Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngày cập nhật 08/02/2024

Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính gửi đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan Quy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-SNNPTNT ngày 31/01/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này thực hiện dân chủ trong hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT bao gồm: dân chủ trong nội bộ cơ quan; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, tổ chức có liên quan:

a. Dân chủ trong nội bộ cơ quan bao gồm: trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan và của công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan; những việc phải công khai để công chức, viên chức và NLĐ biết; những việc công chức, viên chức và (NLĐ) tham gia ý kiến, Thủ trưởng cơ quan quyết định; những việc công chức, viên chức và NLĐ giám sát, kiểm tra.

b. Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan và của công chức, viên chức và NLĐ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan với cơ quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới.

2. Quy chế này áp dụng đối với toàn thể công chức, viên chức và NLĐ đang công tác tại Văn phòng, Thanh tra, các phòng và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

1. Phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức và NLĐ và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan.

2. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và NLĐ là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước.

3. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Yêu cầu của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của Thủ trưởng cơ quan và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan.

2. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức và NLĐ và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.

Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan

1. Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động.

2. Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới. Cuối năm, Thủ trưởng cơ quan  phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan tại hội nghị công chức, viên chức và NLĐ quy định tại Điều 5 Quy chế này.

3. Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với công chức, viên chức và NLĐ thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và NLĐ và Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 Ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và NLĐ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.   

4. Tổ chức thực hiện kê khai tài sản theo Nghị định.

5. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của công chức, viên chức. Khi công chức, viên chức và NLĐ đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

6. Thông báo công khai để công chức, viên chức và NLĐ biết những việc được biết tại Điều 7 của Quy chế này.

7. Ban hành quy chế quản lý tài sản công trong cơ quan bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan tại Điều 7 và Điều 9 của Quy chế này, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.

10. Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công chức, viên chức và NLĐ và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

11. Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và người có hành vi trả thù, trù dập công chức, viên chức và NLĐ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung chi tiết Quy chế tại tập tin đính kèm./.

Tập tin đính kèm:
TÔN THẤT NIỆM - VPS
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.290.932
Truy câp hiện tại 17.493