Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phòng bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng
Ngày cập nhật 29/04/2014

Theo đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ,  năm nay tình hình khô hạn xảy ra mạnh vào tháng 4 và tháng 5. Do đó, cần tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi. Đặt biệt trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa giông đột ngột, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi. Sau đây là một số biện pháp khuyến cáo người nuôi thủy sản cần chú ý để phòng bệnh:
 

- Gia cố bờ ao nhằm hạn chế rò rỉ nước. Nên có ao lắng/ ao chứa để chủ động nguồn nước, chuẩn bị máy bơm để bơm nước khi cần thiết. Nếu có ao chứa nước nên sử dụng Vicato (TCCA) hoặc BKC liều lượng theo hướng dẫn của sản phẩm để khử trùng môi trường nước, sau đó dùng chế phẩm sinh học để các vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế việc thay nước hoặc lấy nước trực tiếp từ ngoài vào ao nuôi.
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, bổ sung Vitamine C, men tiêu hóa (Zymetin) theo hướng dẫn trên bao bì. Nên áp dụng biện pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm. Phải vứt bỏ thức ăn thừa hàng ngày.
- Vào mùa nắng, các yếu tố môi trường thường biến động, do đó cần kiểm tra thường xuyên các thông số môi trường và theo dõi hoạt động của tôm. Đặc biệt, cần chú ý đến pH, khi pH nước tăng cao hay giảm thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thuỷ sản nuôi mà còn làm chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tảo tàn,… Ngoài ra, độ pH trong ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S làm ảnh hưởng tới đời sống của thủy sản nuôi. Trong các ao nuôi tôm, khi pH cao vượt giới hạn cho phép ( > 9), có thể dùng đường cát rắc xuống ao cũng có thể làm giảm pH do hoạt động lên men đường của các vi sinh vật. Khi khẩn cấp, có thể dùng một số loại axit hữu cơ phun xuống ao để giảm pH khi cần thiết. pH thấp làm giảm tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và thủy sản nuôi dễ bị nhiễm bệnh hơn. Có thể sử dụng vôi CaCO3  hoặc Dolomite (hòa loãng) nâng pH lên từ từ, nên tạt xuống ao lúc trời mát.
- Tránh gây sốc hoặc làm động tôm như chài, mò bắt, làm như thế tôm sẽ búng, nhảy lên mặt nước làm cong thân, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm vì khi nắng nóng nhiệt độ không khí và nhiệt độ trong ao có sự dao động lớn. Nên bảo đảm duy trì độ sâu > 1,0 m, định kỳ 7-10 ngày bón vôi supper canxi, các loại men vi sinh, các loại vôi hấp thu khí độc như Dolomite, Zeolite theo liều lượng hướng dẫn.
Ngoài ra, khi phát hiện tôm bị bệnh, tuyệt đối không được xả thải nước ao nuôi ra môi trường xung quanh, người nuôi phải báo cáo ngay cho UBND xã, cán bộ thú y, khuyến ngư viên cơ sở để khoanh vùng và cảnh báo cho người nuôi xung quanh đề phòng lây lan, phối hợp với các cán bộ chuyên môn các cấp tiến hành phân tích, chẩn đoán, và thu mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh.
                       

Ths. Nguyễn Thị Kim Anh, Chi cục Nuôi trồng thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.394.344
Truy câp hiện tại 2.029