Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
DIỄN ĐÀN TRỰC TUYẾN THÔNG TIN KẾT NỐI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
Ngày cập nhật 01/09/2021

Sáng ngày 31/8/2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến ra mắt diễn đàn “Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” với sự tham gia của 63 tỉnh, thành cũng như đông đảo các doanh nghiệp, hiệp hội các ngành hàng, hợp tác xã và cơ sở sản xuất trong cả nước.

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, có ông Nguyễn Long An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ông Hồ Đăng Khoa - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tham dự hội nghị.

Đây là diễn đàn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thành lập trên tinh thần kế thừa hoạt động kết nối, tiêu thụ nông sản của Tổ công tác phía Nam của Bộ (Tổ công tác 970) nhằm hình thành, kết nối giữa các khâu, từ sản xuất, chế biến, thu hoạch, lưu thông, đến tiêu thụ nông sản... Từ đó tạo mối "liên kết - hợp tác" chặt chẽ, nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và bà con nông dân trong việc khắc phục điểm nghẽn của một nền sản xuất "manh mún, nhỏ lẻ, tự phát", đồng thời, hoạch định chính sách, tìm kiếm, đàm phán, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản và phát huy tối đa vai trò dẫn dắt, định hướng của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng.

Từ sáng kiến hay của Tổ công tác ở miền Nam (Tổ công tác 970) trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trong bối cảnh các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, như: xây dựng trang web, mạng xã hội (facebook, zalo) và số điện thoại đường dây nóng…, đến nay khu vực phía Nam đã hình thành được hơn 1,3 ngàn đầu mối cung ứng nông sản; 58 kho tập kết hàng hóa nông sản, thực phẩm với số lượng tiêu thụ lên đến 1 ngàn tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội.

Đặc biệt, trong 3 tuần triển khai, chương trình nông sản combo 10kg/túi gồm gạo, thịt, rau, củ quả đã cung cấp 37 ngàn gói combo cho người dân khó khăn trong vùng phong tỏa, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ được hơn 300 tấn nông sản. Chương trình này có sức lan tỏa lớn, được nhiều tỉnh, thành áp dụng và nhân rộng.

Trước yêu cầu lớn kết nối tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố gặp khó khăn và bị đứt gãy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thành lập “Diễn đàn thông tin Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản”.

Theo Ban Chỉ đạo phát triển thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản có các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Thông tin xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nông sản, vật tư nông nghiệp và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn; thông tin thống kê, tổng hợp, dự báo, phục vụ quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu nông sản; thông tin chuyển đổi số, đẩy mạnh áp dụng mã số vùng trồng, tổ chức liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất lượng nông sản; đào tạo, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và thúc đẩy kết nối cung cầu nông sản, sản phẩm du lịch nông thôn; đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các chuỗi hoạt động sản xuất - tiêu thụ nông sản.

Diễn đàn sẽ được tổ chức theo từng chủ đề ngành hàng nông sản theo từng  mùa vụ được gắn với từng vùng miền và các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như: Tổ chức các phiên Diễn đàn thông tin kết nối cung cầu nông sản, lương thực thực phẩm cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, miền Trung - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng bị giãn cách do dịch COVID-19. Kết nối cung - cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất các vụ quan trọng còn lại trong năm: Tôm nuôi vụ 2, vụ 3, lúa vụ thu đông và đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long, vụ đông ở miền Bắc…Tại các diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia các lĩnh vực sẽ thảo luận, tư vấn về phương thức tổ chức sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản gắn với thị trường.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung chia sẻ kinh nghiệm tổ chức kết nối cung cầu nông sản, nhất là trong việc kết nối đưa nông sản, thực phẩm phục vụ cho thị trường TP.HCM. Trong đó, các giải pháp tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong thời gian sắp tới khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp cũng được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội, ngành hàng quan tâm thực hiện. Cụ thể, sẽ phát triển thêm nhiều mô hình bán lẻ hiện đại mới nhằm tăng tính kết nối với khách hàng; tăng đầu tư các trung tâm thu mua nông sản ở các vùng sản xuất trọng điểm; xây dựng các sàn thương mại điện tử kinh doanh nông sản; kết nối nguồn cung vật tư đầu vào và những nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất, kinh doanh nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp duy trì hoạt động; có chính sách hỗ trợ kịp thời, mạnh mẽ hơn, nhất là về nguồn vốn để doanh nghiệp, nông dân duy trì sản xuất trong khó khăn tránh sự gãy đổ của các chuỗi sản xuất…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Minh Hoan ghi nhận hiệu quả với nhiều sáng kiến hay trong hoạt động của Tổ công tác 970 và những cộng sự đã đảm bảo không để đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam; góp phần gỡ khó về tiêu thụ nông sản cho nông dân cả nước. Diễn đàn “Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” không chỉ phát huy trong giai đoạn dịch bệnh mà sẽ đồng hành trong suốt quá trình phát triển của nền nông nghiệp, góp phần làm thay đổi nhận thức, lấy thị trường làm chuẩn mực điều hành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng dễ hơn, đồng thời giúp cho Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng theo sát với đời sống xã hội nông thôn, sát với ruộng vườn của nông dân hơn.

Thực tế, thừa cung cục bộ, thiếu cung cục bộ là do thiếu thông tin, dữ liệu; người mua, người bán chưa gặp nhau; có thể nói diễn đàn là khởi đầu cho phương thức vận hành khác đi, tư duy sản xuất khác đi và tư duy giải cứu nông sản phải thay bằng tư duy nâng niu giá trị nông sản. Nguồn lực còn rất lớn từ doanh nghiệp, nông dân, các ngành hàng… cần kết nối lại để hình thành hệ sinh thái nông nghiệp có sự phát triển hài hòa và bền vững.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Minh Hoan, thông qua diễn đàn này, nhà vườn, nông dân sẽ hiểu hơn quy luật thị trường, tín hiệu thị trường để tìm cách đáp ứng. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tìm thấy vai trò của mình trong định hướng sản xuất.

“Ngày xưa chúng ta bán cái mình có, bây giờ chúng ta bán cái thị trường cần. Các trung tâm tiêu thụ nông sản sẽ phát đi tín hiệu, từ đó kích thích người nông dân xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi. Từ đó, nắm chắc thị trường 100 triệu dân trong nước, rồi mở rộng ra nước ngoài” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng cho rằng, thị trường chỉ đáp ứng được, khi chúng ta tối ưu tiện ích cho người tiêu dùng, tối ưu sản xuất. Người tiêu dùng ngồi ở nhà cũng có nông sản được đưa đến tận nơi. Thấy tiện ích, người ta sẽ đặt hàng. Mở tổng cầu sẽ mở được tổng cung. Chúng ta cần thẩm thấu câu chuyện đơn giản này, để Ban chỉ đạo phát triển thị trường của Bộ đưa ra những quyết sách phù hợp./.

 

VĂN PHÒNG SỞ
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
DIỄN ĐÀN TRỰC TUYẾN THÔNG TIN KẾT NỐI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
Ngày cập nhật 01/09/2021

Sáng ngày 31/8/2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến ra mắt diễn đàn “Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” với sự tham gia của 63 tỉnh, thành cũng như đông đảo các doanh nghiệp, hiệp hội các ngành hàng, hợp tác xã và cơ sở sản xuất trong cả nước.

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, có ông Nguyễn Long An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ông Hồ Đăng Khoa - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tham dự hội nghị.

Đây là diễn đàn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thành lập trên tinh thần kế thừa hoạt động kết nối, tiêu thụ nông sản của Tổ công tác phía Nam của Bộ (Tổ công tác 970) nhằm hình thành, kết nối giữa các khâu, từ sản xuất, chế biến, thu hoạch, lưu thông, đến tiêu thụ nông sản... Từ đó tạo mối "liên kết - hợp tác" chặt chẽ, nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và bà con nông dân trong việc khắc phục điểm nghẽn của một nền sản xuất "manh mún, nhỏ lẻ, tự phát", đồng thời, hoạch định chính sách, tìm kiếm, đàm phán, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản và phát huy tối đa vai trò dẫn dắt, định hướng của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng.

Từ sáng kiến hay của Tổ công tác ở miền Nam (Tổ công tác 970) trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trong bối cảnh các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, như: xây dựng trang web, mạng xã hội (facebook, zalo) và số điện thoại đường dây nóng…, đến nay khu vực phía Nam đã hình thành được hơn 1,3 ngàn đầu mối cung ứng nông sản; 58 kho tập kết hàng hóa nông sản, thực phẩm với số lượng tiêu thụ lên đến 1 ngàn tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội.

Đặc biệt, trong 3 tuần triển khai, chương trình nông sản combo 10kg/túi gồm gạo, thịt, rau, củ quả đã cung cấp 37 ngàn gói combo cho người dân khó khăn trong vùng phong tỏa, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ được hơn 300 tấn nông sản. Chương trình này có sức lan tỏa lớn, được nhiều tỉnh, thành áp dụng và nhân rộng.

Trước yêu cầu lớn kết nối tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố gặp khó khăn và bị đứt gãy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thành lập “Diễn đàn thông tin Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản”.

Theo Ban Chỉ đạo phát triển thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản có các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Thông tin xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nông sản, vật tư nông nghiệp và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn; thông tin thống kê, tổng hợp, dự báo, phục vụ quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu nông sản; thông tin chuyển đổi số, đẩy mạnh áp dụng mã số vùng trồng, tổ chức liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất lượng nông sản; đào tạo, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và thúc đẩy kết nối cung cầu nông sản, sản phẩm du lịch nông thôn; đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các chuỗi hoạt động sản xuất - tiêu thụ nông sản.

Diễn đàn sẽ được tổ chức theo từng chủ đề ngành hàng nông sản theo từng  mùa vụ được gắn với từng vùng miền và các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như: Tổ chức các phiên Diễn đàn thông tin kết nối cung cầu nông sản, lương thực thực phẩm cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, miền Trung - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng bị giãn cách do dịch COVID-19. Kết nối cung - cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất các vụ quan trọng còn lại trong năm: Tôm nuôi vụ 2, vụ 3, lúa vụ thu đông và đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long, vụ đông ở miền Bắc…Tại các diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia các lĩnh vực sẽ thảo luận, tư vấn về phương thức tổ chức sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản gắn với thị trường.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung chia sẻ kinh nghiệm tổ chức kết nối cung cầu nông sản, nhất là trong việc kết nối đưa nông sản, thực phẩm phục vụ cho thị trường TP.HCM. Trong đó, các giải pháp tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong thời gian sắp tới khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp cũng được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội, ngành hàng quan tâm thực hiện. Cụ thể, sẽ phát triển thêm nhiều mô hình bán lẻ hiện đại mới nhằm tăng tính kết nối với khách hàng; tăng đầu tư các trung tâm thu mua nông sản ở các vùng sản xuất trọng điểm; xây dựng các sàn thương mại điện tử kinh doanh nông sản; kết nối nguồn cung vật tư đầu vào và những nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất, kinh doanh nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp duy trì hoạt động; có chính sách hỗ trợ kịp thời, mạnh mẽ hơn, nhất là về nguồn vốn để doanh nghiệp, nông dân duy trì sản xuất trong khó khăn tránh sự gãy đổ của các chuỗi sản xuất…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Minh Hoan ghi nhận hiệu quả với nhiều sáng kiến hay trong hoạt động của Tổ công tác 970 và những cộng sự đã đảm bảo không để đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam; góp phần gỡ khó về tiêu thụ nông sản cho nông dân cả nước. Diễn đàn “Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” không chỉ phát huy trong giai đoạn dịch bệnh mà sẽ đồng hành trong suốt quá trình phát triển của nền nông nghiệp, góp phần làm thay đổi nhận thức, lấy thị trường làm chuẩn mực điều hành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng dễ hơn, đồng thời giúp cho Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng theo sát với đời sống xã hội nông thôn, sát với ruộng vườn của nông dân hơn.

Thực tế, thừa cung cục bộ, thiếu cung cục bộ là do thiếu thông tin, dữ liệu; người mua, người bán chưa gặp nhau; có thể nói diễn đàn là khởi đầu cho phương thức vận hành khác đi, tư duy sản xuất khác đi và tư duy giải cứu nông sản phải thay bằng tư duy nâng niu giá trị nông sản. Nguồn lực còn rất lớn từ doanh nghiệp, nông dân, các ngành hàng… cần kết nối lại để hình thành hệ sinh thái nông nghiệp có sự phát triển hài hòa và bền vững.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Minh Hoan, thông qua diễn đàn này, nhà vườn, nông dân sẽ hiểu hơn quy luật thị trường, tín hiệu thị trường để tìm cách đáp ứng. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tìm thấy vai trò của mình trong định hướng sản xuất.

“Ngày xưa chúng ta bán cái mình có, bây giờ chúng ta bán cái thị trường cần. Các trung tâm tiêu thụ nông sản sẽ phát đi tín hiệu, từ đó kích thích người nông dân xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi. Từ đó, nắm chắc thị trường 100 triệu dân trong nước, rồi mở rộng ra nước ngoài” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng cho rằng, thị trường chỉ đáp ứng được, khi chúng ta tối ưu tiện ích cho người tiêu dùng, tối ưu sản xuất. Người tiêu dùng ngồi ở nhà cũng có nông sản được đưa đến tận nơi. Thấy tiện ích, người ta sẽ đặt hàng. Mở tổng cầu sẽ mở được tổng cung. Chúng ta cần thẩm thấu câu chuyện đơn giản này, để Ban chỉ đạo phát triển thị trường của Bộ đưa ra những quyết sách phù hợp./.

 

VĂN PHÒNG SỞ
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.353.222
Truy câp hiện tại 10.250