Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/7 đến 19/7/2016
Ngày cập nhật 20/07/2016

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 13/7/2016 đến ngày 19/7/2016)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:

          - Nhiệt độ: TB: 32,00C; Cao nhất: 40,9 0C; Thấp nhất:  25,70C

          - Độ ẩm: TB: 66,8%; Thấp nhất:  42%

          - Ngày mưa: 03 ngày. Lượng mưa: 1,2mm.

2. Côn trùng trưởng thành vào bẫy đèn

Tên sinh vật hại/ sinh vật có ích

Số lượng bình quân trưởng thành/bẫy

Đêm 12/7

Đêm 13/7

Đêm 14/7

Đêm 15/7

Đêm 16/7

Đêm 17/7

Đêm 18/7

Sâu cuốn lá nhỏ

8

6

5

4

2

2

2

Sâu cuốn lá lớn

1

1

1

2

1

2

0

Sâu keo

0

0

1

1

1

1

0

Sâu đục thân

0

0

0

0

0

1

0

Rầy nâu

3

3

3

2

3

3

4

Rầy lưng trắng

2

2

1

2

3

4

1

Rầy xanh đuôi đen

1

1

0

1

2

1

2

Bọ xít mù xanh

1

2

2

2

2

2

0

3. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

- Diện tích sản xuất 25.493 ha. Trong đó:

+ Hè Thu sớm 191 ha: đã thu hoạch 148 ha, diện tích trổ - chín 43 ha.

+ Hè Thu chính vụ 25.302 ha: Diện tích lúa trổ 210 ha, diện tích làm đòng 20.327 ha, diện tích đẻ nhánh rộ 4.765 ha.

b) Cây trồng khác

Cây trồng

     Diện tích (ha)

GĐST

Rau

1.002,0

1.537,0

450,0

Phát triển thân lá

Thu hoạch

Trồng mới

Lạc: Hè Thu

264,0

Phát triển thân lá

Khoai lang

170,0

Phát triển lá

Cây sắn

6.923,0

Phát triển củ

Ngô: Hè Thu

90,0

200,0

Nảy mầm-3 lá

Phát triển thân lá

Cây ăn quả

       3.459,0  

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cà phê

         37,0

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cao su

+ Kinh doanh

+ KTCB

 

 

       7.409,0

       1687,0

 

 

Khai thác mủ

Phát triển cành lá

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua 

1. Trên cây lúa

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.408 ha (tăng 857,5 ha so với tuần trước, tăng 1.392 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 20-40 con/m2 trong đó diện tích nhiễm trung bình 280 ha (tăng 180 ha so với tuần trước), sâu giai đoạn tuổi 1-2. Phân bố: Hương Thủy: 878 ha (trung bình 200 ha); Phú Lộc: 180 ha; Phú  Vang: 350 ha.

          - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.310 ha (tăng 1920 ha so với tuần trước, giảm 995 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3; trong đó diện tích nhiễm trung bình 300 ha tỷ lệ bệnh 30-40%, diện tích nhiễm nặng 30 ha, tỷ lệ bệnh >40%, bệnh cấp 5-7. Phân bố: Huế 150 ha, Hương  Thủy 1010 ha (nặng 30 ha), Hương Trà 200 ha, Phong Điền 150 ha, Phú  Vang 150 ha, Phú Lộc 150 ha.

          - Chuột: Diện tích nhiễm 60 ha (tăng 42 ha so với tuần trước; giảm 28 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-5%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 42 ha tỷ lệ hại 10% (Quảng Điền, Hương Thủy). Lượng thuốc chuột đã sử dụng 524,5 kg (Racumin), thu đuôi chuột số lượng khoảng 74.000 con.

          - Nhện gié: Diện tích nhiễm 600 ha (tăng 600 ha so với tuần trước; tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 15% (Hương  Trà, Phú Vang, Phú Lộc,…).

          - Bọ phấn: Diện tích nhiễm 25,5 ha (tăng 25,5 ha so với tuần trước; tăng 25,5ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-15%, cục bộ nơi cao tỷ lệ hại 50%  gây vàng lá (Hương Thủy, Quảng Điền, Huế,…).

          - Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại mật độ 50-100 con/m2, nơi cao 400-500 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 5-trưởng thành, mật độ trứng 0,5-1 ổ/dảnh.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Sâu đục thân, sâu xanh, bệnh đốm nâu, … gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 350 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tăng 190 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 10 ha (Thủy Biều); Hương Trà 300 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 20 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).

- Nhện hại quả: Diện tích nhiễm 150 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 150 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-20%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 50 ha (Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà)

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bọ xít chích quả, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây Sắn

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 530 ha (tăng 10 ha so với tuần trước, giảm 35 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ nhện 1000-3000 con/m2 (Hương Trà, Phong Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

d) Cây Lạc

Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

e) Cây Rau

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 15 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 15 ha so với cùng kỳ năm trước, mật độ 5-10 con/m2 (Hương Trà).

- Dòi đục lá: Diện tích nhiễm 50 ha (tăng 5 ha so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 15%; trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha (Hương Trà).

- Bệnh khô đầu lá trên cây hành; sâu xanh da láng trên cây hẹ; Bệnh đốm lá, héo rũ trên cây rau khác gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp (Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Huế,...).

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

           - Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng; nhện gié, bọ phấn tiếp tục phát triển, tích lũy, gia tăng mật độ, tỷ lệ hại và diện phân bố.

           - Bệnh lem lép hạt phát sinh gây hại trên diện tích lúa trổ, bệnh khô vằn, thối thân thối bẹ,... phát triển gây hại lây lan trên diện rộng nếu không tích cực chỉ đạo các biện pháp phòng trừ.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá Corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, bọt xít chích quả... gây hại trên cây ăn quả.

          - Bệnh thán thư, khô đầu lá, sâu ăn tạp, dòi đục lá,..gây hại rau; nhện đỏ, bọ phấn, đốm lá,... gây hại cây sắn.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

- Do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi bề mặt lớn, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa giai đoạn làm đòng-trổ do vậy:

+ Đối với diện tích lúa đang làm đòng và trổ yêu cầu giữ nước trong ruộng, không để ruộng khô nước ảnh hưởng đến quá trình phân hóa đòng, hình thành gié và hạt, đồng thời thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại gia tăng, đặc biệt là rầy nâu, nhện gié, bệnh lem lép hạt,...

+ Đối với diện tích đang giai đoạn bước vào tượng khối sơ khởi, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa để bón thúc đòng đúng thời điểm, cân đối giữa phân đạm và phân kali.

- Chỉ đạo phun phòng bệnh lem lép hạt đúng thời điểm khi trổ vè thưa ( trổ 3-5%) bằng các loại thuốc hóa học, lựa chọn các loại thuốc vừa có tác dụng phòng ngừa lem lép hạt vừa có tác dụng phun trừ bệnh khô vằn, thối bẹ lá đòng để hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng.

- Điều tra diễn biến sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng và chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao (>20 con/m2), lựa chọn các loại thuốc vừa có tác dụng phun trừ nhện gié để phun trừ như Dylan 2.0 EC, Regent 800WG, Chief 520 WP, Voliam targo 063SC, ...

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác, nhất là rầy lưng trắng, bọ phấn để có biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp. Đối với bọ phấn sau khi phun trừ cần bón bổ sung phân bón qua lá trên các chân ruộng bị vàng lá để cây lúa phục hồi và phát triển.

Lưu ý: Phun thuốc phải đảm bảo đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20-30 lít/500 m2), sau khi phun gặp mưa dông tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật tái phát gây hại, không hỗn hợp nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ sinh vật gây hại, phun đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng” để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình làm đòng, hình thành gié, hạt và hạn chế bộc phát của sinh vật gây hại giai đoạn cuối vụ.

          2. Cây trồng khác         

a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn vệ sinh vườn, phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

c) Cây sắn: Theo dõi nhện đỏ gây hại và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, vệ sinh, thu gom lá bị hại nặng để tiêu hủy hạn chế lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời.

   d) Cây lạc: Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun phòng trừ bệnh héo rũ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.

e) Cây rau: Hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký trên cây rau, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc ‘‘4 đúng’’ nhằm đảm bảo thời gian cách ly, an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

                                                                     Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.408.627
Truy câp hiện tại 1.402