Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Triển khai các hoạt động hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngày cập nhật 10/03/2020

Thực hiện các nội dung hoạt động hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo kết luận tại Thông báo số 345/TB-UBND ngày 21/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 07/03/2020, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 74/KH-UBND về việc triển khai các hoạt động hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo đó, Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ sau:  
1. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh làm cơ sở điều chỉnh Đề án cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025:
a) Đánh giá tổng quan tình hình ban hành và thực hiện các chính sách, quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Đánh giá các chính sách, giải pháp về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế; đánh giá hiện trạng các quy hoạch đã được ban hành (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu số hóa, công nghệ thông tin; các điểm du lịch, văn hóa, lễ hội ẩm thực, tiềm lực khoa học công nghệ đã và đang triển khai, phát triển nguồn nhân lực,…).
b) Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch.
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế để nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch. 
c) Đề án phát triển tuyến du lịch và các loại hình du lịch.
- Rà soát mục tiêu, yêu cầu và các định hướng trong phát triển du lịch.
- Xác định các loại hình du lịch mới có thể khai thác: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp,...
- Xác định các tuyến, điểm du lịch chủ đạo trên địa bàn tỉnh; quy hoạch các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Xác định các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú dành cho du lịch: Khách sạn, Homestay,...
2. Điều tra, khảo sát, phát triển các nguồn gen đặc hữu (cây, con đặc sản) của tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Điều tra, khảo sát, phát triển các đặc tính sinh học, tự nhiên các nguồn gen đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng giải pháp bảo tồn, phục tráng, khai thác các nguồn gen đặc hữu.
- Xây dựng phần mềm tra cứu trực tuyến và số hóa các dữ liệu về các nguồn gen đặc hữu của tỉnh.
3. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế:
a) Kế hoạch phát triển cây Sen tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 20121- 2025.
- Kế hoạch phát triển trồng Sen trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch tiếp nhận, trồng khảo nghiệm các giống Sen do Học viện Nông nghiệp chuyển giao.
- Nghiên cứu xác định một số loại sâu bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây Sen (Sen Huế và Sen cao sản) tại Thừa Thiên Huế.
- Đề án xây dựng Trung tâm giống Sen tại Phong Điền.
b) Phát triển sản xuất bền vững cây Thanh Trà theo hướng hữu cơ gắn với du lịch miệt vườn.
- Xây dựng mô hình sản xuất cây Thanh Trà an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm các sản phẩm từ cây Thanh Trà.
- Quy hoạch phát triển vùng cây Thanh Trà chất lượng (vườn cây kiểu mẫu) gắn với du lịch.
c) Phát triển cây ăn quả.
- Quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả; nghiên cứu chuyển đổi cây trồng trên các vùng đất kém hiệu quả sang trồng một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế.
- Tuyển chọn một số giống cây ăn quả mới, hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc; xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả gắn với du lịch.
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Thanh Trà và nhãn hiệu tập thể cho một số cây ăn quả; nghiên cứu thị trường và thương mại hóa sản phẩm.
d) Xây dựng và chuyển giao quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp theo hướng sinh học.
- Điều tra, đánh giá thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên một số cây trồng chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chuyển giao quy trình nhân nuôi các vi sinh vật đối kháng; chuyển giao quy trình quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học và thảo dược.
đ) Nhận chuyển giao một số giống cây trồng mới như lúa, ngô, lạc, sắn,… có năng suất, chất lượng phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Thừa Thiên Huế.
e) Phát triển giống Mai vàng Huế phục vụ phát triển du lịch.
- Khảo sát, đánh giá, bình tuyển, phục tráng giống Mai vàng.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật chăm sóc Mai; điều tra thành phần sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ.
- Quy hoạch xây dựng các vùng trồng Mai phục vụ du lịch.
g) Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
- Khảo sát và phân loại đàn bò cái nền phục vụ cải tạo giống; ứng dụng công nghệ rụng trứng chủ động, hàng loạt nâng cao năng suất sinh sản.
- Xây dựng quy trình nuôi vỗ béo cho bò F1 Wagyu đạt tiêu chuẩn mỡ dắt cao và hàm lượng omega 3 cao; quy trình nuôi vỗ béo cho bò F1 Senepol đạt tiêu chuẩn có tỷ lệ thịt xẻ cao, mềm thơm ngon; xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo chuỗi giá trị thịt bò.
h) Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo nhân nhanh đàn chim trĩ phục vụ khách du lịch Huế.
- Xây dựng các mô hình chăn nuôi chim trĩ theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo kết hợp môi trường pha loãng và bảo quản tinh chim Trĩ để nhân nhanh đàn chim Trĩ phục vụ theo nhu cầu.
- Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề về thụ tinh nhân tạo cho chim Trĩ, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim Trĩ sinh sản, nuôi thương phẩm.
i) Phát triển thủy sản đặc sản vùng đầm phá Tam Giang.
k) Phát triển công nghệ nuôi tảo xoắn Spirulina tạo sản phẩm chức năng.
- Khảo sát chủng giống tảo phù hợp với điều kiện tỉnh, quy hoạch vùng trồng tảo; thiết kế mô hình sản xuất tảo xoắn Spirulina trong bể raceway quy mô pilot.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ tảo xoắn Spirulina hàng hóa.
l) Phát triển rừng bằng giống keo lai công nghệ khí canh và phát triển cây dược liệu bản địa gắn với du lịch.
- Điều tra và thu thập các mẫu keo lai; ứng dụng công nghệ khí canh nhân nhanh cây keo lai; quy hoạch vùng trồng keo lai, xác định quy mô và nhân rộng mô hình keo lai; khai thác, phát triển keo lai phục vụ chế biến gỗ và giấy.
- Điều tra hiện trạng cây dược liệu; quy hoạch từng vùng sản xuất dược liệu; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng mô hình trồng, thu hoạch, sơ chế biến dược liệu bản địa có giá trị hàng hoá cao gắn liền với du lịch tại các vùng sinh thái; phát triển sản phẩm từ dược liệu và xây dựng thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm.
m) Phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp và thực phẩm truyền thống.
- Quy hoạch du lịch các vùng nông nghiệp công nghệ cao, miệt vườn, cây, con đặc sản.
- Rà soát, đánh giá đa dạng, nâng cao giá trị các món ăn truyền thống phục vụ du lịch (các món ăn và các sản phẩm hoa quả đặc sản bản địa phục vụ du lịch).
- Phát triển các văn hóa đặc sắc của Huế; các mô hình du lịch cộng đồng gắn với miệt vườn, dân tộc, khu nông nghiệp công nghệ cao.
4. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh bền vững:
Xây dựng đề án phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng kinh tế hàng hóa, xanh bền vững.
5. Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực khoa học công nghệ tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025:
Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cấp tỉnh; đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực tại các sở, ban ngành, địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2020.
- Xây dựng định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo ngành, lĩnh vực trọng tâm trong chuỗi giá trị chủ lực giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
Nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ nói trên, Kế hoạch cũng yêu cầu: Việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ hợp tác phải được phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế và Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các hoạt động phải được triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng.
 
Bạch Ngọc Bảo Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.379.211
Truy câp hiện tại 1.692