Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tăng cường chỉ đạo phòng trừ rầy nâu hại lúa vụ Hè thu 2020
Ngày cập nhật 29/07/2020

Tăng cường chỉ đạo phòng trừ rầy nâu hại lúa vụ Hè thu 2020

 

Vụ Hè Thu 2020, toàn Tỉnh gieo cấy khoảng 25.198,23 ha lúa (Hè Thu sớm: 157,9 ha đã thu hoạch xong), lúa đã trổ khoảng 20.000 ha, diện tích còn lại đang làm đòng chuẩn bị trổ. Hiện nay, rầy nâu đang phát sinh gây hại gia tăng về mật độ và diện phân bố, diện tích nhiễm 367 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, nơi cao mật độ 3.000-5.000 con/m2, cục bộ >10.000 con/m2, gây cháy chòm (Tín Lợi - Quảng Điền; Hương Vinh, Hương Phong, Hương Toàn, Tứ Hạ, Hương Vân - Hương Trà; Phú Đa, Phú Gia, Vinh Hà, Vinh Mỹ - Phú Vang; Phong Hiền, Phong Bình - Phong Điền), rầy giai đoạn trứng, tuổi 1-2, mật độ trứng 1-3 ổ/dảnh, nơi cao 5-7 ổ/dảnh, cục bộ 10-15 ổ/dảnh.

Để chủ động phòng trừ và hạn chế thấp nhất thiệt hại do rầy nâu gây ra từ nay đến cuối vụ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Bố trí cán bộ kỹ thuật tăng cường kiểm tra đồng ruộng, đánh giá tình hình diễn biến rầy nâu gây hại để khoanh vùng diện tích nhiễm và chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả, nơi có mật độ cao >1.500 con/m2, cụ thể:

- Đối với diện tích đang làm đòng, trổ-ngậm sữa, rầy gây hại tuổi 1-2, mật độ ổ trứng cao, sử dụng các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như Chess 50WG, Map Arrow 420WP, Pexena 106SC, Centrum 75WG, Penalty Gold 50EC, … để phun trừ.

- Đối với diện tích lúa đang giai đoạn chắc xanh, gốc lúa đã già, khả năng lưu dẫn kém, sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như Basa 50EC, Vibasa 50EC, Victory 585EC, … phun kỹ vào gốc lúa nơi rầy tập trung gây hại. Trước khi phun cho nước vào ngập ruộng 3-5cm để rầy di chuyển lên phía trên tăng khả năng bám dính. Sau phun 2-3 ngày cần kiểm tra để chống tái nhiễm. Nếu trường hợp rầy mật độ cao, nhiều tuổi phát dục thì chỉ đạo phun kép bằng cách kết hợp trộn thuốc có hoạt chất Fenobucarb hoặc Isoprocarb với cát hoặc đất bột vãi phía dưới gốc lúa, phía trên phun thuốc để tăng hiệu lực trừ rầy.

- Đối với diện tích lúa chín gần thu hoạch nếu mật độ rầy cao, phát triển nhanh, khuyến cáo nông dân thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại.

2. Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại khác theo Thông báo số 1364/SNNPTNT-TTBVTV ngày 10/7/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT; Thông báo số 268/TTBVTV-BVTV ngày 10/7/2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Tuyệt đối không để các đối tượng sinh vật gây hại trên diện rộng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa Hè Thu 2020.

3. Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin kịp thời về tình hình rầy gây hại lúa và các đối tượng sinh vật gây hại cuối vụ tại các xứ đồng cụ thể để nông dân biết và chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy kịp thời, hiệu quả.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.379.211
Truy câp hiện tại 1.511