Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI: AN TOÀN TÍNH MẠNG VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI DÂN LÀ NHIỆM VỤ CAO NHẤT
Ngày cập nhật 18/05/2020

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 vào ngày 15/5/2020,. mở đầu hoạt động của Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai (15-22/5/2020). 

Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị, vì liên quan đến tính mạng, tài sản của người dân mà “thứ gì liên quan đến quyền lợi, tính mạng, tài sản của người dân thì chúng ta coi là quan trọng nhất và chúng ta phải bảo vệ”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị

Trước hết, nêu kết quả ngắn gọn về công tác phòng chống COVID-19 ở Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã có đối sách đúng, người dân tích cực tham gia “chống dịch như chống giặc”. Trong khó khăn, xuất hiện nhiều tấm lòng nhân ái, chia sẻ ngọt bùi, hỗ trợ người khó khăn. Việt Nam đã kiểm soát được, đẩy lùi được dịch COVID-19, không còn lây lan ra cộng đồng. Đó là thành công bước đầu quan trọng để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân yên tâm làm ăn. Trong quá trình đó, chúng ta thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, đồng thời không để đứt gãy nền kinh tế. Tuy nhiên, với dịch bệnh không thể chủ quan bởi không có vaccine và nhiều nước trong khu vực, dịch đang hoành hành.

Đối với Việt Nam, một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đối khí hậu, Thủ tướng nêu rõ, lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữ nước của Việt Nam luôn gắn liền với phòng chống thiên tai. Cho nên, người Việt Nam mong ước có sức mạnh chiến thắng thiên tai, đây là khát vọng, là ý chí của bao thế hệ người Việt Nam.

Thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường và trái quy luật. Bão mạnh, siêu bão, mưa đặc biệt lớn, ngập lụt diện rộng, lũ quét, lở đất, rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn, dông lốc, sét đánh xảy ra khắp vùng miền cả nước, suốt cả năm và ngày càng trầm trọng.

Trung bình mỗi năm, thiên tai gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP, lấy đi nhiều thành quả, làm chậm sự phát triển ở nhiều khu vực, tác động sâu sắc tới mọi hoạt động kinh tế-xã hội.

Tất cả chúng ta cùng xác định, quán triệt công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, hết sức khó khăn, phức tạp và chưa bao giờ kết thúc trong lịch sử Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm công tác này, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho các công trình phòng, chống thiên tai; đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác quốc tế… Đặc biệt là nhờ sự vào cuộc của chính những người dân, công tác phòng, chống thiên tai thời gian qua đạt kết quả tích cực hơn. Năm qua, số người chết do thiên tai giảm mạnh; không ai bị đứt bữa, thiếu cơm lạt muối, màn trời chiếu đất do thiên tai. Các lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, triển khai rất nhiều biện pháp ứng phó, khắc phục và tìm kiếm cứu nạn. Thủ tướng cũng đánh giá cao các địa phương và người dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ, là kinh nghiệm tốt cho công tác phòng, chống thiên tai. Thủ tướng kể lại câu chuyện cách đây ít năm đi kiểm tra đê Hoàng Long thì lúc đó nguy cơ vỡ đê, mà vỡ đê sẽ ảnh hưởng đến cả Nam Định, Thái Bình. “Chúng tôi tới đó rất sớm nhưng cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã ở đó cả đêm. Những lúc nguy cập như vậy thì đó là việc làm rất đáng biểu dương, cần được tuyên truyền”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng cũng đánh giá cao công tác dự báo, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng, do đó đã khắc phục tốt hạn hán và mặn xâm nhập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp sản xuất lúa và lương thực vẫn được mùa. Năm qua, tổng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống thiên tai là gần 11.000 tỷ, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống thiên tai.

 

Chi cục Thủy lợi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.381.868
Truy câp hiện tại 2.469