Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn
Ngày cập nhật 01/07/2020

Rừng ngập mặn(RNM) có vai trò sinh thái - môi trường vô cùng to lớn là nơi điều hòa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giúp hạn chế sự bốc hơi nước vùng đất RNM, giữ ổn định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền. Rừng ngập mặn 1 năm tuổi có thể hấp thụ 8 tấn CO2/héc ta/năm và khả năng hấp thụ của khí CO2 tăng theo độ tuổi của cây rừng (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2010).

 

Việc phát triển trồng rừng ngập mặn sẽ giúp chắn sóng, gió có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê điều, hạn chế xói lở và tác hại của bão, tăng khả năng chống chọi với tác động của thay đổi khí hậu.

           Đồng thời rừng ngập mặn sẽ là bãi đẻ tự nhiên cho các loài sinh vật thủy sản giúp tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản.

           Tuy nhiên, việc phát triển trồng rừng nếu không đi đôi với việc tạo sinh kế cho người dân từ trước đến nay sống phụ thuộc vào việc nuôi và khai thác thủy sản quanh vùng thì việc bảo vệ  rừng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, nuôi một số đối tương thủy sản như tôm, cua, cá…theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn nhằm tạo sinh kế ổn định và bền vững cho người dân là hết sức cần thiết.

  1. MỘT SỐ ĐẶT ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NUÔI

1. Tôm sú

- Tôm Sú thuộc: Lớp giáp xác, (Crustacea) bộ 10 chân (Decapoda), họ tôm He (Penaeidae) tên khoa học là Penaeus monodon

- Tôm sú là loài ăn tạp, ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mãnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, động vật hai mãnh vỏ.

- Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút, trong ao nuôi hoạt động bắt mồi diễn ra nhiều vào lúc sáng sớm hay chiều tối.

- Tôm sú là loài lớn nhanh, có thể đạt kích thước thương phẩm (30 – 50 con/kg) sau 3 – 4 tháng nuôi với con giống P10-15.

    2. Cua xanh

- Cua xanh là loài  Scylla paramamosain.

- Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30oC. Cua thích nghi độ pH từ 7.5-8.5. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 - 1.6m/s.

- Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá...

- Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày.

          3. Cá Đối

Cá đối mục là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, sinh vật sống trên mùn bã hữu cơ như các loài tảo sợi, tảo lam, tảo khuê, đa mao trùng, tôm và nhuyễn thể nhỏ. Ngoài ra cá đối có thể ăn thêm thức ăn nhân tạo.

          Cá đối là loài rất linh động trong thoái quen ăn uống, rất dể thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.

          Cường độ bắt mồi của cá đối buổi sáng mạnh hơn buổi tối, cá con hầu như bắt mồi vào ban ngày, ban đêm không bắt mồi.

          Sau 1 năm sinh trưởng cá đối có thể đạt trọng lượng từ 600– 800g/con (tùy theo kích cở cá thả nuôi).

II. KỸ THUẬT NUÔI

1. Lựa chọn và chuẩn bị vùng nuôi

-Vùng nuôi nằm trong rừng ngập mặn thuộc khu vực Rú Chá.

-Sử dụng hình thức nuôi chắn sáo để quây khu vực nuôi (dùng lưới và cọc tre để rào chắn kỹ lại khu vực nuôi).

-Diện tích vùng nuôi  tốt nhất là từ 10.000 – 20.000m2.

- Trong vùng nuôi có các hệ thống mương sâu 1 – 1,2 m để tôm, cua, cá trú ẩn. Thay nước dựa hoàn toàn vào thủy triều.

- Kiểm tra, tu sửa đăng chắn cọc tre hoặc làm mới nếu quá cũ.

- Đối với vùng nuôi có thể giữ nước thì tiến hành diệt hết tôm cá tạp sử dụng saponin hoặc hạt mát.

- Đối với vùng nuôi mở hoàn toàn thì tiến hành bắt hết tôm, cua, cá của vụ nuôi cũ bằng các phương pháp thủ công.

- Tiến hành bón vôi với lượng 3-5 kg/100m2 cho vùng nuôi.

- Kiểm tra các yếu tố môi trường nếu phù hợp thì tiến hành thả giống

          Các yếu tố môi trường phù hợp để nuôi xen ghép tôm, cua, cá đối mục

Stt

Các yếu tố môi trường

Khoảng thích hợp

1

Độ mặn

10 - 30‰

2

Nhiệt độ

26 - 32

3

Hàm lượng oxy

>4mg/l

4

pH

7,5 – 8,5

 

2. Lựa chọn và thả giống

Cá khỏe mạnh đều kích cở, không bị xây xát (tróc vảy), hoạt động nhanh, nhìn  bên ngoài màu sắc tươi sáng, không bị dị hình, dị tật.

Tôm, cua đều kích cở, đầy đủ các phần phụ, màu sắc tươi sáng, không bị dị hình, dị tật.

Mật độ nuôi xen ghép: (đối tượng chính là tôm sú)

+ Tôm sú: 2 con/m2, kích cở 3 – 5 cm/con

+ Cá đối: 0,1 con/m2, kích cở 4 – 6 cm/con

+  Cua: 0,1 con/m2, kích cở 3 – 5cm/con

Phương pháp thả giống:

+ Nên thả giống vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không nên thả giống khi trời mưa hoặc gió mùa đông bắc.

+ Trước khi thả ngâm các túi đựng giống trong ao(khi vận chuyển kín)  10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi  cho nước vào từ từ rồi thả cá giống hoặc tôm giống  ra ao nuôi.

+ Đối với thả cua (vận chuyển hở), nên thả từ từ ở nhiều điểm, chọn những điểm có nền đáy sạch để thả, không nên thả tập trung một điểm nhằm hạn chế cua ăn lẫn nhau khi lột xác.

3. Chăm sóc quản lý

3.1. Thức ăn và cách cho ăn

- Thức ăn

+  Cá đối: Sử dụng thức ăn viên nổi công nghiệp dành cho cá(thức ăn có độ đạm 28 -30%).

+ Cua, tôm sú: Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm > 30%.

+ Ngoài ra người nuôi có thể tận dụng thêm nguồn cá tạp và phế phụ phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn cho các đối tượng nuôi.

- Lượng thức ăn hàng ngày 2 - 4% trọng lượng tổng đàn nuôi. Chỉ cho thức ăn bổ sung một phần nhu cầu cho tôm, cua, cá còn lại đối tượng nuôi sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong rừng ngập mặn.

- Cách cho ăn:

+Thức ăn cho tôm, cua được rải đều trong vùng nuôi, ngày 1 - 2 lần/ngày.

+ Thức ăn cho cá đối cần bố trí khung để cho cá ăn tập trung, cho ăn vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều tối. Khi cho cá ăn cần tạo phản xạ cho cá bằng cách tạo tiếng động để cá tập trung. Cho ăn 1 – 2 lần/ngày

 

Một số điểm cần chú ý khi cho ăn:

    - Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và số lượng.

    - Cho ăn 1 – 2 lần trong một ngày và cố định địa điểm, thời gian cho ăn.

- Tăng lượng thức ăn lên khi ta thấy lượng thức ăn đưa vào được cá ăn hết nhanh hoặc phải giảm lượng thức ăn khi thấy lượng thức ăn còn dư thừa của ngày hôm trước.

- Cho cá ăn nhiều vào ngày thời tiết đẹp và cho cá ăn ít vào ngày thời tiết xấu hoặc trước khi mưa.

3.2. Quản lý vùng nuôi

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới, cọc tre để sửa chữa kịp thời tránh bị thất thoát tôm, cua, cá.

- Thay nước theo chế độ thủy triều.

- Định kỳ bón vôi 15 ngày bón vôi với lượng 0,5-1 kg/100m2,vôi được hòa nước tạc tập trung tại các mương.

- Định kỳ 15 ngày kiểm tra trọng lượng tôm, cua, cá nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

- Đảm bảo mực nước trong các mương có độ sâu từ 1 - 1,2m.

- Không được chặt phá hoặc có các hành động khác làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.

4. Thu hoạch

- Sau 3 - 4 tháng nuôi tiến hành thu tôm đạt kích cỡ 45 con/kg, cua đạt kích cở 4 con/kg thì tiến hành thu tỉa. Cá đối sau thời gian từ 5 - 6 tháng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 3 con/kg thì ta tiến hành thu hoạch.

- Thu tôm, cua, cá theo hình thức thu tỉa tôm, cua, cá lớn và nuôi tiếp tôm, cua, cá nhỏ.

- Có thể tiến hành thu tỉa thả bù thêm giống để có sản phẩm quanh năm.

- Thu hết toàn bộ đối tượng nuôi trước mùa mưa lũ.

Thu hoạch cá cần chú ý để tránh cá bị xuất huyết ngoài da: 

          + Cá sau khi thu hoạch cho ngay vào nước đá lạnh

          + Cá khi thu hoạch chưa bán cần giữ lại nên cho vào chơn (lồng) và dìm hẳn trong nước.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn
Ngày cập nhật 01/07/2020

Rừng ngập mặn(RNM) có vai trò sinh thái - môi trường vô cùng to lớn là nơi điều hòa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giúp hạn chế sự bốc hơi nước vùng đất RNM, giữ ổn định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền. Rừng ngập mặn 1 năm tuổi có thể hấp thụ 8 tấn CO2/héc ta/năm và khả năng hấp thụ của khí CO2 tăng theo độ tuổi của cây rừng (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2010).

 

Việc phát triển trồng rừng ngập mặn sẽ giúp chắn sóng, gió có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê điều, hạn chế xói lở và tác hại của bão, tăng khả năng chống chọi với tác động của thay đổi khí hậu.

           Đồng thời rừng ngập mặn sẽ là bãi đẻ tự nhiên cho các loài sinh vật thủy sản giúp tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản.

           Tuy nhiên, việc phát triển trồng rừng nếu không đi đôi với việc tạo sinh kế cho người dân từ trước đến nay sống phụ thuộc vào việc nuôi và khai thác thủy sản quanh vùng thì việc bảo vệ  rừng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, nuôi một số đối tương thủy sản như tôm, cua, cá…theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn nhằm tạo sinh kế ổn định và bền vững cho người dân là hết sức cần thiết.

  1. MỘT SỐ ĐẶT ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NUÔI

1. Tôm sú

- Tôm Sú thuộc: Lớp giáp xác, (Crustacea) bộ 10 chân (Decapoda), họ tôm He (Penaeidae) tên khoa học là Penaeus monodon

- Tôm sú là loài ăn tạp, ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mãnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, động vật hai mãnh vỏ.

- Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút, trong ao nuôi hoạt động bắt mồi diễn ra nhiều vào lúc sáng sớm hay chiều tối.

- Tôm sú là loài lớn nhanh, có thể đạt kích thước thương phẩm (30 – 50 con/kg) sau 3 – 4 tháng nuôi với con giống P10-15.

    2. Cua xanh

- Cua xanh là loài  Scylla paramamosain.

- Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30oC. Cua thích nghi độ pH từ 7.5-8.5. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 - 1.6m/s.

- Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá...

- Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày.

          3. Cá Đối

Cá đối mục là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, sinh vật sống trên mùn bã hữu cơ như các loài tảo sợi, tảo lam, tảo khuê, đa mao trùng, tôm và nhuyễn thể nhỏ. Ngoài ra cá đối có thể ăn thêm thức ăn nhân tạo.

          Cá đối là loài rất linh động trong thoái quen ăn uống, rất dể thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.

          Cường độ bắt mồi của cá đối buổi sáng mạnh hơn buổi tối, cá con hầu như bắt mồi vào ban ngày, ban đêm không bắt mồi.

          Sau 1 năm sinh trưởng cá đối có thể đạt trọng lượng từ 600– 800g/con (tùy theo kích cở cá thả nuôi).

II. KỸ THUẬT NUÔI

1. Lựa chọn và chuẩn bị vùng nuôi

-Vùng nuôi nằm trong rừng ngập mặn thuộc khu vực Rú Chá.

-Sử dụng hình thức nuôi chắn sáo để quây khu vực nuôi (dùng lưới và cọc tre để rào chắn kỹ lại khu vực nuôi).

-Diện tích vùng nuôi  tốt nhất là từ 10.000 – 20.000m2.

- Trong vùng nuôi có các hệ thống mương sâu 1 – 1,2 m để tôm, cua, cá trú ẩn. Thay nước dựa hoàn toàn vào thủy triều.

- Kiểm tra, tu sửa đăng chắn cọc tre hoặc làm mới nếu quá cũ.

- Đối với vùng nuôi có thể giữ nước thì tiến hành diệt hết tôm cá tạp sử dụng saponin hoặc hạt mát.

- Đối với vùng nuôi mở hoàn toàn thì tiến hành bắt hết tôm, cua, cá của vụ nuôi cũ bằng các phương pháp thủ công.

- Tiến hành bón vôi với lượng 3-5 kg/100m2 cho vùng nuôi.

- Kiểm tra các yếu tố môi trường nếu phù hợp thì tiến hành thả giống

          Các yếu tố môi trường phù hợp để nuôi xen ghép tôm, cua, cá đối mục

Stt

Các yếu tố môi trường

Khoảng thích hợp

1

Độ mặn

10 - 30‰

2

Nhiệt độ

26 - 32

3

Hàm lượng oxy

>4mg/l

4

pH

7,5 – 8,5

 

2. Lựa chọn và thả giống

Cá khỏe mạnh đều kích cở, không bị xây xát (tróc vảy), hoạt động nhanh, nhìn  bên ngoài màu sắc tươi sáng, không bị dị hình, dị tật.

Tôm, cua đều kích cở, đầy đủ các phần phụ, màu sắc tươi sáng, không bị dị hình, dị tật.

Mật độ nuôi xen ghép: (đối tượng chính là tôm sú)

+ Tôm sú: 2 con/m2, kích cở 3 – 5 cm/con

+ Cá đối: 0,1 con/m2, kích cở 4 – 6 cm/con

+  Cua: 0,1 con/m2, kích cở 3 – 5cm/con

Phương pháp thả giống:

+ Nên thả giống vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không nên thả giống khi trời mưa hoặc gió mùa đông bắc.

+ Trước khi thả ngâm các túi đựng giống trong ao(khi vận chuyển kín)  10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi  cho nước vào từ từ rồi thả cá giống hoặc tôm giống  ra ao nuôi.

+ Đối với thả cua (vận chuyển hở), nên thả từ từ ở nhiều điểm, chọn những điểm có nền đáy sạch để thả, không nên thả tập trung một điểm nhằm hạn chế cua ăn lẫn nhau khi lột xác.

3. Chăm sóc quản lý

3.1. Thức ăn và cách cho ăn

- Thức ăn

+  Cá đối: Sử dụng thức ăn viên nổi công nghiệp dành cho cá(thức ăn có độ đạm 28 -30%).

+ Cua, tôm sú: Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm > 30%.

+ Ngoài ra người nuôi có thể tận dụng thêm nguồn cá tạp và phế phụ phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn cho các đối tượng nuôi.

- Lượng thức ăn hàng ngày 2 - 4% trọng lượng tổng đàn nuôi. Chỉ cho thức ăn bổ sung một phần nhu cầu cho tôm, cua, cá còn lại đối tượng nuôi sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong rừng ngập mặn.

- Cách cho ăn:

+Thức ăn cho tôm, cua được rải đều trong vùng nuôi, ngày 1 - 2 lần/ngày.

+ Thức ăn cho cá đối cần bố trí khung để cho cá ăn tập trung, cho ăn vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều tối. Khi cho cá ăn cần tạo phản xạ cho cá bằng cách tạo tiếng động để cá tập trung. Cho ăn 1 – 2 lần/ngày

 

Một số điểm cần chú ý khi cho ăn:

    - Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và số lượng.

    - Cho ăn 1 – 2 lần trong một ngày và cố định địa điểm, thời gian cho ăn.

- Tăng lượng thức ăn lên khi ta thấy lượng thức ăn đưa vào được cá ăn hết nhanh hoặc phải giảm lượng thức ăn khi thấy lượng thức ăn còn dư thừa của ngày hôm trước.

- Cho cá ăn nhiều vào ngày thời tiết đẹp và cho cá ăn ít vào ngày thời tiết xấu hoặc trước khi mưa.

3.2. Quản lý vùng nuôi

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới, cọc tre để sửa chữa kịp thời tránh bị thất thoát tôm, cua, cá.

- Thay nước theo chế độ thủy triều.

- Định kỳ bón vôi 15 ngày bón vôi với lượng 0,5-1 kg/100m2,vôi được hòa nước tạc tập trung tại các mương.

- Định kỳ 15 ngày kiểm tra trọng lượng tôm, cua, cá nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

- Đảm bảo mực nước trong các mương có độ sâu từ 1 - 1,2m.

- Không được chặt phá hoặc có các hành động khác làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.

4. Thu hoạch

- Sau 3 - 4 tháng nuôi tiến hành thu tôm đạt kích cỡ 45 con/kg, cua đạt kích cở 4 con/kg thì tiến hành thu tỉa. Cá đối sau thời gian từ 5 - 6 tháng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 3 con/kg thì ta tiến hành thu hoạch.

- Thu tôm, cua, cá theo hình thức thu tỉa tôm, cua, cá lớn và nuôi tiếp tôm, cua, cá nhỏ.

- Có thể tiến hành thu tỉa thả bù thêm giống để có sản phẩm quanh năm.

- Thu hết toàn bộ đối tượng nuôi trước mùa mưa lũ.

Thu hoạch cá cần chú ý để tránh cá bị xuất huyết ngoài da: 

          + Cá sau khi thu hoạch cho ngay vào nước đá lạnh

          + Cá khi thu hoạch chưa bán cần giữ lại nên cho vào chơn (lồng) và dìm hẳn trong nước.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.304.146
Truy câp hiện tại 4.995