Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 30/05/2023

Ngày 31/12/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3275/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quan điểm

- Phát triển thủy sản phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; định hướng Phát triển kinh tế xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn đến năm 2030”. Xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, có quy mô và giá trị hàng hóa, có thương hiệu và uy tín, đáp ứng phần lớn nhu cầu thủy sản tiêu thụ trong tỉnh và xuất khẩu một số đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao.

- Phát triển toàn diện ngành thủy sản tỉnh theo hướng bền vững, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới, gắn với đảm bảo môi trường sinh thái cho người dân. Đồng thời, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản theo vùng, theo đối tượng nuôi.

- Đảm bảo phát triển hài hòa diện tích đất, mặt nước ở các địa phương để vừa đảm bảo chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan. Phù hợp với phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030.

- Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, chọn tạo và bảo tồn những giống loài thủy sản chủ lực và bản địa. Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng cụ thể, hạn chế xung đột với những ngành kinh tế khác.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với môi trường sinh thái, cảnh quan.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản trung bình hàng năm giai đoạn 2022-2025 đạt 5% trở lên.

- Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 70 triệu USD.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt 2.760 tỷ đồng.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 68.500 tấn; trong đó: sản lượng khai thác thủy sản 45.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 23.500 tấn.

- Giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản bằng 90% thu nhập bình quân chung lao động trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản trung bình hàng năm giai đoạn 2025-2030 đạt 6% trở lên.

- Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 100 triệu USD.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.695 tỷ đồng.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 83.500 tấn; trong đó: sản lượng khai thác thủy sản 52.500 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 31.000 tấn.

- Giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động trên địa bàn tỉnh.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.926.599
Truy câp hiện tại 2.298