Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 29/3 đến 04/4/2017
Ngày cập nhật 05/04/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 29/3/2017 đến ngày 04/4/2017)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 23,70C; Cao nhất: 31,80C; Thấp nhất: 18,20C

          - Độ ẩm: TB: 93,0%; Thấp nhất: 68,0%

          - Ngày mưa: 3 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

28.638,0

28.608,4

(gieo sạ 28.006,3 ha, cấy 602,1 ha)

Trổ: 4.824 ha

Làm đòng: 22.854,3 ha

Đẻ nhánh: 930,1 ha

Trà sớm

 

4.559,9

Trổ

Trà chính vụ

 

23.118,4

Làm đòng và trổ

Trà muộn

 

930,1

Đẻ nhánh - làm đòng

Lạc

3.122,3

3.014,3

Ra hoa-đâm tia: 570 ha

Phân cành: 1.649,2 ha

Mới gieo -Nảy mầm: 795,1 ha

Ngô Xuân

1.301,9

1.103,7

Phát triển quả: 273,5 ha

Phát triển thân lá: 663,5 ha

Mới gieo -Nảy mầm: 228,8 ha

Cây sắn

7.125,0

6.195,0

Phát triển thân lá: 4.782 ha

Mới trồng –cây con: 1.413 ha

Cây rau các loại

2.756,4

1.952,2

Phát triển thân lá: 1629,0 ha

Mới trồng -Nảy mầm: 323,2 ha

Đậu các loại

1.356,5

640,1

Phát tiển thân lá: 357,2 ha

Mới gieo-nảy mầm: 282,9 ha

Cây mía

151,0

92

Cây con: 37,0 ha

Nẩy mầm: 12,5 ha

Mới trồng: 42,5 ha

Ném

185,4

174,0

Phát triển lá

Khoai lang

1.737,4

1.269,8

Phát triển thân lá: 1.104,0 ha

Mới trồng: 165,8 ha

Cây ăn quả

3.328,0

3.328,0

Phát triển thân lá- phát triển quả

Cây hồ tiêu

274,5

274,5

Kinh doanh: 243,5 ha

Trồng mới: 31,5 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

 

Kiến thiết cơ bản

 

2.249,0

 

Kinh doanh

 

6.706,0

Ra lộc non

 

- Lượng thuốc chuột đã sử dụng: 402 kg và thu 70.850 đuôi chuột (trong tuần thu 3.000 đuôi chuột).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 29/3 đến 04/4/2017)

1. Trên cây lúa

           - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.100 ha (tăng 1.312 ha so với tuần trước tại Huế 70 ha, Hương Thủy 302 ha, Hương Trà 100 ha, Phong Điền 250 ha, Phú Vang 570 ha, Phú Lộc 20 ha; tăng 373 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3, trong đó diện tích nhiễm trung bình 298 ha, tỷ lệ bệnh 20-30%, bệnh cấp 3-5, diện tích nhiễm nặng 10 ha tỷ lệ bênh >40%, bệnh cấp 7-9 (chủ yếu trên diện tích lúa bị đổ ngã do mưa lớn ngày 31/3).

- Bệnh lem lép hạt: Phát sinh gây hại chủ yếu trên diện tích lúa đang trổ, diện tích nhiễm 48 ha (tăng 48 ha so với tuần trước; giảm 92 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 15 ha tỷ lệ bệnh 10-20%, diện tích nhiễm nặng 3 ha tỷ lệ bệnh >20% (Phú Hồ, Phú Đa, Phú Xuân-Phú Vang).

          - Rầy các loại: Diện tích nhiễm 137,8 ha (tăng 29,8 ha so với tuần trước; giảm 258,7 ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 750-1.500 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 47 ha , mật độ 1.500-3.000 con/m2, diện tích nhiễm nặng 0,8 ha mật độ 5.000-10.000 con/m2, đã chỉ đạo phun trừ (HTX Tín Lợi- Quảng Điền; Hương Phong, Hải Dương-Hương Trà).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 150 ha (tăng 140 ha so với tuần trước tại Hương Thủy, tăng 115 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 20 con/m2, sâu giai đoạn nhộng, trưởng thành, rải rác trứng, sâu non tuổi 1.

          - Chuột hại: Diện tích nhiễm 38 ha (giảm 9 ha so với tuần trước tại Hương Thủy, Phú Lộc, giảm 224 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-5% (Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân, An Đông-Huế; rải rác các HTX tại Phú Lộc, Hương Thủy), trong đó diện tích nhiễm trung bình 8 ha (không tăng so với tuần trước) tỷ lệ hại 5-10%.

          - Ngoài ra bệnh đạo ôn cổ bông gây hại rải rác trên diện tích lúa đã và đang trỗ , tỷ lệ 2-3%, các đối tượng khác như: bệnh đạo ôn lá, phỏng lá, bệnh đốm nâu, sâu xanh, sâu cắn gié,… mật độ và tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Đang giai đoạn ra lộc non và ổn định tầng lá.

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 150 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 40 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10% (Phong Mỹ-Phong Điền, các xã huyện Nam Đông).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh nấm hồng, bệnh héo đen đầu lá, … gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 253 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 82 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 30 ha; Hương Trà 150 ha; Phong Điền 50 ha; Hương Thủy 20 ha, Nam Đông 3 ha.

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 20 ha (giảm 50 ha với tuần trước, giảm 173 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Phân bố: Huế 20 ha.

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây lạc

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm bệnh 100 ha (tăng 14 ha so với tuần trước tại Hương Trà, giảm 50 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xanh, sâu khoang, bệnh đốm nâu, gỉ sắt,… gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây rau

- Bệnh khô đầu lá: Diện tích nhiễm bệnh 25 ha tại Hương Trà (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 25 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-15%, nơi cao 30%.

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 50 ha tại Hương Trà (tăng 10 ha so với tuần trước, tăng 20 ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 20 con/m2.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác mật độ và tỷ lệ thấp.

e) Cây hồ tiêu

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 8 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-7%, nơi cao 10-15%, bệnh cấp 1-3 (Phong Điền, Phú Lộc, Hương Thủy).

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 18 ha (tăng 2 ha so với tuần trước tại Phú Lộc 2 ha), tỷ lệ bệnh 2-4%, nơi cao 10-15%, bệnh cấp 1-3, trong đó diện tích nhiễm nặng 0,7 ha (Lộc Hòa, Lộc Điền - Phú Lộc) tỷ lệ 50-70%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm đen, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

            Do ảnh hưởng cũng rãnh thấp nối với áp thấp nóng phía Tây nên đêm và chiều tối có mưa rào, ngày nắng, có ngày nắng nóng thuận lợi các đối tượng sinh vật tiếp tục phát sinh gây hại trên đồng ruộng.

           - Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt tiếp tục gây hại trên diện tích lúa đang trổ.

           - Bệnh khô vằn, rầy các loại (đặc biệt là rầy nâu) tiếp tục gây hại gia tăng tỷ lệ, mật độ và diện phân bố. 

           Các đối tượng sinh vật gây hại khác : sâu cuốn lá, nhện gié, bệnh thối thân-thối bẹ,…tiếp tục phát sinh phát triển trên đồng ruộng.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

- Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, gỉ sắt, sâu ăn tạp,… gây hại trên cây lạc.

- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy,… gây hại trên cây rau.

IV. Đề nghị         

1. Cây lúa

- Hướng dẫn và chỉ đạo nông dân phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông kết hợp với phòng bệnh lem lép hạt trên diện tích lúa đang trổ vè thưa (lúa trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 7 ngày); phun trừ bệnh khô vằn cục bộ để hạn chế lây lan.

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ rầy, sâu cuốn lá nhỏ nơi có mật độ cao (đối với rầy >1.500 con/m2, sâu cuốn lá nhỏ >20 con/m2). Sau khi phun thường xuyên kiểm tra để đánh giá diễn biến rầy, sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý, không chủ quan để các đối tượng  bộc phát gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất chất lượng lúa gạo.

Lưu ý: Phun thuốc đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”, sau khi phun trừ sinh vật gây hại nếu gặp mưa phải chỉ đạo phun lại lần 2 để hạn chế tái nhiễm, gây hại nặng trên đồng ruộng. Giai đoạn lúa trổ không sử dụng thuốc có hoạt chất Acetamiprid để phun trừ rầy.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân để cây sớm ổn định tầng lá và phát triển hạn chế bệnh gây hại lá phát sinh gây hại. Kiểm tra bệnh xì mủ và hướng dẫn biện pháp phòng trừ hạn chế bệnh lây lan.

b) Cây ăn quả: Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa tạo tán tạo độ thông thoáng trong vườn, thu gom các cành sâu bệnh đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

c) Cây lạc: Kiểm tra nhóm bệnh héo rũ, bệnh đốm lá,… trên diện tích đang nhiễm bệnh và phát sinh mới để chỉ đạo phun trừ, hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp phòng trừ trên diện hẹp.

d) Cây tiêu: Tăng cường kiểm tra vườn để chủ động phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp. Đối với những cây bị bệnh chết cần tiến hành thu gom đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy và xử lý hố cây chết bằng vôi trước khi trồng dặm. Cắt tỉa cành, dây lươn sát mặt đất để gốc tiêu thông thoáng hạn chế lây lan nguồn nấm bệnh từ đất lên. Thường xuyên vệ sinh vườn và khơi thông hệ thống thoát nước, tăng cường bón phân chuồng hoai mục ủ với chế phẩm trichoderma để hạn chế sinh vật phát sinh gây hại.

e) Cây trồng khác (rau, sắn, ngô,…): Hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.394.703
Truy câp hiện tại 427