Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
HỘI NGHỊ KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA HẠT KIỂM LÂM - BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN SAO LA TRONG CÔNG TÁC QLBVR, PCCCR VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.
Ngày cập nhật 28/03/2022
Ngày 24 tháng 3 năm 2022, Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Sao La tiến hành tổ chức Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp với BQL Khu Bảo tồn Sao La trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chống xâm lấn đất rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. 
 
Tham dự Hội nghị ký kết có ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, lãnh đạo của 2 đơn vị và đại diện các phòng, bộ phận chuyên môn trực thuộc BQL và Hạt Kiểm lâm. 
 
Quy chế phối hợp nhằm mục đích tăng cường lực lượng đủ mạnh để phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất; Ngăn chặn, đẩy lùi, hạn chế triệt để tiến tới chấm dứt về cơ bản mọi hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
 
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm thống nhất cao với các nội dung trong Quy chế phối hợp. Đồng thời đề nghị 2 đơn vị phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, vai trò trách nhiệm của mỗi bên trong công tác QLBVR và bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật với mục tiêu chung phải bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên thuộc Khu bảo tồn Sao La quản lý.
 
Khu bảo tồn Sao La được biết đến là một trong những khu vực bảo tồn ưu tiên ở Cảnh quan Trung Trường Sơn, có một hệ đa dạng sinh học trù phú và độc nhất. Nơi đây là nơi cư trú của rất nhiều loài đặc hữu như saola (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Trĩ Sao (Rheinardia ocellata), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi), cùng với các loài có giá trị bảo tồn cao như Vượn đen má hung Trung bộ (Nomascus annamenis), Vooc Chà vá chân nâu và nhiều loài thuộc họ trỉ khác (Lophura spp), là một phần trong hệ rừng nhiệt đới ẩm, một trong 200 Vùng sinh thái Toàn cầu được xác định là những khu vực cốt yếu nhất cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên khu vực này cũng đang chịu sức ép lớn của con người, nguyên nhân chính từ sự chuyển đổi đất rừng, khai thác gỗ và săn bắt bất hợp pháp dẫn đến sự suy giảm về kích thước quần thể các loài nguy cấp và đặc hữu. Do vậy việc ký kết Quy chế phối hợp giữa 2 đơn vị là việc làm hết sức cần thiết./.
 
Một số hình ảnh
 
 
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.381.871
Truy câp hiện tại 2.472