trường xã hội, cơ chế chia sẻ lợi ích, khung giám sát đánh giá…; bên cạnh đó, dự án đã cung cấp các trang thiết bị lâm nghiệp phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả đạt được nêu trên là đáng khích lệ, tạo tiền đề cho việc thực hiện Chi trả dịch vụ hấp thu các bon rừng dựa vào kết quả bắt đầu từ đầu năm 2021 và những năm tiếp theo. Đây là nguồn lực tài chính cực kỳ quan trọng trong bối cảnh nguồn chi từ ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn rất hạn chế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và dự báo một số thách thức để thực hiện chi trả dịch vụ hấp thu các bon rừng trong thời gian tới như sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất nông nghiệp; vấn đề mất rừng và suy thoái rừng chưa hoàn toàn được kiểm soát do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cháy rừng…; tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường; tính công bằng xã hội thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích so với phương pháp tiếp cận quản lý rừng truyền thống; vấn đề thực thi đảm bảo an toàn môi trường và xã hội trong việc thực thi Đề án…

Toàn cảnh hội thảo

Các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng để lan tỏa sâu rộng các hoạt động dự án trong thời gian tới, cần tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, các hoạt động chi trả hấp thụ các bon rừng cần phải công khai, minh bạch, chi trả đúng đối tượng; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ vai trò của REDD+ trong công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp cần nhấn mạnh vai trò của REDD+ và xem đây là nguồn lực quan trọng trong công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng; bên cạnh đó các tài liệu, sổ tay hướng dẫn trong giai đoạn sẳn sàng thực hiện REDD+cần được tư liệu hóa rõ ràng, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi để mọi đối tượng có thể tiếp cận để thực hiện./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hội thảo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực hiện Dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 29/06/2020

Ngày 24/6/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Ban Quản lý Dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là FCPF-2 tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Hội thảo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực hiện Dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tổng kết, đánh giá những kết quả đã thực hiện trong thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả việc chi trả hấp thu các bon rừng trong thời gian tới.

Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh, Quỹ Bảo vệ và Phát riển rừng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm và đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan và các xã trọng điểm vùng giảm phát thải thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó GĐ Sở kiêm Giám đốc dự án FCPF tỉnh

 phát biểu khai mạc hội thảo

Đại diện Ban Quản lý Dự án tỉnh trình bày kết quả thực hiện Dự án FCPF-2 trên địa bàn tỉnh và giới thiệu tổng quan về “Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ”. Qua đó, hơn 2 năm thực hiện dự án, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tuyên truyền về REDD+, biến đổi khí hậu với hàng trăm lượt người tham gia; tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm và cán bộ kỹ thuật của chủ rừng về quản lý rừng bền vững, trồng rừng gỗ lớn, khôi phục tu bổ rừng tự nhiên, tiến trình tham gia FLEGT; đồng thời tổ chức hội thảo tham vấn nhiều ý kiến quý báu từ các ban ngành liên quan, địa phương và cộng đồng dân cư để xây dựng khung chính sách về biện pháp đảm bảo an toàn môi trường xã hội, cơ chế chia sẻ lợi ích, khung giám sát đánh giá…; bên cạnh đó, dự án đã cung cấp các trang thiết bị lâm nghiệp phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả đạt được nêu trên là đáng khích lệ, tạo tiền đề cho việc thực hiện Chi trả dịch vụ hấp thu các bon rừng dựa vào kết quả bắt đầu từ đầu năm 2021 và những năm tiếp theo. Đây là nguồn lực tài chính cực kỳ quan trọng trong bối cảnh nguồn chi từ ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn rất hạn chế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và dự báo một số thách thức để thực hiện chi trả dịch vụ hấp thu các bon rừng trong thời gian tới như sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất nông nghiệp; vấn đề mất rừng và suy thoái rừng chưa hoàn toàn được kiểm soát do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cháy rừng…; tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường; tính công bằng xã hội thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích so với phương pháp tiếp cận quản lý rừng truyền thống; vấn đề thực thi đảm bảo an toàn môi trường và xã hội trong việc thực thi Đề án…

Toàn cảnh hội thảo

Các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng để lan tỏa sâu rộng các hoạt động dự án trong thời gian tới, cần tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, các hoạt động chi trả hấp thụ các bon rừng cần phải công khai, minh bạch, chi trả đúng đối tượng; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ vai trò của REDD+ trong công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp cần nhấn mạnh vai trò của REDD+ và xem đây là nguồn lực quan trọng trong công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng; bên cạnh đó các tài liệu, sổ tay hướng dẫn trong giai đoạn sẳn sàng thực hiện REDD+cần được tư liệu hóa rõ ràng, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi để mọi đối tượng có thể tiếp cận để thực hiện./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.323.716
Truy câp hiện tại 16.777