Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (tháng 10/2022)
Ngày cập nhật 24/10/2022

BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:

1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau:

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

NH4+-N (mg/l)

NO2- -N (mg/l)

PO43- -P (mg/l)

 

TSS

(mg/l)

 

I

Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản đầm phá

1

 Vùng cao triều Quảng Công

13/10

24,0

0,6

7,0

0,234

0,013

0,043

12,8

 

2

 Tân Lập - Thị trấn Sịa

13/10

25,7

0,3

6,9

0,262

0,010

0,086

9,6

 

3

 Cồn Đâu - xã Hải Dương

13/10

23,7

1,0

6,9

0,179

0,014

0,041

16,0

 

4

 Cồn Tè –  xã Hương Phong

13/10

24,1

0,9

7,0

0,120

<0,008

0,039

90,0

 

5

 Cồn Hạt Châu – P. Thuận An

13/10

24,5

0,9

6,7

0,239

<0,008

0,068

44,8

 

6

 Thủy Diện - xã Phú Xuân

12/10

24,1

1,7

6,5

0,326

0,011

0,087

12,0

 

7

 Viễn Trình – TT Phú Đa

12/10

24,4

5,7

6,7

0,499

0,010

0,056

<7

 

8

 Trường Hà – xã Vinh Thanh

12/10

25,6

7,2

6,8

<0,021

<0,008

<0,018

<7

 

9

 Đình Đôi - xã Vinh Hưng

12/10

24,6

4,3

7,1

0,357

0,015

0,073

10,4

 

10

 Chùa Ma -  xã Giang Hải

12/10

24,7

5,8

7,1

0,138

0,008

0,032

<7

 

11

Hiền Hòa – xã Vinh Hiền

12/10

24,8

5,1

7,2

0,281

0,013

0,046

11,6

 

II

 Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển

1

 Hải Thế - xã Phong Hải

13/10

25,4

21,1

7,6

0,076

0,026

0,026

66,8

 

2

 Trung Đồng – xã Điền Hương Hương

13/10

25,9

21,6

7,5

0,040

<0,008

0,022

<7

 

 

GHCP trong NTTS(1) (2)

 

18÷33(1)

5÷35(1)

7-9(1)

< 0,9(2)

< 0,05(2)

< 0,3(2)

< 50(2)

 

III

Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang

 

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

pH

DO (mg/l)

 

1

Phước Yên  – xã Quảng Thọ

13/10

25,6

7,0

6,6

 

2

Vùng nước cấp – xã Thủy Tân

12/10

24,7

6,8

5,7

 

 

GHCP trong nuôi lồng(3)

 

18÷33(3)

6,5-8,5(3)

≥ 4(3)

 

 

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

 

Từ đầu tháng 10 đến nay, do ảnh hưởng của bão số 4, 5 đã gây ra mưa to đến rất to trên địa bàn toàn tỉnh làm ngập lụt nhiều vùng và gây ngọt hóa hoàn toàn vùng đầm phá; do đó, độ mặn của 11 điểm vùng đầm phá ở ngưỡng thấp dưới 5-7%o và một số điểm gần như bằng 0; ảnh hưởng của phù sa nên tại Hương Phong (thành phố Huế) có TSS cao gần gấp đôi so với giới hạn cho phép, xã Phong Hải (huyện Phong Điền) người dân xả thải nên chỉ tiêu này cũng khá lớn 66,8 mg/l. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2111/SNNPTNT-CCTS ngày 13/9/2022 về việc thu hoạch thủy sản thương phẩm và ứng phó với mưa bão, lũ lụt trong nuôi trồng thủy sản năm 2022; Công văn số 2346/SNNPTNT-CCTS ngày 10/10/2022 về việc đôn đốc thu hoạch thủy sản thương phẩm và lưu ý biện pháp ứng phó với bão lụt trong nuôi trồng thủy sản khi đã kết thúc thời gian nuôi trồng thủy sản năm 2022 tại Công văn số 3060/SNNPTNT-CCTS ngày 21/12/2021. Tuy nhiên, lũ lụt vừa qua cũng đã gây thiệt hại một số nơi như trôi lồng tại Quảng Thọ, cá điêu hồng chết tại Quảng Phú (huyện Quảng Điền). Trong thời gian tới, theo tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh sẽ có khả năng hình thành một áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và các đợt không khí lạnh khả năng xảy ra mưa to, các hồ chứa tiếp tục phải điều tiết nước về hạ du nên trên sông nước sẽ đục và có nhiều phù sa, các chất lơ lững này dễ bám vào mang cá nuôi nên gây chết; vì vậy, các địa phương có nuôi cá lồng tiếp tục chỉ đạo triển khai một số lưu ý sau:

- Tích cực thu hoạch cá điêu hồng, cá trắm thương phẩm; gia cố neo lồng nuôi cá trên sông Bồ; thông tin kịp thời sớm việc điều tiết nước về hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi để tránh thiệt hại cho người dân của huyện Phong Điền, Quảng Điền. Thu hoạch cá giò (bớp), cá vẩu, cá mú nuôi lồng vùng đầm Lập An - thị trấn Lăng Cô, cửa biển Tư Hiền - xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc); Cá chẽm, cá hồng mỹ nuôi lồng cửa biển Thuận An – phường Thuận An, xã Hải Dương -thành phố Huế.

- Lưu ý hiện tượng phân tầng nước trong ao nuôi chuyên cá dìa, cá kình, cá đối mục khi mưa lớn; dự phòng máy nổ để đề phòng sự cố mất điện tại các vùng nuôi cao triều đầm phá xã Vinh Thanh, Vinh An (huyện Phú Vang), phường Thuận An (thành phố Huế).

- Chú ý xả tràn và gia cố đê ao để tránh hiện tượng vỡ đê gây thất thoát, ngọt hóa khi mưa lớn đối với vùng nuôi trồng thủy sản trên cát ven biển.

- Bổ sung vitamin, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi thời tiết, các chỉ tiêu môi trường nước và sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các vùng ương giống, thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm.

- Xử lý cá chết (nếu có) theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước đảm bảo phù hợp để tránh ô nhiễm môi trường.

2. Một số nội dung hướng dẫn biện pháp kỹ thuật tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh, chết vì bệnh

Trong thời gian vừa qua, tại một số vùng nuôi còn tình trạng vứt cá chết ra các kênh mương thải chung của vùng, có thể gây ô nhiễm và làm lây lan bệnh cho vật nuôi (nếu có). Để giữ gìn môi trường chung của vùng, đề nghị các địa phương quan tâm giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ để người dân thu gom và xử lý; trường hợp có cá chết hàng loạt khi dịch bệnh, thực hiện tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh, chết vì bệnh theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản cụ thể như sau:

Bước 1: Yêu cầu khu cách ly và hố xử lý động vật thủy sản

- Khu cách ly phải được đặt ở vị trí khô ráo, cách xa khu vực nuôi, nguồn nước cấp, nhà ở và nguồn nước sinh hoạt tối thiểu 50m.

- Yêu cầu về hố xử lý:

+ Có hình vuông hoặc hình chữ nhật, sâu tối thiểu 1m; tùy theo số lượng động vật thủy sản cần tiêu hủy mà thiết kế hố xử lý có kích thước phù hợp;

Ví dụ nếu cần chôn 1 tấn cá thì hố xử lý cần có kích thước là 1,5 - 2m (sâu) x 1,5 - 2 m (rộng) x 1,5 - 2 m (dài).

+ Có thể làm theo kiểu bể xi măng; nếu là hố đất thì xung quanh và đáy hố xử lý phải được lót kín bằng các vật liệu không thấm nước (như bạt nilon); trên miệng hố phải có nắp đậy kín và có hàng rào để ngăn chặn động vật xâm nhập và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Bước 2: Vớt toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy. Vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý.

Bước 3: Tiêu hủy bằng hóa chất

- Loại hóa chất và liều lượng: sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu độc khử trùng mạnh thuộc Danh Mục hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam như: Chlorine, formol, thuốc tím, vôi bột.

- Cách tiêu hủy: rải một lớp vôi bột xuống đáy hố (1 kg/m2), đổ động vật thủy sản vào, phun thuốc sát trùng (ví dụ Chlorine) hoặc rắc vôi bột lên trên, lấp đất; phải đảm bảo lớp đất phủ lên động vật thủy sản phải dày ít nhất là 1m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp.

Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân biết để thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 18h20 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai (tuần thứ 4 của tháng) trên Đài Phát thanh các xã trọng điểm nuôi trồng thủy sản.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.379.211
Truy câp hiện tại 1.680