Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2021 TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2022
Ngày cập nhật 18/01/2022
Hội nghị Tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021

 

 

Năm 2021, trải qua một năm với rất nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các đợt bùng phát dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy phải thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện không thuận lợi nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.

Ngày 13/01/2022, được sự nhất trí của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021,triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022. Tham dự hội nghị trực tiếp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hân hạnh đón tiếp sự có mặt của ông Hoàng Hải Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng tỉnh uỷ, các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh và có sự tham dự trực tuyến của đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và một số các đơn vị liên quan.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn thay mặt ngành Nông nghiệp và PTNT tổng kết lại những kết quả đạt được của ngành trong năm 2021:

- Về chính sách, đã tham mưu ban hành Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy ngành nông nghiệp có những bước đột phá trong thời gian tới.

- Tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt 7.627 tỷ đồng, tăng 4,4%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 366 nghìn tấn, tăng 11,6%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 150 triệu USD tăng 25% so với 2020.

- Sản xuất nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành.

- Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu, lần đầu tiên có đơn vị cấp Huyện - Thị xã Hương Thuỷ được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Các khu rừng tự nhiên đầu nguồn được bảo vệ an toàn, công tác trồng rừng thay thế được giám sát chặt chẽ,... Giống cây lâm nghiệp, nhất là các loài bản địa, được chú trọng đưa vào sản xuất.

- Đã tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về các khuyến nghị của EC. Công tác vận động, xã hội hóa trong tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được thực hiện đạt kết quả cao với hơn 1,6 triệu con giống thủy sản được tái tạo, gấp 5 lần năm 2020.

- Công tác phòng ngừa dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản đạt kết quả cao, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp, từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo hướng sản xuất sạch, an toàn.

- Thực hiện tốt công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt; công tác phòng chống thiên tai, quản lý vận hành liên hồ chứa được tổ chức thực hiện chặt chẽ theo kế hoạch và linh hoạt theo diễn biến thời tiết, đảm bảo an toàn hồ chứa, không để xảy ra tình trạng lũ lụt vùng hạ du.

Phó chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của ngành nông nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt 3.62%, tăng 0.67% so với kế hoạch đã đề ra, tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.627 tỷ đồng, tăng 4.4%, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện có kết quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế mà toàn ngành nông nghiệp cần nghiêm túc khắc phục trong thời gian tới:

- Chưa đề xuất, tham mưu được những vấn đề mang tính đột phá, chưa chịu từ bỏ thói quen làm việc “dễ làm, khó bỏ”. Đây vừa là hạn chế chủ quan vừa là hạn chế khách quan mà ngành nông nghiệp phải nhận ra để khắc phục sớm.

- Chưa có kế hoạch phát triển bài bản theo từng lĩnh vực trên cơ sở đánh giá đầy đủ nguồn lực tiềm năng để phát triển, kể cả nguồn lực nội tại, nguồn lực kết nối từ bên ngoài thông qua nhiều hình thức tận dụng khác nhau.

- Chưa chủ động để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chú trọng để làm thường xuyên, trong khi đó các sản phẩm nông nghiệp địa phương chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, ngay cả trong địa phương. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp, chưa tạo ra được thương hiệu mạnh; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh ATTP chưa được coi trọng; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn.

- Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao, kể cả những HTX mới thành lập, do nhiều lý do khác nhau vẫn chưa thể phát triển mạnh mẽ, trong đó có nguyên nhân không đủ lực để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác nên sản xuất cầm chừng, hiệu quả hạn chế.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp với các ngành, các địa phương để giải quyết các vấn đề về phát triển nông nghiệp một cách thường xuyên, có kế hoạch và kịp thời; chưa chú trọng đến các giá trị phi nông nghiệp thông qua các hoạt động như gắn du lịch với nông nghiệp nông thôn, phát triển du lịch sinh thái dựa vào các hệ sinh thái tự nhiên.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh tại Hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đình Đức cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phát huy hết năng lực để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ năm 2022; xây dựng, phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng ổn định, bền vững, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

 

 

 

Văn phòng Sở
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2021 TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2022
Ngày cập nhật 18/01/2022
Hội nghị Tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021

 

 

Năm 2021, trải qua một năm với rất nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các đợt bùng phát dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy phải thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện không thuận lợi nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.

Ngày 13/01/2022, được sự nhất trí của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021,triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022. Tham dự hội nghị trực tiếp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hân hạnh đón tiếp sự có mặt của ông Hoàng Hải Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng tỉnh uỷ, các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh và có sự tham dự trực tuyến của đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và một số các đơn vị liên quan.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn thay mặt ngành Nông nghiệp và PTNT tổng kết lại những kết quả đạt được của ngành trong năm 2021:

- Về chính sách, đã tham mưu ban hành Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy ngành nông nghiệp có những bước đột phá trong thời gian tới.

- Tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt 7.627 tỷ đồng, tăng 4,4%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 366 nghìn tấn, tăng 11,6%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 150 triệu USD tăng 25% so với 2020.

- Sản xuất nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành.

- Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu, lần đầu tiên có đơn vị cấp Huyện - Thị xã Hương Thuỷ được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Các khu rừng tự nhiên đầu nguồn được bảo vệ an toàn, công tác trồng rừng thay thế được giám sát chặt chẽ,... Giống cây lâm nghiệp, nhất là các loài bản địa, được chú trọng đưa vào sản xuất.

- Đã tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về các khuyến nghị của EC. Công tác vận động, xã hội hóa trong tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được thực hiện đạt kết quả cao với hơn 1,6 triệu con giống thủy sản được tái tạo, gấp 5 lần năm 2020.

- Công tác phòng ngừa dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản đạt kết quả cao, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp, từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo hướng sản xuất sạch, an toàn.

- Thực hiện tốt công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt; công tác phòng chống thiên tai, quản lý vận hành liên hồ chứa được tổ chức thực hiện chặt chẽ theo kế hoạch và linh hoạt theo diễn biến thời tiết, đảm bảo an toàn hồ chứa, không để xảy ra tình trạng lũ lụt vùng hạ du.

Phó chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của ngành nông nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt 3.62%, tăng 0.67% so với kế hoạch đã đề ra, tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.627 tỷ đồng, tăng 4.4%, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện có kết quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế mà toàn ngành nông nghiệp cần nghiêm túc khắc phục trong thời gian tới:

- Chưa đề xuất, tham mưu được những vấn đề mang tính đột phá, chưa chịu từ bỏ thói quen làm việc “dễ làm, khó bỏ”. Đây vừa là hạn chế chủ quan vừa là hạn chế khách quan mà ngành nông nghiệp phải nhận ra để khắc phục sớm.

- Chưa có kế hoạch phát triển bài bản theo từng lĩnh vực trên cơ sở đánh giá đầy đủ nguồn lực tiềm năng để phát triển, kể cả nguồn lực nội tại, nguồn lực kết nối từ bên ngoài thông qua nhiều hình thức tận dụng khác nhau.

- Chưa chủ động để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chú trọng để làm thường xuyên, trong khi đó các sản phẩm nông nghiệp địa phương chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, ngay cả trong địa phương. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp, chưa tạo ra được thương hiệu mạnh; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh ATTP chưa được coi trọng; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn.

- Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao, kể cả những HTX mới thành lập, do nhiều lý do khác nhau vẫn chưa thể phát triển mạnh mẽ, trong đó có nguyên nhân không đủ lực để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác nên sản xuất cầm chừng, hiệu quả hạn chế.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp với các ngành, các địa phương để giải quyết các vấn đề về phát triển nông nghiệp một cách thường xuyên, có kế hoạch và kịp thời; chưa chú trọng đến các giá trị phi nông nghiệp thông qua các hoạt động như gắn du lịch với nông nghiệp nông thôn, phát triển du lịch sinh thái dựa vào các hệ sinh thái tự nhiên.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh tại Hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đình Đức cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phát huy hết năng lực để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ năm 2022; xây dựng, phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng ổn định, bền vững, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

 

 

 

Văn phòng Sở
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.335.254
Truy câp hiện tại 24.027