Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Đề án về kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
Ngày cập nhật 10/12/2021

Ước đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 310 HTX, tăng 08 HTX so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó có 221 HTX nông nghiệp, tăng 04 HTX so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch; 23 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN); 28 HTX giao thông vận tải, tăng 01 HTX so với năm 2020; 09 HTX thương mại, tăng 01 HTX so với năm 2020; 07 Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND); 03 HTX xây dựng; 19 HTX thuộc lĩnh vực khác.

 

Kinh tế tập thể, HTX từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ hiệu quả hoạt động mô hình HTX kiểu mới, các HTX đã vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của KTTT trong nền kinh tế. Nhìn chung các HTX thực hiện tốt công tác chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo đúng nội dung của Luật HTX năm 2012 theo hướng tăng quy mô, mở rộng nội dung dịch vụ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cán bộ và các thành viên HTX.

Các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được các ngành, các cấp triển khai thực hiện tích cực, HTX từng bước đã tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nhờ đó, đã tác động tích cực trong quá trình đầu tư, mở rộng, phát triển mô hình HTX. KTTT, HTX từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ hiệu quả hoạt động mô hình HTX kiểu mới, các HTX đã vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của KTTT trong nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực KTTT và HTX vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: (1) Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở thiếu quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để đổi mới hơn nữa, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở địa phương. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ HTX chưa đáp ứng kịp thời trong tình hình hiện nay, nhất là tuổi đời bình quân Giám đốc cao, trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, điều hành sản xuất.(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tập thể, HTX còn chậm so với các thành phần kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GRDP của tỉnh còn thấp. (3) Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX còn ở quy mô nhỏ, vừa làm vừa tìm kiếm thị trường, thiếu định hướng hoạt động mở rộng sản xuất. Nhiều HTX thiếu nổ lực, cố gắng để thích ứng với cơ chế thị trường cũng như đáp ứng với yêu cầu của mô hình HTX kiểu mới, năng lực cạnh tranh còn yếu, sản xuất hạn chế, thiếu vốn, công nghệ, kỹ thuật, các thiết bị, phương tiện canh tác lạc hậu; kiến thức, kỹ năng tiếp thị và thông tin thị trường còn thiếu và yếu; đội ngũ cán bộ quản lý HTX phần đông có tuổi đời cao, chưa được đào tạo bài bản, mới chỉ trang bị kiến thức thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng đề điều hành hoạt động HTX. Hoạt động liên doanh, liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với nhau và các đơn vị kinh tế khác chưa thực sự tích cực và mang lại hiệu quả. (4) Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số hợp tác xã còn yếu kém, đây là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới. Thiếu vốn làm cho hợp tác xã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ cho thành viên hạn chế.

Với tinh thần khắc phục những tồn tại hạn chế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Đề án về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong năm 2022, cụ thể: Thành lập mới 10-15 HTX; củng cố phát triển các HTX Nông nghiệp có hiệu quả theo đề án xây dựng 15.000 HTX Nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Xây dựng 3-5 mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị; Xây dựng 1-2 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu doanh thu bình quân của HTX tăng từ 6% - 8%. Phấn đấu số HTX khá, tốt đạt từ 55-60% trở lên;

(1) Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Đề án về kinh tế tập thể, hợp tác xã của Trung ương cũng như của tỉnh đã ban hành: Tổ chức triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp liên quan đã thể hiện trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX năm 2012; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025; Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX hàng năm 2022,…

(2) Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực nguồn nhân lực KTTT, HTX. Tuyên truyền sâu rộng Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Tích cực tuyên truyền giới thiệu mô hình HTX kiểu mới, mô hình HTX hoạt động có hiệu quả. Duy trì phát hành bản tin kinh tế hợp tác, hợp tác xã theo định kỳ hàng quý. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, điều hành cho cán bộ quản lý và điều hành HTX, cán bộ kiểm soát, kế toán HTX, nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên môn trong HTX.

(3) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX được Thủ tướng Chính phủ và các cấp phê duyệt. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ HTX trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cho Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển.

(4) Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX, tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTX theo đúng bản chất HTX, Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn.

(5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, các tổ chức, đoàn thể trong công tác đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và hướng dẫn UBND cấp huyện, xã triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tình hình thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Đề án về kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
Ngày cập nhật 10/12/2021

Ước đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 310 HTX, tăng 08 HTX so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó có 221 HTX nông nghiệp, tăng 04 HTX so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch; 23 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN); 28 HTX giao thông vận tải, tăng 01 HTX so với năm 2020; 09 HTX thương mại, tăng 01 HTX so với năm 2020; 07 Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND); 03 HTX xây dựng; 19 HTX thuộc lĩnh vực khác.

 

Kinh tế tập thể, HTX từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ hiệu quả hoạt động mô hình HTX kiểu mới, các HTX đã vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của KTTT trong nền kinh tế. Nhìn chung các HTX thực hiện tốt công tác chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo đúng nội dung của Luật HTX năm 2012 theo hướng tăng quy mô, mở rộng nội dung dịch vụ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cán bộ và các thành viên HTX.

Các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được các ngành, các cấp triển khai thực hiện tích cực, HTX từng bước đã tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nhờ đó, đã tác động tích cực trong quá trình đầu tư, mở rộng, phát triển mô hình HTX. KTTT, HTX từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ hiệu quả hoạt động mô hình HTX kiểu mới, các HTX đã vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của KTTT trong nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực KTTT và HTX vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: (1) Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở thiếu quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để đổi mới hơn nữa, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở địa phương. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ HTX chưa đáp ứng kịp thời trong tình hình hiện nay, nhất là tuổi đời bình quân Giám đốc cao, trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, điều hành sản xuất.(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tập thể, HTX còn chậm so với các thành phần kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GRDP của tỉnh còn thấp. (3) Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX còn ở quy mô nhỏ, vừa làm vừa tìm kiếm thị trường, thiếu định hướng hoạt động mở rộng sản xuất. Nhiều HTX thiếu nổ lực, cố gắng để thích ứng với cơ chế thị trường cũng như đáp ứng với yêu cầu của mô hình HTX kiểu mới, năng lực cạnh tranh còn yếu, sản xuất hạn chế, thiếu vốn, công nghệ, kỹ thuật, các thiết bị, phương tiện canh tác lạc hậu; kiến thức, kỹ năng tiếp thị và thông tin thị trường còn thiếu và yếu; đội ngũ cán bộ quản lý HTX phần đông có tuổi đời cao, chưa được đào tạo bài bản, mới chỉ trang bị kiến thức thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng đề điều hành hoạt động HTX. Hoạt động liên doanh, liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với nhau và các đơn vị kinh tế khác chưa thực sự tích cực và mang lại hiệu quả. (4) Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số hợp tác xã còn yếu kém, đây là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới. Thiếu vốn làm cho hợp tác xã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ cho thành viên hạn chế.

Với tinh thần khắc phục những tồn tại hạn chế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Đề án về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong năm 2022, cụ thể: Thành lập mới 10-15 HTX; củng cố phát triển các HTX Nông nghiệp có hiệu quả theo đề án xây dựng 15.000 HTX Nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Xây dựng 3-5 mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị; Xây dựng 1-2 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu doanh thu bình quân của HTX tăng từ 6% - 8%. Phấn đấu số HTX khá, tốt đạt từ 55-60% trở lên;

(1) Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Đề án về kinh tế tập thể, hợp tác xã của Trung ương cũng như của tỉnh đã ban hành: Tổ chức triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp liên quan đã thể hiện trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX năm 2012; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025; Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX hàng năm 2022,…

(2) Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực nguồn nhân lực KTTT, HTX. Tuyên truyền sâu rộng Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Tích cực tuyên truyền giới thiệu mô hình HTX kiểu mới, mô hình HTX hoạt động có hiệu quả. Duy trì phát hành bản tin kinh tế hợp tác, hợp tác xã theo định kỳ hàng quý. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, điều hành cho cán bộ quản lý và điều hành HTX, cán bộ kiểm soát, kế toán HTX, nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên môn trong HTX.

(3) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX được Thủ tướng Chính phủ và các cấp phê duyệt. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ HTX trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cho Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển.

(4) Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX, tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTX theo đúng bản chất HTX, Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn.

(5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, các tổ chức, đoàn thể trong công tác đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và hướng dẫn UBND cấp huyện, xã triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.300.051
Truy câp hiện tại 2.676