Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022 của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 01/10/2021

Ước đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 310 HTX, tăng 08 HTX so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó có 221 HTX nông nghiệp, tăng 04 HTX đạt 100% kế hoạch; Doanh thu bình quân của HTX năm 2021 ước đạt 3.300 triệu đồng, tăng 100 triệu đồng/HTX; lãi bình quân một HTX đạt 150 triệu đồng, tương ứng tăng 15 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên ước đạt 32 triệu đồng.

Trong thời gian qua tình hình phát triển Kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã có những chuyển biến khá rõ giữ vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo đời sống cho đông đảo người dân, nông nghiệp địa phương luôn ổn định và tăng trưởng sản lượng, tạo sự ổn định chính trị và văn hóa vùng nông thôn, các HTX đang có bước vươn lên, hướng đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho thành viên, thị trường. Số lượng HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả được duy trì và từng bước tăng lên, yếu được giảm xuống. Một số HTX đã dần thích nghi với cơ chế thị trường, do có sự năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của đội ngủ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các HTX đã linh hoạt trong việc điều hành, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đã ký kết hợp đồng với các đối tác, tiếp thị quảng bá thương hiệu sản phẩm phát huy lợi thế của địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Nhiều HTX cùng với thành viên và người lao động chủ động phát triển sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.  

Ước đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 310 HTX, tăng 08 HTX so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó có 221 HTX nông nghiệp, tăng 04 HTX đạt 100% kế hoạch; Doanh thu bình quân của HTX năm 2021 ước đạt 3.300 triệu đồng, tăng 100 triệu đồng/HTX; lãi bình quân một HTX đạt 150 triệu đồng, tương ứng tăng 15 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên ước đạt 32 triệu đồng.

Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị: (1) Mô hình cánh đồng mẫu lúa chất lượng ở xã Quảng Lợi; (2) Các HTX các huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Thủy liên kết với Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm tổ chức sản xuất xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hữu với diện tích trên 500 ha và chăn nuôi lợn hữu cơ trên 1.500 con; Liên kết với các Công ty Cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh, Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương, Công ty giống cây trồng Liên Việt, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp tỉnh để sản xuất lúa giống trên 500ha. (3) mô hình chuỗi giá trị sản phẩm hoạt động hiệu quả như: Gạo hữu cơ Phong Điền; Trà rau má Quảng Thọ; gạo Ra dư; dầu tràm Lộc Thủy. (4) Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như công nghệ tưới phun tự động cho cây trồng. (5) Mô hình đầu tư công nghệ chế biến tinh dầu lạc...

Bên cạnh những thành công, đạt được của kinh tế tập thể, HTX vẫn còn những tồn tại, hạn chế: (1) Công tác quản lý, điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế tập thể của một số cơ quan đơn vị liên quan còn nhiều hạn chế; (2) Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở thiếu quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để đổi mới hơn nữa, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở địa phương. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ HTX chưa đáp ứng kịp thời trong tình hình hiện nay, nhất là tuổi đời bình quân Giám đốc cao, trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, điều hành sản xuất. (3) Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX còn ở quy mô nhỏ, vừa làm vừa tìm kiếm thị trường, thiếu định hướng hoạt động mở rộng sản xuất. Nhiều HTX thiếu nổ lực, cố gắng để thích ứng với cơ chế thị trường cũng như đáp ứng với yêu cầu của mô hình HTX kiểu mới, năng lực cạnh tranh còn yếu (4) Hoạt động liên doanh, liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với nhau và các đơn vị kinh tế khác chưa thực sự tích cực và mang lại hiệu quả. (5) Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số hợp tác xã còn yếu, thiếu vốn sản xuất.

Để tiếp tục ổn định phát triển kinh tế tập thể năm 2022 tỉnh Thừa Thiên Huế đã đặt ra mục tiêu và các giải pháp cụ thể sau: Khắc phục các yếu kém, hạn chế của kinh tế tập thể tỉnh nhà hiện nay. Phát triển đa dạng các tổ hợp tác, HTX trong các lĩnh vực, ngành nghề, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp xã hội vào kinh tế hợp tác. Quan tâm phát triển số lượng nhưng phải đặc biệt coi trọng củng cố nâng cao hiệu quả, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ hợp tác, Hợp tác xã với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xất đến chế biến, tiêu thụ, đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể tham gia. Xây dựng kinh tế tập thể của tỉnh, mà nòng cốt là HTX phát triển hợp lý và bền vững, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có khả năng thích nghi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Phấn đấu đưa kinh tế tập thể, HTX trong tỉnh thoát khỏi tình trạng yếu kém; tỷ trọng đóng góp kinh tế tập thể ngày càng cao trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ, ổn định chính trị - xã hội. Thành lập mới 10-15 HTX; củng cố phát triển các HTX Nông nghiệp có hiệu quả theo đề án xây dựng 15.000 HTX Nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Xây dựng 3-5 mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị; Xây dựng 1-2 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao; Phấn đấu doanh thu bình quân của HTX tăng từ 6% - 8%; Phấn đấu số HTX khá, tốt đạt từ 55-60% trở lên;

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển KTTT, HTX năm 2022: (1) Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế tập thể, HTX. (2) Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực nguồn nhân lực KTTT, HTX.Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đẩy mạnh tuyên truyền vận động các HTX nông nghiệp xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực mang tính bền vững, gắn với xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuổi giá trị sản phẩm. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, điều hành cho cán bộ quản lý và điều hành HTX, cán bộ kiểm soát, kế toán HTX, nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên môn trong HTX. (3) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX được Thủ tướng Chính phủ và các cấp phê duyệt. (4) Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX, tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTX theo đúng bản chất HTX, Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn. (5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, các tổ chức, đoàn thể trong công tác đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.927.190
Truy câp hiện tại 2.544