Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
HƯỚNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG
Ngày cập nhật 22/04/2022

Chiều ngày 21/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi làm việc với tổ công tác là các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm  định hướng phát triển kinh tế bền vững ngành nông lâm nghiệp và thủy hải sản trên địa bàn tỉnh. Cùng làm việc còn có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã thông tin về tiềm năng, lợi thế và thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành, bước đầu đạt được kết quả nhất định; an ninh lương thực luôn được đảm bảo; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện; đời sống dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhận định, so với tiềm năng và dư địa nông nghiệp địa phương, ngành nông nghiệp của tỉnh còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phần lớn thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp, chưa tạo ra được thương hiệu mạnh; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh ATTP chưa được coi trọng. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khu vực nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn nhận được sự hỗ trợ, định hướng từ các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, tổ chức; chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình hay để ngành nông nghiệp của tỉnh được phát triển hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
 
Tại buổi làm việc, tổ công tác đã giới thiệu với lãnh đạo tỉnh về một số đề án dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phù hợp với điều kiện địa hình, tự nhiên của tỉnh kết hợp với du lịch và văn hóa truyền thống. Tổ công tác đánh giá cao quan điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh, tập trung hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản; thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bao trùm, bền vững, thích ứng với biến đổi khi hậu; tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Đây cũng là định hướng chung của Quốc gia đối với phát triển nông nghiệp.
 
Một số giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đối với tỉnh cũng được Tổ công tác đưa ra. Cụ thể, cần tổ chức lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thâm canh, cũng cố liên kết theo ngành hàng, cũng cố các HTX và tổ hợp tác. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn và hữu cơ, mở rộng quy mô các cơ sở đạt tiêu chuẩn VietGap, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản địa phương trong chương trình OCOP; kết nối nông nghiệp và phát triển nông thôn với du lịch, nhất là ở các vùng miền núi, ven biển và đầm phá. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp - nông thôn thông qua việc giới thiệu các công nghệ số phù hợp./.
 
 
 
                     
                                                                                                                                                                                             VĂN PHÒNG SỞ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
HƯỚNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG
Ngày cập nhật 22/04/2022

Chiều ngày 21/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi làm việc với tổ công tác là các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm  định hướng phát triển kinh tế bền vững ngành nông lâm nghiệp và thủy hải sản trên địa bàn tỉnh. Cùng làm việc còn có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã thông tin về tiềm năng, lợi thế và thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành, bước đầu đạt được kết quả nhất định; an ninh lương thực luôn được đảm bảo; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện; đời sống dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhận định, so với tiềm năng và dư địa nông nghiệp địa phương, ngành nông nghiệp của tỉnh còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phần lớn thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp, chưa tạo ra được thương hiệu mạnh; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh ATTP chưa được coi trọng. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khu vực nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn nhận được sự hỗ trợ, định hướng từ các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, tổ chức; chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình hay để ngành nông nghiệp của tỉnh được phát triển hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
 
Tại buổi làm việc, tổ công tác đã giới thiệu với lãnh đạo tỉnh về một số đề án dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phù hợp với điều kiện địa hình, tự nhiên của tỉnh kết hợp với du lịch và văn hóa truyền thống. Tổ công tác đánh giá cao quan điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh, tập trung hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản; thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bao trùm, bền vững, thích ứng với biến đổi khi hậu; tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Đây cũng là định hướng chung của Quốc gia đối với phát triển nông nghiệp.
 
Một số giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đối với tỉnh cũng được Tổ công tác đưa ra. Cụ thể, cần tổ chức lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thâm canh, cũng cố liên kết theo ngành hàng, cũng cố các HTX và tổ hợp tác. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn và hữu cơ, mở rộng quy mô các cơ sở đạt tiêu chuẩn VietGap, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản địa phương trong chương trình OCOP; kết nối nông nghiệp và phát triển nông thôn với du lịch, nhất là ở các vùng miền núi, ven biển và đầm phá. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp - nông thôn thông qua việc giới thiệu các công nghệ số phù hợp./.
 
 
 
                     
                                                                                                                                                                                             VĂN PHÒNG SỞ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.323.785
Truy câp hiện tại 16.816