Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 01/11 đến 07/11/2017
Ngày cập nhật 08/11/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 01/11/2017 đến ngày 07/11/2017)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 23,00C; Cao nhất: 28,00C; Thấp nhất: 20,20C

          - Độ ẩm: TB: 94,1 %; Thấp nhất: 80%

          - Ngày mưa: 07 ngày. Lượng mưa: phổ biến 400-1.100 mm, xuất hiện một đợt lũ lớn trên báo động III trên sông Hương và sông Bồ.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

          Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 kết hợp với không khí lạnh tăng cường và đới gió đông trên cao, từ ngày 03/11 đến ngày 07/11/2017 mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng nặng tại nhiều địa phương. Diện tích rau màu bị ngập sâu trong nước, theo ước tính ban đầu có khoảng 600 ha rau màu bị thiệt hại 100% và đã làm hư hại một số lượng lớn thóc giống chuẩn bị gieo cấy vụ Đông Xuân 2017-2018.

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây sắn

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

7.125

 373,5

 

6.526

   373,5

 

Thu hoạch:    4.514  ha

Phát triển củ: 2.385,5 ha

Cây mía

151,0

95,5

Vươn lóng

Cây ăn quả

3.367

3.367

Phát triển thân cành

Hoa các loại

85,65

24,15

82.300 chậu

Phát triển thân lá

Phát triển thân lá

Cây hồ tiêu

274,5

274,5

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB:              31 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

 

Kiến thiết cơ bản

 

2.249,0

Phát triển thân lá

Kinh doanh

 

6.706,0

Khai thác mủ

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1.  Trên cỏ dại, lúa chét: Đồng ruộng ngập sâu trong nước.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 450 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 350 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc).

- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 120 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 95 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Phú Lộc).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh loét sọc miệng cạo,… gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 305 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 19 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Thủy Bằng - Hương Thủy; Thủy Biều - Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 25 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 246 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30%.

- Sâu đục thân, đục cành: Diện tích nhiễm 10 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-10%.

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh ghẻ lá, nhện đỏ, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây rau: Diện tích rau đã gieo ngập sâu trong nước.

d) Cây hồ tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 23,5 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 23 ha (không tăng so với tuần trước tại Hương Thủy), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10%, bệnh cấp 1-3.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 15 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm rong, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

e) Cây sắn: Các đối tượng sinh vật như bệnh đốm lá, bệnh thán thư, ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cỏ dại, lúa chét

           Đồng ruộng đang còn ngập nước, các đối tượng sinh vật gây hại giai đoạn trưởng thành có khả năng di chuyển và cư trú trên các cây trồng, cỏ dại trên các vùng cao không bị ngập.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh héo đen đầu lá phát sinh gây hại trên diện tích trồng mới và trồng dặm sau các đợt mưa do ảnh hưởng không khí lạnh. Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

Đặc biệt, do mưa ngập độ ẩm đất cao các nấm bệnh như Phytophthora, Fusarium, Pythium,..…sẽ lây lan gây héo rũ, thối gốc, thối cổ rễ, thối rễ trên diện rộng đối với các cây trồng.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Tăng cường kiểm tra hệ thống đê bao, kênh mương sau khi rút nước để có biện pháp khắc phục chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018.

- Đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, cơ cấu giống, rà soát, cân đối lượng giống lúa xác nhận bị hư hỏng do mưa, lũ để đăng ký mua tại các công ty cung ứng và dự phòng.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa chét, cỏ dại khi nước rút để có biện pháp quản lý.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây ăn quả và cây dài ngày khác: Hướng dẫn nông dân đào mương thoát nước nhanh trong vườn, xới xáo phá váng để đất thông thoáng khi thời tiết tạnh ráo. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

c) Cây trồng khác (rau, sắn,…): Kiểm tra đánh giá thiệt hại, chỉ đạo khắc phục các diện tích bị ngập úng và chuẩn bị giống rau ngắn ngày để gieo trồng lại đối với diện tích bị thiệt hại hoàn toàn khi thời tiết thuận lợi. Tiếp tục điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, hiệu quả khi thời tiết tạnh ráo.

                                                                                                             Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 01/11 đến 07/11/2017
Ngày cập nhật 08/11/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 01/11/2017 đến ngày 07/11/2017)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 23,00C; Cao nhất: 28,00C; Thấp nhất: 20,20C

          - Độ ẩm: TB: 94,1 %; Thấp nhất: 80%

          - Ngày mưa: 07 ngày. Lượng mưa: phổ biến 400-1.100 mm, xuất hiện một đợt lũ lớn trên báo động III trên sông Hương và sông Bồ.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

          Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 kết hợp với không khí lạnh tăng cường và đới gió đông trên cao, từ ngày 03/11 đến ngày 07/11/2017 mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng nặng tại nhiều địa phương. Diện tích rau màu bị ngập sâu trong nước, theo ước tính ban đầu có khoảng 600 ha rau màu bị thiệt hại 100% và đã làm hư hại một số lượng lớn thóc giống chuẩn bị gieo cấy vụ Đông Xuân 2017-2018.

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây sắn

* Đông Xuân

* Hè Thu

 

7.125

 373,5

 

6.526

   373,5

 

Thu hoạch:    4.514  ha

Phát triển củ: 2.385,5 ha

Cây mía

151,0

95,5

Vươn lóng

Cây ăn quả

3.367

3.367

Phát triển thân cành

Hoa các loại

85,65

24,15

82.300 chậu

Phát triển thân lá

Phát triển thân lá

Cây hồ tiêu

274,5

274,5

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB:              31 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

 

Kiến thiết cơ bản

 

2.249,0

Phát triển thân lá

Kinh doanh

 

6.706,0

Khai thác mủ

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1.  Trên cỏ dại, lúa chét: Đồng ruộng ngập sâu trong nước.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 450 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 350 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc).

- Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 120 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 95 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (các xã huyện Phú Lộc).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh loét sọc miệng cạo,… gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 305 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 19 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Thủy Bằng - Hương Thủy; Thủy Biều - Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 25 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 246 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30%.

- Sâu đục thân, đục cành: Diện tích nhiễm 10 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-10%.

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh ghẻ lá, nhện đỏ, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây rau: Diện tích rau đã gieo ngập sâu trong nước.

d) Cây hồ tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 23,5 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 23 ha (không tăng so với tuần trước tại Hương Thủy), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10%, bệnh cấp 1-3.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 15 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm rong, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

e) Cây sắn: Các đối tượng sinh vật như bệnh đốm lá, bệnh thán thư, ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cỏ dại, lúa chét

           Đồng ruộng đang còn ngập nước, các đối tượng sinh vật gây hại giai đoạn trưởng thành có khả năng di chuyển và cư trú trên các cây trồng, cỏ dại trên các vùng cao không bị ngập.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh héo đen đầu lá phát sinh gây hại trên diện tích trồng mới và trồng dặm sau các đợt mưa do ảnh hưởng không khí lạnh. Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

Đặc biệt, do mưa ngập độ ẩm đất cao các nấm bệnh như Phytophthora, Fusarium, Pythium,..…sẽ lây lan gây héo rũ, thối gốc, thối cổ rễ, thối rễ trên diện rộng đối với các cây trồng.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Tăng cường kiểm tra hệ thống đê bao, kênh mương sau khi rút nước để có biện pháp khắc phục chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018.

- Đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, cơ cấu giống, rà soát, cân đối lượng giống lúa xác nhận bị hư hỏng do mưa, lũ để đăng ký mua tại các công ty cung ứng và dự phòng.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa chét, cỏ dại khi nước rút để có biện pháp quản lý.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây ăn quả và cây dài ngày khác: Hướng dẫn nông dân đào mương thoát nước nhanh trong vườn, xới xáo phá váng để đất thông thoáng khi thời tiết tạnh ráo. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

c) Cây trồng khác (rau, sắn,…): Kiểm tra đánh giá thiệt hại, chỉ đạo khắc phục các diện tích bị ngập úng và chuẩn bị giống rau ngắn ngày để gieo trồng lại đối với diện tích bị thiệt hại hoàn toàn khi thời tiết thuận lợi. Tiếp tục điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, hiệu quả khi thời tiết tạnh ráo.

                                                                                                             Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.408.627
Truy câp hiện tại 2.499