Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 25/11/2021

Với quan điểm chỉ đạo: Xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi động nhưng không có điểm kết thúc; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng NTM, trong đó lấy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân làm trọng tâm, đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường,.. để xây dựng cảnh quan vùng nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng xanh, sạch, sáng, thực sự trở thành miền quê đáng sống.

Sau hơn 10 năm (2010-2021) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những khởi sắc rõ nét: Diện mạo nông thôn được đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư từng bước đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn đã từng bước được cải thiện, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy; số xã đạt chuẩn nông thôn mới bảo đảm tiến độ, và cùng với nhiều địa phương cả nước đã góp phần đạt mục tiêu chung của Chương trình do Chính phủ đề ra giai đoạn 2010-2020.

Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch cụ thể; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động, đổi mới phương thức tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua phong trào thi đua đã huy động được nguồn lực lớn trong nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia xây dựng NTM. Nhiều gương điển hình trong tổ chức thực hiện Chương trình, nhiều cá nhân, gia đình đã đóng góp công, của, hiến đất, tài sản, để xây dựng các công trình nông thôn mới,… được tuyên dương, nhân rộng.

Đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch,... để chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện Chương trình, qua đó đã tạo sự thống nhất ở các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành mục tiêu kế hoạch đồng thời không để có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Bộ máy tổ chức điều hành các cấp (tỉnh, huyện, xã) từng bước được kiện toàn theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp, phù hợp với đặc thù của tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các phòng, ban của huyện, thị xã đã có phối hợp khá chặt chẽ với Ban chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.

Hạ tầng nông thôn đã được tăng cường đầu tư, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc; toàn tỉnh đã huy động được một nguồn lực khá lớn với 9.509,2 tỷ đồng, trong đó có nguồn lực đáng kể từ người dân, doanh nghiệp, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng khá; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm đáng kể; Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh như: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT, Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn,… đều tăng đáng kể.

Mặt trận Tổ quốc Việt nam các cấp tiến hành ý kiến đối với những địa phương được công nhận đạt chuẩn đều có kết quả khả quan, trên 90% người dân tham gia đánh giá hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư; nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư; chăm sóc y tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện cả về lượng và chất. Môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều vùng nông thôn đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh quan xanh – sáng - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng phát huy hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình cong một số tồn tại hạn chế sau: (1) kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh chưa thực sự nổi trội so với khu vực và toàn quốc. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh. Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, mới ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm; (3) Chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn làm cơ sở cho tăng thu nhập và đời sống người dân; (4) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm, hiệu quả hoạt động các HTX chưa cao, công tác đào tạo nghề nông thôn và sử dụng lao động tại chỗ sau đào tạo nghề còn hạn chế; (5) Công tác xóa đói giảm nghèo tuy có chuyển biến, nhưng chưa thật bền vững. Đời sống, thu nhập một bộ phận người dân nông thôn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (6) Công tác bảo vệ, cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, thiếu bền vững, nhất là công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, chăn nuôi ở nông thôn; (7) Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; việc quản lý, sử dụng có hiệu quả một số công trình hạ tầng, nhất là thiết chế văn hóa xã, thôn, chợ nông thôn,... một số nơi còn hạn chế.

Căn cứ Nghị quyết Chương trình số 06 -CTr/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhằm phấn đấu sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình trọng điểm trong nhiệm kỳ tới, theo đó nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Thừa Thiên-Huế tập trung thực hiện 06 chương trình trọng điểm gồm: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm chương trình di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế); Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch-dịch vụ; Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu có ít nhất 82 xã, đạt tỷ lệ 87,2% (tăng 23 xã so với năm 2020). Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM: Có ít nhất 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt tỷ lệ 55%. Trong đó có ít nhất 02 huyện đạt chuẩn NTM. Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 01 huyện, đạt tỷ lệ 25% (huyện Quảng Điền). Có 60% số thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn toàn tỉnh tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Thực hiện một số chương trình, đề án theo chỉ đạo của Trung ương: Trong giai đoạn 2021-2025 Trung ương thực hiện 06 Chương trình, Đề án cụ thể gồm: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP; Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Đề án về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá trong xây dựng NTM; Đề án môi trường và cấp nước sạch nông thôn, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn; Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Thí điểm một số cơ chế, chính sách mới theo chỉ đạo, đặt hàng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh khác trong quá trình thực hiện. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có 03 Chương trình, Đề án là chỉ đạo điểm của Trung ương  gồm: (1) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP. (2) Đề án về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá trong xây dựng NTM. (3) Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Thực hiện 11 nội dung thành phần của Chương trình: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch gắn với quá trình đô thị hoá. (2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. (3) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất; triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển dịch vụ, du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang và hải đảo. (5) Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. (6) Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. (7) Nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam. (8) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. (9) Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM (10) Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. (11) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; Nâng cao năng lực xây dựng NTM; Truyền thông về xây dựng NTM./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 25/11/2021

Với quan điểm chỉ đạo: Xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi động nhưng không có điểm kết thúc; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng NTM, trong đó lấy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân làm trọng tâm, đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường,.. để xây dựng cảnh quan vùng nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng xanh, sạch, sáng, thực sự trở thành miền quê đáng sống.

Sau hơn 10 năm (2010-2021) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những khởi sắc rõ nét: Diện mạo nông thôn được đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư từng bước đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn đã từng bước được cải thiện, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy; số xã đạt chuẩn nông thôn mới bảo đảm tiến độ, và cùng với nhiều địa phương cả nước đã góp phần đạt mục tiêu chung của Chương trình do Chính phủ đề ra giai đoạn 2010-2020.

Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch cụ thể; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động, đổi mới phương thức tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua phong trào thi đua đã huy động được nguồn lực lớn trong nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia xây dựng NTM. Nhiều gương điển hình trong tổ chức thực hiện Chương trình, nhiều cá nhân, gia đình đã đóng góp công, của, hiến đất, tài sản, để xây dựng các công trình nông thôn mới,… được tuyên dương, nhân rộng.

Đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch,... để chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện Chương trình, qua đó đã tạo sự thống nhất ở các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành mục tiêu kế hoạch đồng thời không để có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Bộ máy tổ chức điều hành các cấp (tỉnh, huyện, xã) từng bước được kiện toàn theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp, phù hợp với đặc thù của tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các phòng, ban của huyện, thị xã đã có phối hợp khá chặt chẽ với Ban chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.

Hạ tầng nông thôn đã được tăng cường đầu tư, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc; toàn tỉnh đã huy động được một nguồn lực khá lớn với 9.509,2 tỷ đồng, trong đó có nguồn lực đáng kể từ người dân, doanh nghiệp, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng khá; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm đáng kể; Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh như: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT, Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn,… đều tăng đáng kể.

Mặt trận Tổ quốc Việt nam các cấp tiến hành ý kiến đối với những địa phương được công nhận đạt chuẩn đều có kết quả khả quan, trên 90% người dân tham gia đánh giá hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư; nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư; chăm sóc y tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện cả về lượng và chất. Môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều vùng nông thôn đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh quan xanh – sáng - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng phát huy hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình cong một số tồn tại hạn chế sau: (1) kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh chưa thực sự nổi trội so với khu vực và toàn quốc. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh. Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, mới ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm; (3) Chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn làm cơ sở cho tăng thu nhập và đời sống người dân; (4) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm, hiệu quả hoạt động các HTX chưa cao, công tác đào tạo nghề nông thôn và sử dụng lao động tại chỗ sau đào tạo nghề còn hạn chế; (5) Công tác xóa đói giảm nghèo tuy có chuyển biến, nhưng chưa thật bền vững. Đời sống, thu nhập một bộ phận người dân nông thôn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (6) Công tác bảo vệ, cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, thiếu bền vững, nhất là công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, chăn nuôi ở nông thôn; (7) Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; việc quản lý, sử dụng có hiệu quả một số công trình hạ tầng, nhất là thiết chế văn hóa xã, thôn, chợ nông thôn,... một số nơi còn hạn chế.

Căn cứ Nghị quyết Chương trình số 06 -CTr/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhằm phấn đấu sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình trọng điểm trong nhiệm kỳ tới, theo đó nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Thừa Thiên-Huế tập trung thực hiện 06 chương trình trọng điểm gồm: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm chương trình di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế); Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch-dịch vụ; Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu có ít nhất 82 xã, đạt tỷ lệ 87,2% (tăng 23 xã so với năm 2020). Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM: Có ít nhất 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt tỷ lệ 55%. Trong đó có ít nhất 02 huyện đạt chuẩn NTM. Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 01 huyện, đạt tỷ lệ 25% (huyện Quảng Điền). Có 60% số thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn toàn tỉnh tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Thực hiện một số chương trình, đề án theo chỉ đạo của Trung ương: Trong giai đoạn 2021-2025 Trung ương thực hiện 06 Chương trình, Đề án cụ thể gồm: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP; Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Đề án về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá trong xây dựng NTM; Đề án môi trường và cấp nước sạch nông thôn, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn; Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Thí điểm một số cơ chế, chính sách mới theo chỉ đạo, đặt hàng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh khác trong quá trình thực hiện. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có 03 Chương trình, Đề án là chỉ đạo điểm của Trung ương  gồm: (1) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP. (2) Đề án về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá trong xây dựng NTM. (3) Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Thực hiện 11 nội dung thành phần của Chương trình: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch gắn với quá trình đô thị hoá. (2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. (3) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất; triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển dịch vụ, du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang và hải đảo. (5) Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. (6) Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. (7) Nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam. (8) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. (9) Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM (10) Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. (11) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; Nâng cao năng lực xây dựng NTM; Truyền thông về xây dựng NTM./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.304.317
Truy câp hiện tại 5.101